Nguyên nhân của những hạn chế và yếu kém

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện vĩnh linh tỉnh quảng trị (Trang 80 - 84)

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐTXDCB TỪ NGUỒN VỐN NSNN Ở BAN QLDA ĐT- XD VÀ PTQĐ HUYỆN VĨNH LINH

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế và yếu kém

Trong thời gian qua, Nước ta chịu ảnh hưởng lớn tình hình chính trị trên thế giới ngày càng diễn ra phức tạp: khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá dầu mỏ giảm sút nghiêm trọng, chiến tranh, sóng thần động đất thường xuyên xảy ra ở một số nước trên thế giới, làm ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế quốc tế và nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào Việt nam. Xuất phát từ bối cảnh quốc tế đã ảnh hưởng sâu sắc đến thực trạng nền kinh tế nước ta, nguồn thu giảm sút, nợ công, nợ nước ngoài tăng cao từ những nguyên nhân đó đã tác động tiêu cực không nhỏ đến công tác ĐTXDCB, công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước.

* Do tình hình trong nước

- Mặc dù đã trải qua hơn 32 năm đổi mới, nhưng hiện nay, Việt Nam vẫn là nước đang phát triển ở trình độ thấp; gần 80% dân số vẫn sống dựa vào nông nghiệp, nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn hình thành và chịu nhiều ảnh hưởng của kinh tế tập trung bao cấp. Tình trạng độc quyền vẫn diễn ra trong một số lĩnh vực, nhất là tài chính, ngân hàng, điện, bưu chính viễn thông và nhất là nạn tiêu cực trong đầu tư và đặc biệt là đầu tư XDCB.

- Năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước còn thấp; hệ thống pháp luật hiện hành chưa chặt chẽ, chưa đáp ứng các yêu cầu của hội nhập...Tất cả các yếu tố ấy làm cho tiến trình tham gia WTO của ta chậm trễ. Những yêu cầu về thị trường do các thành viên WTO đưa ra rất cao, trong khi Việt Nam chỉ đủ sức đưa ra những cam kết thấp do đó rất khó khăn trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Diễn biến trong nước còn nhiều phức tạp. Thiên tai, lũ lụt xảy ra nhiều nơi phá vỡ hàng trăm công trình dự án lớn đã hoàn thành và xây dựng dở dang, làm khó khăn cho cho công tác hoạch định chiến lược kinh doanh và kế hoạch hóa vốn đầu tư...Những điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý vốn đầu tư và kìm hảm quá trình phát triển KT-XH của đất nước nói chung và Quảng Trị nói riêng.

- Do trình độ phát triển kinh tế còn thấp, tỷ lệ tiết kiệm về đầu tư so với GDP còn hạn hẹp. Vốn đầu tư huy động được rất hạn chế, trong lúc nhu cầu đầu tư cao. Hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh còn khiêm tốn. Đầu tư cho phát triển còn dàn trãi, chưa hợp lý, chưa tập trung đầu tư cho những ngành mũi nhọn.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

- Cơ chế tài chính, ngân hàng còn cứng nhắc, chưa đổi mới, các cơ sở kinh doanh cung cầu mất cân đối, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước còn chậm; một số hợp tác xã còn tồn tại hoạt động kém hiệu quả.

- Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chưa được quan tâm hỗ trợ đúng mức. Mối quan hệ hợp tác giữa các địa phương trong vùng và giữa các vùng trong cả nước còn nhiều hạn chế, nhiều tiềm năng địa phương chưa được khai thác. Điều này làm cho vốn đầu tư huy động được rất ít, kết hợp với việc bố trí vốn thiếu tập trung, thiếu đồng bộ nên hiệu quả kinh tế thấp, chủ trương đầu tư chưa hợp lý, công tác chuẩn bị đầu tư thiếu chu đáo, hiệu quả không cao...

- Mặc dù có nhiều văn bản pháp quy từ Luật, quy chế quản lý đến các văn bản dưới Luật khá đầy đủ nhưng chưa đồng bộ thiếu chặt chẽ nên xảy ra tiêu cực trong quá trình thực hiện. Mặt khác, tuy đã có những quy định hướng dẫn nhưng áp dụng không nghiêm, cố tình hiểu và vận dụng sai văn bản hướng dẫn …

- Môi trường đầu tư trên địa bàn huyện chưa thật sự thuận lợi, mặc dù có chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhưng chưa có chế tài hợp lý, chưa tạo được một hành lang pháp lý thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi kêu gọi vốn đầu tư. Mặt khác, do thủ tục hành chính chồng chéo gây cản trở cho doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước khi góp vốn đầu tư.

- Các biện pháp hỗ trợ đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế, chuẩn bị kết cấu hạ tầng chưa được quan tâm, giá thuê đất chưa phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

- Cơ chế quản lý và tổ chức vốn đầu tư XDCB chưa đồng bộ, thường xuyên thay đổi nên thường tạo ra nhiều khe hở gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Trong một khoảng thời gian không dài, nhà nước ban hành quá nhiều văn bản hướng dẫn về quản lý đầu tư xây dựng. Năm 2004 Chính phủ ban hành Nghị định số 209/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình; năm 2005 Chính phủ ban hành Nghị định số 16/NĐ-CP; năm 2009 ban hành nghị định số 12/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư XDCT; năm 2013 Ban hành Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; năm 2014 ban hành Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; năm 2015 ban hành Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, Nghị định

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Thông tư số 108/TT- BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính; Thông tư số 52/2018/TT-BTC ngày 24/5/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Thông tư số 108/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính; Thông tư số 09/2016/TT- BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước; Thông tư số 64/2018/TT-BTC ngày 30/7/2018 của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016… Như vậy, trong vòng 15 năm mà Nhà nước đã ban hành rất nhiều Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn, bổ sung và sửa đổi quy chế quản lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý vốn đầu tư xây dựng; công tác tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý vốn đầu tư xây dựng chưa đồng bộ, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, dẫn đến tình trạng chồng chéo trong quá trình thi công, chẳng hạn: Công trình Giao thông thi công xong thì Điện lực lại đào lên thi công tuyến cáp, sau đó tiếp đến lắp đặt tuyến điện thoại, đường ống cấp thoát nước...

- Chất lượng công tác hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện còn hạn chế. Mối quan hệ giữa quy hoạch và giải phóng mặt bằng còn nhiều khiếm khuyết.Quy hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện hiệu quả thực hiện không cao, nhiều dự án không được xây dựng theo quy hoạch , công tác quy hoạch thường sau công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên tốn kém tiền đền bù, ảnh hưởng đời sống nhân dân...

- Công tác xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện chưa sát thực với thực tế, chưa thấy được lợi thế của huyện với các vùng kinh tế khác, quy hoạch các ngành chưa đầy đủ và chính xác nên không thể trở thành chỗ dựa tin cậy cho các quyết định đầu tư. Nhiều chủ trương đầu tư phê duyệt chưa đúng, chất lượng dự án chưa cao,

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

trình độ tư vấn thiết kế còn yếu, chưa quan tâm đến môi trường sinh thái, vùng nguyên liệu, các tài liệu địa chất công trình...

- Thủ tục đầu tư đã được quan tâm nhưng tiến độ triển khai của các phòng, ban và các chủ đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

- Chất lượng công tác tư vấn thấp, một số dự án trình thẩm định, phê duyệt không đủ điều kiện phải phê duyệt và điều chỉnh, bổ sung. Nhiều dự án chưa khởi công đã phải phê duyệt điều chỉnh, kéo dài thời gian chuẩn bị đầu tư. Còn tồn tại tình trạng chủ đầu tư và đơn vị tư vấn trông chờ, ỷ lại vào ý kiến tư vấn của cơ quan thẩm định nên hồ sơ dự án thiếu chặt chẻ và chính xác.

- Trình độ, năng lực của các cơ quan, cá nhân quản lý trong lĩnh vực đầu tư chưa cao, còn thiếu những cán bộ được đào tạo chuyên ngành, có kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp; do vậy dể xảy ra sai phạm trong hoạt động đầu tư; trầm trọng là lĩnh vực ĐTXDCB làm thất thoát vốn đầu tư của nhà nước.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, tác giả luận văn đã làm rõ thực trạng, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của Ban QLDA ĐT-XD&PTQĐ huyện Vĩnh Linh.

Quá trình phân tích các chỉ tiêu, số liệu thống kê, số liệu điều tra, tác giả đã chỉ ra những việc đã làm được cũng như những hạn chế và nguyên nhân của công tác quản lý VĐTXDCB từ NSNN của Ban QLDA ĐT-XD&PTQĐ huyện Vĩnh Linh trong giai đoạn 2015-2018. Kết quả đánh giá, phản ánh thực trạng trong công tác quản lý VĐTXDCB từ NSNN và kết quả phát triển KT-XH của huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2015-2018 là cơ sở để tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý VĐTXDCB từ NSNN của Ban QLDA ĐT-XD&PTQĐ huyện Vĩnh Linh tại chương 3.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐTXDCB TỪ NSNN Ở BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐT- XD&PTQĐ HUYỆN VĨNH LINH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện vĩnh linh tỉnh quảng trị (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)