CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ TÀI
2.2.2. Nội dung công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại VCB Phú Tài
a. Tổ chức công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
Hiện tại hội sở chính của VCB chịu trách nhiệm soạn thảo quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng, đưa ra các quy định cụ thể để hướng dẫn các Chi nhánh thực hiện. Hiện tại các chi nhánh thực hiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp dựa vào quyết định số 117/QĐ-VCB.CSTD ngày 17/03/2010 của Tổng giám đốc ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Hiện tại VCB Phú Tài đã thực hiện công tác xếp hạng đúng theo các quy trình và quy định do VCB đưa ra.
Các hệ thống chỉ tiêu và quy định liên quan đều được cập nhập vào phần mềm trực tuyến xếp hạng tín dụng có cấu trúc phân quyền để sử dụng hệ thống tạo sự tiện lợi khi tiến hành xếp hạng và quản lý tập trung. Lần đầu tiên cán bộ quản lý nợ cũng được đưa vào để tiến hành xếp hạng tạo sự khách quan trong kết quả xếp hạng vì nếu chỉ để cán bộ phòng khách hàng thực hiện tất cả các khâu từ đầu đến cuối thì kết quả sẽ không khách quan, dễ mang tính chủ quan và không chính xác. Hiện tại VCB đã tạo ra một phần mềm mới cho phép xuất ra dữ liệu phi tài chính nhóm 3 và nhóm 4 dựa trên báo cáo tài chính doanh nghiệp nhưng phải được kiểm toán và làm đúng mẫu do VCB đưa ra và các phương pháp tính toán do VCB ấn định theo kiểm toán. Phương thức thực hiện như sau: cán bộ quản lý nợ quét (scan) toàn bộ báo cáo tài chính của khách hàng dựa trên việc chạy phần mềm và hệ thống phần mềm sẽ
h
tự xử lý và đưa ra kết quả. Ưu điểm: chính xác và nhanh chóng. Nhược điểm:
chỉ áp dụng được đối với những doanh nghiệp lớn có báo cáo tài chính được kiểm toán còn những doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có điều kiện thực hiện báo cáo tài chính được kiểm toán thì chưa áp dụng được. Tuy nhiên, VCB đang tiến hành điều chỉnh và bổ sung thêm chức năng của phần mềm chương trình trên để có thể áp dụng được đối với tất cả các báo cáo tài chính.
Định kỳ hàng quý chi nhánh tổ chức các buổi hội thảo để phổ biến quy trình đang áp dụng và nâng cao kiến thức cho các cán bộ có liên quan, giải quyết những vướng mắc và đưa ra các giải pháp để thực hiện công tác xếp hạng được tốt hơn và chính xác hơn. Tuy nhiên vì theo quy định của Trung Ương, việc chấm điểm xếp hạng được tiến hành theo quý nên đôi khi dẫn đến kết quả xếp hạng chưa chính xác đối với những doanh nghiệp hoạt động mang tính thời vụ hoặc những doanh nghiệp thay đổi thông tin liên tục.
Kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh, chi nhánh chịu trách nhiệm về thông tin đầu vào và các thanh toán viên, kiểm soát viên đều được quản lý theo mã truy cập.
b. Thu thập và xử lý thông tin
Đây là nội dung khá quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến kết quả công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng. Nếu thông tin thu thập được chính xác, đầy đủ thì ngân hàng mới có thể đánh giá đúng khách hàng.
Trong quá trình thu thập thông tin ở VCB Phú Tài cán bộ tín dụng sẽ quan tâm đầu tiên là hồ sơ pháp lý (đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế, quyết định bổ nhiệm giám đốc, quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng, điều lệ hoạt động của công ty, uỷ quyền của hội đồng quản trị cho người khác ký các giấy tờ giao dịch, biên bản họp hội đồng thành viên, quy chế quản lý tài chính nếu có, hồ sơ giới thiệu năng lực khách hàng), hồ sơ tài chính (báo cáo tài chính ba năm gần nhất gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và
h
bảng lưu chuyển tiền tệ). Ngoài ra, cán bộ còn thu thập thêm các thông tin định vị khách hàng như quy mô, ngành nghề, loại hình sở hữu, loại khách hàng, mã gắn với khách hàng (cif), số lượng lao động, kết quả xếp hạng tín dụng kỳ trước, địa chỉ, dư nợ hiện tại và những thông tin phi tài chính từ nhiều nguồn khác nhau như: từ ngân hàng khác, từ nhà cung cấp nguyên liệu, hoặc từ những đối thủ cạnh tranh. Từ những thông tin đó cán bộ tín dụng sẽ tiến hành kiểm tra số liệu trên các báo cáo tài chính và báo cáo nhanh, yêu cầu khách hàng điều chỉnh nếu thấy cần thiết, sàng lọc những thông tin có giá trị và chính xác nhất. Đối với những khách hàng thuộc thẩm quyền chấm điểm của Phòng quản lý rủi ro tín dụng Hội sở chính thì Phòng khách hàng gửi một bộ hồ sơ liên quan nêu trên cho Phòng quản lý rủi ro tín dụng Hội sở chính.
Trong quá trình thu thập thông tin vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như:
đối với các công ty nhỏ và vừa, siêu nhỏ hoặc những công ty mang tính chất gia đình, tự quản lý thì khi được yêu cầu cung cấp báo cáo nhanh họ thường bị động và nộp chậm trễ, đôi khi số liệu cung cấp là ảo, không chính xác. Vì vậy công tác chấm điểm xếp hạng đối với những công ty này rất khó chính xác và không đúng thời hạn. Ngoài ra, một số thông tin phi tài chính do hệ thống đưa ra mang nặng tính chất đánh giá cảm tính của cán bộ tín dụng ví dụ như: quan hệ của ban lãnh đạo với cơ quan chủ quản, với các cấp bộ ngành có liên quan làm cho kết quả đánh giá đôi khi chưa thật sự chính xác đối với tất cả các khách hàng.
c. Tiến hành xếp hạng và đưa ra kết quả
Sau khi thực hiện thu thập và xử lý thông tin, cán bộ tín dụng và cán bộ quản lý nợ tiến hành nhập thông tin vào hệ thống. Quá trình tiến hành xếp hạng và đưa ra kết quả được thực hiện qua các khâu như sau:
Thứ nhất, nhập thông tin định vị, thông tin tài chính:
Căn cứ vào các thông tin đã thu thập, cán bộ tín dụng (Phòng khách
h
hàng) lập mẫu – Thông báo thông tin định vị khách hàng và chuyển sang bộ phận quản lý nợ kèm theo các hồ sơ đã thu thập được như: báo cáo tài chính, các thông tin định vị, các thông tin khác (nếu có).
Căn cứ thông báo tác nghiệp của Phòng khách hàng, cán bộ quản lý nợ nhập các thông tin định vị và thông tin tài chính của khách hàng vào hệ thống xếp hạng tín dụng.
Căn cứ các thông tin do cán bộ quản lý nợ nhập, kiểm soát viên Phòng kế toán – thanh toán và dịch vụ thực hiện phê duyệt thông tin.
Thứ hai, nhập thông tin phi tài chính:
Sau khi việc nhập thông tin định vị, thông tin tài chính được phê duyệt, cán bộ quản lý nợ nhập thông tin phi tài chính tại hai nhóm chỉ tiêu – nhóm 3 và nhóm 4 vào hệ thống xếp hạng. Căn cứ các thông tin do cán bộ quản lý nợ nhập, kiểm soát viên Phòng kế toán – thanh toán và dịch vụ thực hiện phê duyệt thông tin trên. Một số chỉ tiêu phi tài chính nhóm 3 và 4 khó xác định cụ thể và chính xác thông qua phương thức tính toán của cán bộ như: tỷ trọng số dư tiền gửi bình quân tại VCB, tỷ trọng doanh số chuyển qua VCB trong tổng doanh thu (trong 12 tháng qua) so với tỷ trọng dư nợ bình quân tại VCB trong tổng dư nợ bình quân của doanh nghiệp trong 12 tháng qua, tỷ trọng doanh số tiền về tài khoản VCB so với doanh số cho vay tại VCB trong 12 tháng qua, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, luồng tiền thuần trong kỳ, ROE bình quân trong 3 năm gần đây và một số chỉ tiêu khác. Hiện nay VCB đã có chương trình phần mềm mới có thể xuất các chỉ tiêu phi tài chính nhóm 3 và nhóm 4 sau khi bộ phận quản lý nợ scan báo cáo tài chính của khách hàng vào chương trình. Kết quả của chương trình này rất chính xác và được thực hiện nhanh chóng, tuy nhiên nó đòi hỏi đơn vị phải thực hiện báo cáo tài chính thông qua kiểm toán và theo mẫu do VCB ấn định. Hình thức này chỉ áp dụng tốt đối với những doanh nghiệp có thực hiện kiểm toán
h
hằng năm, còn những doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa hoặc doanh nghiệp mang tính chất gia đình thì hầu như chưa áp dụng được vì họ không có báo cáo tài chính có kiểm toán. Tuy nhiên VCB đang khuyến khích tất cả khách hàng thực hiện báo cáo tài chính có kiểm toán và sẽ có chính sách ưu đãi hơn với những khách hàng này.
Sau khi thông tin phi tài chính tại hai nhóm chỉ tiêu – nhóm 3 và nhóm 4 được duyệt, cán bộ tín dụng (Phòng khách hàng) nhập tiếp thông tin phi tài chính tại hai nhóm chỉ tiêu – nhóm 1 và nhóm 2 vào hệ thống xếp hạng. Căn cứ các thông tin do cán bộ tín dụng nhập, kiểm soát viên Phòng khách hàng thực hiện phê duyệt thông tin trên.
Thứ ba, tính điểm xếp hạng khách hàng:
Sau khi kiểm soát viên Phòng khách hàng và Phòng kế toán – thanh toán và dịch vụ hoàn thành việc phê duyệt các thông tin do các cán bộ nhập, cán bộ tín dụng thực hiện tính điểm. Trên hệ thống sẽ xuất hiện điểm của khách hàng, các hạng được xếp tương ứng với mức điểm đó và được phân theo từng nhóm nợ. Cụ thể: Nhóm 1 gồm các hạng: AA, AA+, AA, A+, A.
Nhóm 2 gồm: BBB, BB+, BB, B+. Nhóm 3 gồm: B, CCC, CC+, CC, C+.
Nhóm 4 gồm: C. Nhóm 5 gồm: D. Sau khi có điểm, cán bộ tín dụng tiến hành lưu điểm.
Đối với khách hàng thuộc thẩm quyền chấm điểm của Phòng quản lý rủi ro tín dụng của hội sở chính, kiểm soát viên Phòng khách hàng thực hiện đẩy duyệt cho Phòng quản lý rủi ro tín dụng của hội sở chính và Phòng quản lý rủi ro tín dụng của hội sở chính sẽ tiến hành tính điểm và lưu điểm.
Kết quả xếp hạng tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ nợ xấu và lợi nhuận của chi nhánh nên để giảm bớt rủi ro trong trường hợp các chi nhánh muốn giảm tỷ lệ nợ xấu thì Hội sở chính VCB đã cấp mã truy cập riêng cho từng cán bộ để dễ dàng quản lý và kiểm soát. Tất cả các cán bộ truy cập vào
h
hệ thống xếp hạng tín dụng này đều được quản lý theo mã truy cập và hệ thống có thể hiển thị tất cả các công việc mà từng cán bộ đã thực hiện trong lịch sử kể cả việc chấm điểm, xếp hạng và sửa đổi, điều chỉnh kết quả xếp hạng tín dụng. Ngoài ra, Hội sở chính đưa ra quy định, các chi nhánh phải chịu trách nhiệm về thông tin đầu vào của mình để nâng cao tinh thần trách nhiệm của chi nhánh trong khâu sàng lọc và xử lý thông tin đầu vào, giảm rủi ro cho ngân hàng.
Thứ tư, lưu giữ hồ sơ:
Phòng quản lý nợ lưu giữ hồ sơ gồm: Thông báo thông tin định vị khách hàng, báo cáo tài chính khách hàng, các hồ sơ liên quan đến xác định thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng. Phòng quản lý rủi ro tín dụng của hội sở chính giữ thông báo phê duyệt giới hạn tín dụng của khách hàng và các hồ sơ chi nhánh đã gửi lên.
Một ví dụ cụ thể về bảng tổng hợp điểm của một khác hàng đã được VCB Phú Tài xếp hạng: chi tiết theo Phụ lục 07.
d. Sử dụng kết quả xếp hạng
Kết quả xếp hạng góp phần rất đáng kể trong việc sàng lọc và phân loại khách hàng, từ đó giúp cho ngân hàng giảm được tỷ lệ rủi ro tín dụng trong mức cho phép. Ngoài ra nó còn được sử dụng để xác định mức giới hạn tín dụng tối đa cho từng khách hàng, áp dụng mức lãi suất cho vay, các quy định về tài sản bảo đảm. Nhìn chung, kết quả xếp hạng được sử dụng để xem xét cấp tín dụng, xây dựng chính sách khách hàng, phân loại nợ và quản lý rủi ro theo danh mục khách hàng.
Dựa vào kết quả xếp hạng chi nhánh sẽ ra quyết định có cho vay khách hàng đó hay không. Nếu khách hàng xếp hạng từ A trở lên thì chi nhánh xem xét thêm các yếu tố khác kèm theo để xét duyệt cho vay, còn những khách hàng xếp hạng từ A trở xuống thì chi nhánh từ chối cho vay hoặc xem xét các
h
điều kiện khác kèm theo để hạn chế mức vay hoặc yêu cầu tăng tài sản bảo đảm tùy trong từng trường hợp cụ thể.
Ngoài ra kết quả xếp hạng còn giúp chi nhánh xây dựng chính sách khách hàng phù hợp, cụ thể như: đối với những khách hàng có xếp hạng AAA mà có doanh số chuyển tiền về VCB chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu thì sẽ được hưởng mức lãi suất ưu đãi hoặc được tham gia các gói sản phẩm ưu đãi. Khách hàng có xếp hạng từ AA trở lên hoặc những khách hàng có xếp hạng tốt sẽ được xem xét mở rộng hạn mức và tăng giới hạn tín dụng tùy theo từng trường hợp cụ thể và ngược lại đối với những doanh nghiệp có xếp hạng không tốt thì VCB sẽ xem xét giảm dần hạn mức và sẽ điều chỉnh giảm dần giới hạn tín dụng trong điều kiện cho phép đồng thời yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
Bên cạnh đó, kết quả xếp hạng tín dụng còn dùng để xác định tỷ lệ tài sản đảm bảo của doanh nghiệp, cụ thể: đối với khách hàng được xếp hạng AAA, AA+, AA, A+ thì sẽ được ưu tiên cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Nhóm khách hàng được xếp hạng BBB, BB+ thì yêu cầu tỷ lệ tài sản bảo đảm trên 20% trên tổng dư nợ vay (không tính phần dư nợ cho vay tài sản hình thành từ vốn vay). Nhóm khách hàng được xếp hạng BB, B+ thì yêu cầu tỷ lệ tài sản bảo đảm trên 30%. Nhóm khách hàng được xếp hạng B, CCC thì yêu cầu tỷ lệ tài sản bảo đảm trên 40%. Nhóm khách hàng được xếp hạng CC+, CC, C+ thì yêu cầu tỷ lệ tài sản bảo đảm trên 70%. Nhóm khách hàng được xếp hạng C thì yêu cầu tỷ lệ tài sản bảo đảm trên 100%. Nhóm khách hàng được xếp hạng D thì không cấp tín dụng.
Dữ liệu đưa vào hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là rất phong phú và thuộc nhiều loại trường thông tin khác nhau liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như của khoản cấp tín dụng. Hơn nữa, chương trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp được VCB thiết lập trên nền
h
tảng công nghệ tin học cao, cho phép chiết xuất, quản lý các trường thông tin theo từng danh mục yêu cầu và đưa ra hệ thống báo cáo hiệu quả: báo cáo dư nợ theo khách hàng, theo ngành kinh tế, theo chi nhánh, báo cáo phân loại nợ tự động cuối ngày, báo cáo về xu thế chuyển nhóm nợ, báo cáo chỉ số trung bình ngành.
Kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp còn được dùng để hỗ trợ công tác báo cáo ngành, cung cấp thông tin hữu ích theo nhiều chiều để thực hiện các báo cáo ngành, phục vụ công tác phê duyệt cho vay và quản trị rủi ro.
Kết quả xếp hạng tín dụng còn dùng để xây dựng kế hoạch tín dụng cho chi nhánh trên nguyên tắc ưu tiên phân bổ vốn vào những ngành, lĩnh vực, khách hàng có mức rủi ro thấp.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho khách hàng: dựa trên kết quả xếp hạng, cán bộ có thể hỗ trợ khách hàng xây dựng kế hoạch kinh doanh và tư vấn cho khách hàng để cải thiện tình hình kết quả xếp hạng tín dụng.
Kết quả xếp hạng sẽ được dùng phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quyết định số 555/QĐ-VCB.CN ngày 01 tháng 12 năm 2010 của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng ban hành.
e. Kiểm soát, đánh giá và điều chỉnh
Kết quả sẽ được kiểm soát lại thông qua việc kiểm tra xem kết quả xếp hạng có thực sự chính xác đối với từng khách hàng hay không. Thông thường cán bộ tín dụng sẽ nắm rõ thông tin này trước tiên, nếu khách hàng được xếp loại tốt nhưng lại phát sinh nợ xấu thì cán bộ tín dụng xem xét kỹ lại nguyên nhân của việc đánh giá sai về khách hàng đó là do đâu, nguyên nhân chủ quan hay khách quan, các chỉ tiêu chấm điểm có sơ suất gì trong quá trình chấm hay không. Nếu nguyên nhân do hệ thống chỉ tiêu chưa chuẩn hoặc các tỷ
h