Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh phú tài (Trang 47 - 50)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ TÀI

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian

Suy thoái kinh tế toàn cầu 2008 -2012 là cuộc suy thoái kinh tế và suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế diễn ra đồng thời ở nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới. Nó có nguồn gốc từ suy thoái kinh tế Hoa Kỳ cuối thập niên 2000 và khủng hoảng tài chính 2007-2010. Mức độ và quy mô của đợt suy thoái này lớn đến mức nhiều người gọi nó là Đại suy thoái. Đối mặt với khủng hoảng đang hoành hành, chính phú các nước trên thế giới lần lượt tung ra hàng loạt các biện pháp ứng cứu nền kinh tế.

Cũng như nhiều nước khác, nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp lao đao, khốn khó, thị trường hàng xuất khẩu bị giảm sút, nhu cầu tiêu dùng giảm, thị trường bất động sản bị đóng băng. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh của các ngân hàng thương mại nói chung, ngân hàng VCB Phú Tài nói riêng. Song với mục tiêu duy trì ổn định và phát triển, VCB Phú Tài đã nổ lực hết sức để đảm bảo hiệu quả hoạt động trong kinh doanh và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Chi tiết số liệu hoạt động kinh doanh:

Bng 2.1. Kết qu hot động kinh doanh ca VCB Phú Tài t năm 2010 đến 2012

Đơn vị tính: Tỷ đồng Tăng trưởng (%) T

T Chỉ tiêu 2010 2011 2012

2011/2010 2012/2011

1 Huy động vốn 252 376 500 49% 33%

2 Dư nợ 1357 1750 1900 29% 8,5%

3 Lợi nhuận trước thuế 12 44 50 267% 13,6%

(Nguồn: Phòng Kế toán – Thanh toán – Dịch vụ - VCB Phú Tài)

h

Từ năm 2010 đến 2012, huy động vốn, dư nợ và lợi nhuận trước thuế tăng qua các năm. Trong đó, các chỉ tiêu trên tăng vượt bậc vào năm 2011. Số liệu năm 2012 có tăng so với năm 2011 nhưng mức tăng trưởng lại không cao. Nguyên nhân, do bị tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, các doanh nghiệp kinh doanh khó khăn, huy động vốn từ dân cư bị ảnh hưởng, nguồn thu từ các dịch vụ thấp dẫn đến lợi nhuận của chi nhánh không cao.

Tuy nhiên, trong điều kiện tình hình kinh tế khó khăn như năm 2012 mà chi nhánh kinh doanh vẫn có lãi, điều này thể hiện một sự nổ lực và cố gắng hết mình của Ban lãnh đạo chi nhánh và toàn thể nhân viên.

Bng 2.2. Tình hình hot động tín dng ca Chi nhánh t năm 2010 đến 2012

Đơn vị tính: tỷ đồng Tăng trưởng (%)

Chỉ tiêu Năm

2010

Năm 2011

Năm

2012 2011/2010 2012/2011

Tổng dư nợ vay 1357 1750 1900 29% 8,5%

Phân theo kỳ hạn - Ngắn hạn

- Trung, dài hạn

1080 277

1470 280

1600 300

36%

1%

8,8%

7%

Phân theo đối tượng KH - Cho vay doanh nghiệp - Cho vay cá thể, HGĐ

1157 200

1450 300

1488 412

25%

50%

2,6%

37%

Tổng dư nợ xấu 3,5 5,6 10 60% 78%

Dư nợ xấu doanh nghiệp 2,5 4 8 60% 100%

Tỷ lệ dư nợ xấu/tổng dư nợ vay

0,25% 0,32% 0,52% 28% 62,5%

(Nguồn: Phòng Kế toán – Thanh toán – Dịch vụ - VCB Phú Tài)

h

Qua số liệu bảng 2.2 cho thấy trong những năm gần đây dư nợ tín dụng của Chi nhánh tăng đều qua các năm. Trong đó, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với cho vay cá thể, hộ gia đình; cho vay ngắn hạn luôn chiếm ưu thế hơn cho vay trung, dài hạn. Tổng dư nợ xấu năm 2012 tăng mạnh so với các năm trước (nhưng vẫn nằm trong mức mà Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam quy định), trong đó dư nợ xấu doanh nghiệp chiếm hơn một nửa so với dư nợ xấu cá thể, hộ gia đình. Điều này cũng hợp lý vì ngân hàng có các quy định cho vay không bảo đảm đối với doanh nghiệp nên hầu như các giá trị tài sản thế chấp của doanh nghiệp có giá trị thấp hơn dư nợ vay, điều này dễ tạo tâm lý cho doanh nghiệp dùng tiền vay không đúng mục đích vay, thích vay nhiều và khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh không trả được nợ thì rủi ro cho ngân hàng là khá cao. Đối với cho vay cá thể, ngân hàng có quy định phải thế chấp tài sản bảo đảm khi vay, tài sản thế chấp ưu tiên là bất động sản. Hạn chế cho vay đảm bảo một phần hoặc không bảo đảm trừ trường hợp giải quyết cho vay lương cán bộ công nhân viên và cán bộ quản lý điều hành có nguồn thu nhập ổn định. Vì vậy, khi khách hàng không trả được nợ, ngân hàng vẫn có khả năng xử lý khoản nợ một cách an toàn, thu đủ gốc và lãi. Ngoài ra, tâm lý chung của người Việt Nam là đi đâu cũng phải về nhà, nhà đối với họ rất quan trọng nên khi kinh doanh không thuận lợi, có khả năng không trả được nợ thì họ sẽ tìm mọi cách kể cả mượn người thân, bán tài sản khác để trả nợ ngân hàng nên rủi ro cho ngân hàng sẽ thấp hơn, không cao như cho vay doanh nghiệp.

h

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh phú tài (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)