Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại VCB

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh phú tài (Trang 51 - 59)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ TÀI

2.2.1. Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại VCB

Căn cứ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước về việc yêu cầu các tổ chức tín dụng phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng; Căn cứ vào nhu cầu quản lý nội bộ của VCB; Căn cứ yêu cầu của các tổ chức đối tác của VCB; Tháng 11 năm 2008, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam bắt đầu triển khai xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo điều 7 của quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước. Đến tháng 10 năm 2009, VCB đã đưa ra sản phẩm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp dạng văn bản và dạng phần

h

mềm. Sản phẩm dạng văn bản bao gồm các bộ chỉ tiêu đã được hoàn tất, một loạt các quy định, quy trình kèm theo như: chính sách dự phòng rủi ro, quy định về hệ thống, quy trình về xếp hạng tín dụng, quy định về phân loại nợ, quy định về đảm bảo tín dụng. Sản phẩm dạng phần mềm bao gồm hệ thống chấm điểm trên web tập trung và được chuyển hóa hàng trăm bảng tham số vào phần mềm, hệ thống báo cáo khai thác trực tuyến và theo phân cấp. VCB áp dụng chính thức hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp từ quý 3 năm 2009. Sau nửa năm thực hiện xếp hạng và so sánh kết quả, VCB đã chỉnh sửa lại các quy định và quy trình của hệ thống xếp hạng tín dụng để nó được hoàn thiện hơn. Hiện tại, VCB Phú Tài tiến hành xếp hạng tín dụng doanh nghiệp theo quyết định số 117/QĐ-VCB.CSTD về việc ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ngày 17 tháng 03 năm 2010 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Một số nội dung quan trọng như:

a. Quy định v đối tượng áp dng [1]

Các khách hàng là doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với VCB hoặc là doanh nghiệp tiềm năng chưa có quan hệ tín dụng với VCB.

Trong đối tượng khách hàng doanh nghiệp chia làm 3 loại: doanh nghiệp thông thường (là doanh nghiệp đã có báo cáo tài chính đủ hai năm kể từ khi có doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh và hiện đang có quan hệ tín dụng với VCB); khách hàng doanh nghiệp mới thành lập (là doanh nghiệp chưa có báo cáo tài chính đủ hai năm kể từ khi có doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, không có báo cáo tài chính); doanh nghiệp tiềm năng (là doanh nghiệp chưa từng có quan hệ tín dụng với VCB hoặc đã từng có quan hệ tín dụng với VCB nhưng có thời gian gián đoạn quan hệ tín dụng trên một năm tính đến thời điểm đánh giá).

b. Quy định v cu trúc h thng [1]

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ có cấu trúc riêng biệt đối với

h

ba nhóm đối tượng khách hàng chính bao gồm: khách hàng doanh nghiệp;

khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh; định chế tài chính. Tuy nhiên như đã đề cập ở trên, luận văn chỉ nghiên cứu đến đối tượng là khách hàng doanh nghiệp.

Thang điểm tối đa đối với mỗi khách hàng là 100, được chia cho bộ chỉ tiêu tài chính và bộ chỉ tiêu phi tài chính theo tỷ trọng nhất định. Trên cơ sở tổng điểm từ các chỉ tiêu, khách hàng được xếp loại vào một trong 16 hạng đối với khách hàng doanh nghiệp.

Kết cấu và tỷ trọng điểm của các bộ chỉ tiêu như sau:

+ Mỗi bộ chỉ tiêu (tài chính và phi tài chính) có một số chỉ tiêu cụ thể (chỉ tiêu cấp 1). Mỗi chỉ tiêu cấp 1 có trọng số tính điểm cụ thể. Tổng trọng số tính điểm của các chỉ tiêu cấp 1 phải bằng 100% trọng số tính điểm của bộ chỉ tiêu đó.

+ Mỗi chỉ tiêu cấp 1 có một số chỉ tiêu cấp 2. Mỗi chỉ tiêu cấp 2 có trọng số tính điểm cụ thể. Tổng trọng số tính điểm của các chỉ tiêu cấp 2 phải bằng 100% trọng số tính điểm của chỉ tiêu cấp 1 tương ứng đó.

+ Mỗi chỉ tiêu cấp 2 có một số khoảng giá trị để chấm điểm khách hàng, được xác định trên cơ sở số liệu thống kê và đánh giá của ngân hàng đối với tất cả các khách hàng cùng loại về chỉ tiêu này, được đánh giá từ mức nhỏ (xấu) nhất đến mức lớn (tốt) nhất. Tương ứng với mỗi khoảng giá trị này là số điểm đạt được của khách hàng theo chỉ tiêu.

+ Tùy theo mức độ quan trọng, giữa các chỉ tiêu và nhóm chỉ tiêu sẽ có trọng số khác nhau. Trọng số của mỗi chỉ tiêu phụ thuộc vào đặc thù riêng có của mỗi ngành/nhóm ngành kinh tế và loại hình sở hữu doanh nghiệp.

c. Quy định v thi hn chm đim [1]

Đối với những doanh nghiệp thuộc thẩm quyền Chi nhánh quản lý thì thời hạn chấm điểm chậm nhất là ngày cuối cùng tháng thứ hai của quý sau.

h

Đối với những doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của Phòng quản lý rủi ro tín dụng Trung ương thì thời hạn chi nhánh nhập thông tin để chấm điểm chậm nhất là ngày 15 tháng thứ hai của quý sau và Phòng quản lý rủi ro tín dụng Trung ương sẽ rà soát lại thông tin chậm nhất ngày cuối cùng tháng thứ hai của quý sau.

d. Quy định v nguyên tc chm đim [1]

+ Đối với khách hàng doanh nghiệp thông thường: Hết thời hạn chấm điểm xếp hạng tín dụng hàng quý theo quy định, các khách hàng không được chấm điểm hoặc không chấm điểm đầy đủ các chỉ tiêu sẽ bị giảm trừ một số hạng tương ứng theo nguyên tắc:

— Không nhập báo cáo tài chính năm gần nhất của khách hàng tại các quý đánh giá trừ quý đánh giá là quý 4 sẽ bị giảm trừ 02 hạng từ kết quả xếp hạng tín dụng tại lần chấm điểm đó.

— Không nhập báo cáo tài chính hai năm gần nhất của khách hàng tại các quý đánh giá trừ quý đánh giá là quý 4 thì kết quả xếp hạng tín dụng tại lần chấm điểm đó sẽ bị hạng thấp nhất.

— Không lựa chọn nhập chỉ tiêu nào trong phần thông tin phi tài chính thì chỉ tiêu đó sẽ bị điểm tối thiểu.

+ Đối với khách hàng doanh nghiệp tiềm năng và doanh nghiệp mới thành lập: nguyên tắc chấm điểm là không lựa chọn nhập chỉ tiêu nào trong phần thông tin phi tài chính thì chỉ tiêu đó sẽ bị điểm tối thiểu.

e. Quy định v mô hình chm đim [1]

Mô hình chấm điểm đối với khách hàng là doanh nghiệp mới thành lập, chi tiết theo Phụ lục 01.

Mô hình chấm điểm đối với khách hàng là doanh nghiệp thông thường và doanh nghiệp tiềm năng là giống nhau, chi tiết theo Phụ lục 02.

h

f. Quy định v cách xác định ngành ngh, lĩnh vc kinh doanh ca khách hàng [1]

Các doanh nghiệp có quy mô từ 6 đến 32 điểm (là doanh nghiệp thông thường) được chia theo 52 nhóm ngành kinh tế. Mỗi nhóm ngành kinh tế có một bộ chỉ tiêu chấm điểm riêng. Doanh nghiệp thuộc nhóm ngành kinh tế nào sẽ sử dụng bộ chỉ tiêu của nhóm ngành kinh tế đó để chấm điểm.

Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn 6 điểm (là doanh nghiệp siêu nhỏ) được chia theo 05 ngành (ngành nông, lâm, ngư nghiệp, ngành sản xuất chế biến, ngành xây dựng, ngành thương mại và ngành dịch vụ vận tải). Các bộ chỉ tiêu khác nhau sẽ khác nhau về danh mục các chỉ tiêu cũng như khác nhau về bộ giá trị chuẩn-thang điểm và trọng số của mỗi chỉ tiêu.

Chi tiết về bảng đối chiếu 52 nhóm ngành kinh tế đối với các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ được nêu cụ thể trong Phụ lục 03.

g. Quy định v cách xác định quy mô [1]

Điểm quy mô bằng tổng điểm 4 chỉ tiêu: vốn chủ sở hữu (sử dụng tài khoản 411 – vốn đầu tư của chủ sở hữu trong báo cáo tài chính); số lượng lao động, doanh thu thuần, tổng tài sản. Các thông tin từ doanh nghiệp sẽ so sánh với bộ giá trị chuẩn của ngành để tính điểm. Quy mô lớn: từ 22 đến 32 điểm;

Quy mô trung bình: từ 12 đến 21 điểm; Quy mô nhỏ: từ 6 đến 11 điểm; Quy mô siêu nhỏ: dưới 6 điểm. Trường hợp doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ sẽ sử dụng bộ chỉ tiêu doanh nghiệp siêu nhỏ để chấm điểm xếp hạng tín dụng.

Cách xác định quy mô doanh nghiệp cụ thể theo Phụ lục 04.

h. Quy định v ni dung ch tiêu tài chính [1]

Có 04 nhóm chỉ tiêu tài chính:

- Nhóm chỉ tiêu thanh khoản: khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời (không áp dụng chỉ tiêu này với doanh nghiệp siêu nhỏ).

h

- Nhóm chỉ tiêu hoạt động: vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, hiệu suất sử dụng tài sản cố định (không áp dụng chỉ tiêu này với doanh nghiệp siêu nhỏ).

- Nhóm chỉ tiêu cân nợ: tổng nợ phải trả/tổng tài sản; nợ dài hạn/vốn chủ sở hữu (không áp dụng chỉ tiêu này đối với doanh nghiệp siêu nhỏ).

- Nhóm chỉ tiêu thu nhập: lợi nhuận gộp/doanh thu thuần (không áp dụng chỉ tiêu này đối với doanh nghiệp siêu nhỏ); lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần; lợi nhuận sau thuế /vốn chủ sở hữu; lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản bình quân; lợi nhuận trước thuế và lãi vay/lãi vay phải trả (không áp dụng chỉ tiêu này với doanh nghiệp siêu nhỏ).

Mỗi nhóm này có tỷ trọng riêng phụ thuộc vào nhóm ngành kinh tế và tổng tỷ trọng của các nhóm trong phần tài chính là 100%. Mỗi nhóm này lại bao gồm các chỉ tiêu khác nhau, mỗi chỉ tiêu có giá trị chuẩn - thang điểm và tỷ trọng riêng. Tổng tỷ trọng của các chỉ tiêu bằng tỷ trọng của nhóm chỉ tiêu.

Mỗi chỉ tiêu sẽ có 10 giá trị chuẩn, các giá trị này phụ thuộc vào quy mô hoạt động doanh nghiệp) và điểm số cho mỗi giá trị chuẩn từ thấp đến cao là 10 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90, 100. Bên cạnh đó, mỗi chỉ tiêu sẽ có tỷ trọng cụ thể phụ thuộc vào mức độ quan trọng của chỉ tiêu, phụ thuộc vào ngành kinh tế mà doanh nghiệp hoạt động.

Tổng điểm tài chính = ∑(điểm từng chỉ tiêu tài chính) x (trọng số của từng chỉ tiêu đó).

k. Quy định v ni dung ch tiêu phi tài chính [1]

Các chỉ tiêu phi tài chính được chia thành các nhóm chỉ tiêu:

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng (A) - Nhóm chỉ tiêu phản ánh trình độ quản lý và môi trường nội bộ (B) - Nhóm chỉ tiêu phản ánh quan hệ với ngân hàng (C)

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng tới ngành (D)

h

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp (E)

Mỗi nhóm chỉ tiêu sẽ bao gồm các chỉ tiêu khác nhau, số lượng, giá trị chuẩn và tỷ trọng của các chỉ tiêu phụ thuộc vào ngành kinh tế mà doanh nghiệp đang hoạt động và đối tượng khách hàng là doanh nghiệp thông thường hay tiềm năng.

Tỷ trọng của các nhóm chỉ tiêu phi tài chính cụ thể theo Phụ lục 05.

Tổng điểm phi tài chính = ∑(điểm từng chỉ tiêu tài chính) x (trọng số của từng chỉ tiêu đó) x (trọng số nhóm chỉ tiêu lớn).

l. Quy định v tng hp đim [1]

Đối với doanh nghiệp thông thường và tiềm năng:

Trường hợp báo cáo tài chính không được kiểm toán thì tổng điểm xếp hạng sẽ bị mất 5% x điểm tài chính.

Tổng điểm = (Điểm của phần tài chính x tỷ trọng của phần tài chính x 30% hoặc 35%) + (điểm của phần phi tài chính x tỷ trọng của phần phi tài chính x 65%).

Bng 2.4. T trng tng phn trong tng đim xếp hng ca doanh nghip thông thường và tim năng

Chỉ tiêu

Thông tin tài chính không được kiểm

toán

Thông tin tài chính được kiểm toán

Phần chỉ tiêu tài chính 30% 35%

Phần chỉ tiêu phi tài chính 65% 65%

(Nguồn: Quyết định 117/QĐ-VCB.CSTD ngày 17/03/2010) Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ:

Tổng điểm = (Điểm của phần tài chính x tỷ trọng của phần tài chính x 25% hoặc 30%) + (điểm của phần phi tài chính x tỷ trọng của phần phi tài

h

chính x 70% x hệ số rủi ro).

Trong đó, hệ số rủi ro đối với doanh nghiệp siêu nhỏ cụ thể theo Phụ lục 06.

Đối với doanh nghiệp mới thành lập:

Tổng điểm = tổng điểm tình hình kinh doanh x hệ số rủi ro 1 x hệ số rủi ro 2.

Trong đó, tình hình kinh doanh gồm 4 có nhóm chỉ tiêu: rủi ro liên quan đến vận hành doanh nghiệp, khả năng suy giảm phương án kinh doanh, rủi ro thị trường, rủi ro từ yếu tố tài chính của phương án kinh doanh. Hệ số rủi ro 1 và 2 gồm các chỉ tiêu: lý lịch tư pháp của các lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp và các sự kiện bất thường có ảnh hưởng đến tính khả thi của phương án.

m. Quy định v thang đim xếp hng [1]

Dựa trên điểm đạt được, khách hàng được xếp vào một trong 16 nhóm khách hàng, cụ thể theo Phụ lục 06.

n. Đánh giá h thng xếp hng tín dng doanh nghip ti VCB Phú Tài Về mô hình, được sử dụng nhiều ở Việt Nam và trên thế giới. Tuy nhiên kết quả sẽ phụ thuộc nhiều vào xác định các chỉ tiêu và trọng số từng chỉ tiêu.

Nhìn chung hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của VCB có những ưu điểm nổi trội hơn so với các ngân hàng khác là: nhóm hạng khách hàng được chia thành 16 nhóm là tương đối đa dạng và cụ thể; đối tượng khách hàng doanh nghiệp được chia thành nhiều nhóm trong đó có cả những doanh nghiệp chưa quan hệ với VCB hoặc mới thành lập, nhóm ngành được phân loại cụ thể với 52 ngành khác nhau, quy mô doanh nghiệp được xác định dựa trên 4 tiêu chí và có bảng chấm điểm chi tiết từng chỉ tiêu, chỉ tiêu về dòng tiền được đưa vào chỉ tiêu tài chính để chấm điểm, số lượng chỉ tiêu phi

h

tài chính và các yếu tố khác nhiều gấp đôi so với ngân hàng khác, có trọng số dành cho từng chỉ tiêu, có ưu tiên về điểm đối với những doanh nghiệp có báo cáo tài chính được kiểm toán.

Nhìn chung, sau một thời gian triển khai, kết quả xếp hạng cho thấy hệ thống xếp hạng có tính khả thi và mang lại kết quả tốt.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh phú tài (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)