Nguồn vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện vĩnh linh tỉnh quảng trị (Trang 20 - 24)

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1.5. Nguồn vốn đầu tư

1.1.5.1. Khái niệm nguồn vốn đầu tư

Nguồn vốn đầu tư của xã hội là nguồn được hình thành trên cơ sở huy động các nguồn lực trong nước và ngoài nước, thông qua các chính sách, cơ chế, luật pháp.

Nguồn vốn trong nước bao gồm: nguồn vốn từ NSNN, nguồn vốn tín dụng (tín dụng nhà nước, tín dụng ngân hàng), các nguồn vốn khác (vốn đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư). Nguồn vốn ngoài nước gồm có: đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn vay, viện trợ và các nguồn vốn khác.

1.1.5.2. Phân loại nguồn vốn đầu tư a - Nguồn vốn đầu tư trong nước - Nguồn vốn từ NSNN

Ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước ( Khoản 5 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13)

Ngân sách nhà nước gồm 2 loại đó là:

Ngân sách địa phương: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.

Ngân sách TW: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp TW.

Nguồn vốn đầu tư từ NSNN phần lớn được sử dụng để đầu tư cho các dự án không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; có vốn đầu tư lớn, có tác dụng chung cho nền KT-XH; các thành phần kinh tế khác không có khả năng hoặc không muốn tham gia đầu tư. Nguồn vốn cấp phát không hoàn lại này từ NSNN có tính chất bao cấp nên dễ bị thất thoát, lãng phí, đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ.

Nguồn vốn NSNN được hình thành từ tiết kiệm của NSNN, đó là khoản chênh lệch giữa thu và chi NSNN. Thu NSNN được thực hiện chủ yếu từ thuế và một phần nhỏ là các khoản thu từ phí, lệ phí và thu khác... Chi của NSNN bao gồm: chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên cho quản lý hành chính, an ninh quốc phòng, sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, chi các sự nghiệp kinh tế. Muốn tăng nguồn tích lũy

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

của NSNN phải phấn đấu tăng thu và tiết kiệm chi. Vốn đầu tư phát triển qua kênh NSNN, được thể hiện qua hai phần: một phần vốn ĐTXD công trình tập trung của Nhà nước, một phần từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế hàng năm.

- Nguồn vốn tín dụng nhà nước

Là hình thức vay nợ của Nhà nước thông qua kho bạc, được thực hiện chủ yếu bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ, do Bộ Tài chính phát hành.

Trong trường hợp nhu cầu chi tiêu của ngân sách lớn, nhưng nguồn thu lại không thể đáp ứng được. Để thỏa mãn nhu cầu này, Chính phủ thường cân đối ngân sách bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ. Ở nước ta hiện nay, trái phiếu Chính phủ có các hình thức sau đây: tín phiếu, trái phiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư…Đối với vốn đầu tư phát triển, hình thức tín dụng nhà nước có thể tác động lên hai mặt: Chính phủ vay ngắn hạn tạo điều kiện cân đối ngân sách đảm bảo kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế và phát hành trái phiếu để đầu tư cho một số dự án nào đó,

- Nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế nhà nước

Hiện nay, ở các quốc gia đều tồn tại khu vực kinh tế nhà nước vì nhiều lý do khác nhau: bảo đảm những ngành, lĩnh vực then chốt, mũi nhọn, kinh doanh ở những lĩnh vực mà tư nhân không đủ sức, đủ vốn hoặc không muốn làm, nhất là ở những lĩnh vực như giao thông, thủy lợi, năng lượng, dịch vụ công cộng...

Vốn đầu tư của các thành phần kinh tế nhà nước được hình thành từ rất nhiều nguồn khác nhau: là nguồn vốn do NSNN cấp cho các tập đoàn, công ty nhà nước nắm 100% vốn hoặc cổ phần chi phối. Tuy nhiên nguồn vốn này có xu hướng giảm đáng kể về tỷ trọng và số lượng; Nguồn vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu (đối với các doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa); Tiền khấu hao cơ bản tài sản cố định, lợi nhuận tích lũy được phép để lại doanh nghiệp...

- Nguồn vốn tín dụng ngân hàng

Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính trung gian khác như công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, công ty bảo hiểm...có vai trò rất quan trọng trong việc huy động vốn đầu tư phát triển. Các tổ chức này có ưu điểm là có thể thỏa mãn được mọi nhu cầu về vốn của các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế, nếu những đối tượng vay vốn chấp hành đầy đủ những quy chế tín dụng. Sở dĩ các tổ chức này có thể thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế với khối lượng lớn, là vì các tổ chức này đã sử dụng nhiều hình thức huy động khác nhau rất phong phú và đa dạng.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

- Nguồn vốn đầu tư của khu vực dân doanh

Nguồn vốn đầu tư của khu vực dân doanh được hình thành từ nguồn tiết kiệm của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tiết kiệm của dân cư.

b- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài

Nguồn vốn Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay chủ yếu các nguồn sau:

- Viện trợ phát triển chính thức (ODA): là nguồn vốn do Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với lãi suất thấp, thậm chí không có lãi.

- Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI): Tổ chức thương mại thế giới định nghĩa “Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.

- Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO): Cung cấp thuốc men, lương thực, quần áo cho nạn nhân bị thiên tai, dịch bệnh, dịch họa, hỗ trợ cho việc đầu tư phát triển các công trình cơ sở hạ tầng có quy mô vừa và nhỏ.

1.1.5.3. Vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước, vốn đầu tư xây dựng công trình a- Vốn đầu tư

- Theo Khoản 19, Điều 3,Luật Đầu tư số 67/2014/QH13: Vốn đầu tưlà tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh

- Theo Khoản 05, Điều 3, Luật Đầu tư số 67/2014/QH13: Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế;

đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư b-Vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước

- Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội ( Khoản 19 Điều 4 Luật đầu tư công số 49/2014/QH13)

- Vốn đầu tư công bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư ( Khoản 25 Điều 4 Luật đầu tư công số 49/2014/QH13)

- Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ( Khoản 5 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13).

- Các nguồn lực thuộc quyền sở hữu và chi phối toàn diện của Nhà nước được sử dụng cho hoạt động đầu tư được gọi là vốn đầu tư từ NSNN.

- NSNN với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước tham gia huy động và phân phối vốn đầu tư thông qua hoạt động thu chi của Ngân sách.

- Căn cứ vào phạm vi, tính chất và hình thức thu cụ thể, vốn đầu tư từ NSNN được hình thành từ nguồn vốn thu trong nước (thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ bán, khoản cho thuê tài sản, tài nguyên của đất nước…và các khoản thu khác) và nguồn vốn từ nước ngoài (vốn ODA, viện trợ NGO).

- Theo phân cấp quản lý ngân sách vốn đầu tư từ NSNN chia thành:

+ Vốn đầu tư của ngân sách trung ương được hình thành từ các khoản thu của ngân sách trung ương nhằm đầu tư vào các dự án phục vụ cho lợi ích quốc gia. Nguồn vốn này được giao cho các bộ, ngành quản lý sử dụng.

+ Vốn đầu tư của ngân sách địa phương được hình thành từ các khoản thu của ngân sách địa phương nhằm đầu tư vào các dự án phục vụ cho lợi ích của từng địa phương đó; nguồn vốn này thường được giao cho các cấp chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã) quản lý thực hiện.

- Theo mức độ kế hoạch hoá, vốn đầu tư từ NSNN được phân thành:

+ Vốn ĐTXD công trình tập trung: Nguồn vốn này được hình thành theo kế hoạch với tổng mức vốn và cơ cấu vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định giao cho từng bộ, ngành và từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

+ Vốn ĐTXD công trình từ nguồn thu được để lại theo nghị quyết của Quốc hội:

thu từ thuế nông nghiệp, thu bán, cho thuê nhà của Nhà nước, thu cấp đất, chuyển quyền sử dụng đất…

+ Vốn đầu tư phát triển theo chương trình dự án quốc gia.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

+ Vốn đầu tư phát triển thuộc NSNN nhưng được để lại tại đơn vị để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất như: truyền hình, thu học phí…

c- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản

- Vốn ĐTXDCB là toàn bộ những chi phí đã bỏ ra để đạt được mục đích đầu tư bao gồm chi phí cho việc khảo sát quy hoạch xây dựng, chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, mua sắm, lắp đạt máy móc thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện vĩnh linh tỉnh quảng trị (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)