CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN DOANH
2.4. Quy định về hợp đồng mua bán doanh nghiệp vô hiệu
Điều 566, Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Liên bang Nga về hợp đồng vô hiệu quy định rằng các quy tắc của bộ luật này về giao dịch dân sự vô hiệu được áp dụng với hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Liên bang Nga không quy định một danh sách các căn cứ khiến hợp đồng vô hiệu mà được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật. Về cơ bản, có các loại giao dịch mua bán doanh nghiệp vô hiệu sau đây:
- Giao dịch không tuân thủ các yêu cầu của pháp luật hoặc các hành vi pháp lý khác (Điều 168).
- Giao dịch được giao kết với mục đích trái với pháp luật và đạo đức xã hội (Điều 169).
- Giao dịch vô hiệu do giả tạo (Điều 170).
- Do vi phạm quy định về chủ thể; một giao dịch được thực hiện bởi một người được công nhận là không đủ năng lực (Điều 171) và một giao dịch được thực hiện bởi một người chưa thành niên (Điều 172).14
Một giao dịch được thực hiện với việc không chấp hành hình thức bắt buộc của giao dịch được quy định trong pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên cũng dẫn đến sự vô hiệu của giao dịch.
Theo pháp luật của Hoa Kỳ, cụ thể là quy định trong Bộ luật Thương mại Thống nhất chung, hợp đồng có hiệu lực khi những điều kiện sau đây được thỏa mãn:
14 https://www.law.ru/article/22102-nichtojnyy-dogovor
- Các bên ký kết có năng lực chủ thể;
- Hình thức của hợp đồng hợp pháp: các hợp đồng có trị giá từ 500 USD trở lên phải được lập thành văn bản;
- Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp: hợp đồng phải chỉ rõ đối tượng của hợp đồng.
- Hợp đồng phải được lập bởi sự thống nhất ý chí giữa các bên.
Do đó, nếu không thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thì hợp đồng mua bán doanh nghiệp sẽ vô hiệu.
Cộng hòa Liên bang Đức quy định danh mục các trường hợp giao dịch vô hiệu được liệt kê trong Quyển I như sau:
- Hợp đồng bị vô hiệu nếu vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc đạo đức xã hội, trừ trường hợp luật quy định rằng điều cấm không nhằm làm vô hiệu các hợp đồng vi phạm điều này (Điều 134 BGB)
- Hợp đồng vô hiệu do vi phạm quy định về chủ thể (Điều 104 – Điều 110 BGB).
- Hợp đồng là sự thống nhất ý chí của các bên, nên nếu không thể hiện ý chí đích thực của các bên mong muốn giao kết hợp đồng thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu. Đó là các trường hợp nhầm lẫn (Điều 119 BGB), lừa dối hoặc cưỡng ép (Điều 123 BGB), giao dịch giả tạo (Điều 117 BGB).
- Không tuân thủ hình thức hợp đồng do pháp luật quy định cũng là điều kiện làm cho hợp đồng vô hiệu (Điều 125 BGB).
Theo quy định pháp luật của Việt Nam, các căn cứ làm hợp đồng dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 407, Bộ luật Dân sự (2015). Theo đó, các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng với hợp đồng vô hiệu. Hợp đồng mua bán doanh nghiệp là một dạng hợp đồng dân sự nên cũng bị vô hiệu nếu thuộc một trong những căn cứ tại các điều nói trên. Tổng hợp các điều luật liên quan thì có các trường hợp hợp đồng vô hiệu như sau:
- Vi phạm quy định về chủ thể giao kết hợp đồng.
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự không hoàn toàn tự nguyện (có sự nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa).
- Vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội.
- Không tuân thủ quy định về hình thức.
Từ các phân tích trên, có thể thấy rằng các căn cứ làm cho hợp đồng mua bán doanh nghiệp vô hiệu của các quốc gia về cơ bản là giống nhau. Tuy nhiên, tùy vào quy định pháp luật của từng quốc gia về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tương ứng mà có sự khác nhau rõ rệt.
Ví dụ liên quan đến việc không tuân thủ quy định về hình thức giao kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp, theo quy định của Cộng hòa Liên bang Nga thì hợp đồng mua bán doanh nghiệp buộc phải được ký kết bằng văn bản bằng cách lập một văn bản có chữ ký của các bên. Đồng thời, còn phải đính kèm một số tài liệu, như: biên bản kiểm kê; bảng cân đối kế toán; kết luận của kiểm toán độc lập về thành phần và giá trị của doanh nghiệp; danh sách các khoản nợ phải trả. Trong trường hợp không có bất kỳ tài liệu nào trong số này, hợp đồng mua bán doanh nghiệp sẽ bị coi là vô hiệu.
Theo pháp luật của Hoa Kỳ thì hợp đồng mua bán doanh nghiệp phải được lập bằng văn bản; còn nếu không tuân thủ về hình thức thì cũng bị coi là vô hiệu. Theo pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức thì việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông đòi hỏi một hợp đồng có công chứng. Do đó, ngoài việc hợp đồng được lập thành văn bản thì pháp luật của CHLB Đức còn đòi hỏi việc hợp đồng phải được công chứng.
2.4.2. Quy định về hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu
Theo quy định pháp luật của Việt Nam tại Điều 131, Bộ luật Dân sự (2015) về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, thì giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên, kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
Đặc biệt, hợp đồng vô hiệu có thể có những tác động, ảnh hưởng nhất định đến quyền nhân thân của các bên có liên quan, như: quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, uy tín; quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình…. Bộ luật Dân sự (2015) quy định “việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật Dân sự hoặc luật khác có liên quan quy định”. Đây có thể nói là quy định khá mới của Bộ luật Dân sự (2015) trong hệ thống pháp luật dân sự của Việt Nam, cũng là khá khác so với quy định trong Bộ luật Dân sự của một số nước như Nhật Bản, Hà Lan, Nga, Trung Quốc…
Theo quy định pháp luật của Cộng hòa Liên bang Nga thì hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Liên bang Nga quy định ba loại hậu quả pháp lý do hợp đồng vô hiệu:
1) Bồi thường song phương hoặc đưa các bên trở lại tư cách pháp lý ban đầu. Điều này có nghĩa là các bên sẽ quay trở lại tình trạng ban đầu và hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận. Trong trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì hoàn trả giá trị bằng tiền. Việc bồi thường song phương được áp dụng trong mọi trường hợp vô hiệu của các giao dịch, trừ khi các hậu quả khác được quy định.
2) Đơn phương bồi thường có nghĩa là chỉ có một bên trở về vị trí pháp lý ban đầu. Biện pháp bồi thường đơn phương được áp dụng trong các trường hợp đặc biệt, được pháp luật trực tiếp quy định (ví dụ, đối với các giao dịch được thực hiện do gian lận, bạo lực, đe dọa…Điều 179, Bộ luật Dân sự).
3) Không áp dụng bồi thường liên quan đến việc phục hồi doanh thu của nhà nước. Bên có lỗi nộp cho nguồn thu ngân sách nhà nước. (Điều 169 Bộ luật Dân sự).
Như vậy, giao dịch dân sự vô hiệu có thể dẫn đến các vấn đề: hoàn trả tài sản, vấn đề thỏa thuận của các bên khi giao dịch vô hiệu, vấn đề bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba ngay tình. Trong việc hoàn trả tài sản, tùy theo từng
trường hợp vi phạm cụ thể mà Tòa án có thể buộc các bên gánh chịu hậu quả theo một trong ba phương thức sau:
1) Hoàn trả song phương: các bên đầu phải hoàn trả cho nhau những gì nhận được từ bên kia.
2) Hoàn trả đơn phương: một bên được hoàn trả tài sản giao dịch, còn tài sản giao dịch thuộc bên kia (bên vi phạm) thì tịch thu xung công quỹ.
3) Tịch thu toàn bộ: mọi tài sản giao dịch của cả hai bên vi phạm đều bị tịch thu xung công quỹ.
Nhìn chung, pháp luật của Việt Nam đã có quy định khá đầy đủ trong việc xử lý hậu quả khi hợp đồng vô hiệu. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các bên cũng như cơ quan có thẩm quyền áp dụng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên