Thực tiễn thực hiện hợp đồng mua bán doanh nghiệp ở Việt

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán doanh nghiệp – pháp luật một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 73 - 76)

CHƯƠNG 3 NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP

3.1. Thực tiễn thực hiện hợp đồng mua bán doanh nghiệp ở Việt

3.1.1. Nghiên cứu thực tiễn tranh chấp hợp đồng mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam

Để phục vụ việc đánh giá thực tiễn thực hiệp hợp đồng mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, tác giả luận văn đưa ra một trường hợp tranh chấp hợp đồng mua bán doanh nghiệp trên thực tế.

Vụ tranh chấp giữa CTCP Tập đoàn Đầu tư (IPA) và Công ty TNHH Vạn Lợi (Vạn Lợi Hà Nội) khởi nguồn từ việc chuyển một khoản nợ thành vốn góp cổ phần. Trước khi thương vụ diễn ra vào năm 2010, IPA đã cho Công ty TNHH Vạn Lợi Bắc Kạn vay 100 tỷ đồng dưới sự bảo lãnh của Vạn Lợi Hà Nội. Khi đó, Vạn Lợi Hà Nội và Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty này sở hữu 70%, IPA sở hữu 30% vốn điều lệ của Vạn Lợi Bắc Kạn.

Khi thấy Vạn Lợi Hà Nội không thể thực hiện được nghĩa vụ bảo lãnh, các bên đã chuyển khoản nợ đó thành vốn cổ phần để trừ nợ theo một điều khoản đã được thỏa thuận trước đó và IPA được quyền sở hữu 100% vốn điều lệ của Vạn Lợi Bắc Kạn. Tuy nhiên, sau khoảng một năm kể từ khi ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần và chuyển giao tài sản khác cũng như hợp thức hóa việc chuyển vốn vay thành vốn góp cổ phần, tranh chấp đã phát sinh. Đầu năm 2012, bên bán nộp đơn khởi kiện, yêu cầu Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên bố hợp đồng nói trên vô hiệu với lý do: người ký kết của bên bán không phải là đại diện theo pháp luật, dù rằng người này sở hữu tới 99,9%

vốn điều lệ của Vạn Lợi Hà Nội. Lý do thứ hai được bên bán viện dẫn là trong số tài sản chuyển giao có một mỏ sắt đã được thế chấp tại ngân hàng và phía ngân hàng không đồng ý chuyển đổi con nợ. Bản án sơ thẩm đã chấp nhận đơn khởi kiện. Tuy nhiên, bên mua cho rằng việc một mỏ sắt không thể

chuyển giao chỉ là một phần của hợp đồng và không thể khiến toàn bộ hợp đồng vô hiệu, nên nộp đơn kháng cáo.

Ngày 17/4/2012, Hợp đồng đã bị Tòa sơ thẩm tuyên vô hiệu và xử lý hậu quả hợp đồng vô hiệu chỉ gói gọn trong việc bên bán trả lại bên mua 10 tỷ đồng. Các vấn đề khác không được xem xét đến. Tuy nhiên, trong thương vụ mua bán nói trên, IPA đã bỏ ra khoảng 300 tỷ đồng để mua cổ phần Thép Vạn Lợi cũng như tiếp tục đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp này.

Qua vụ việc trên có thể thấy rằng tranh chấp mua bán doanh nghiệp có thể phát sinh trước khi giao kết hợp đồng mua bán như tranh chấp về vấn đề bảo mật thông tin cung cấp để đánh giá đối tác, trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán như tranh chấp quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng, tranh chấp hoạt động quản lý sau khi mua bán, sáp nhập doanh nghiệp...

Trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán doanh nghiệp, các bên có thể xảy ra các tranh chấp liên quan đến việc xử lý các nghĩa vụ tài chính phát sinh trước khi giao kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp của doanh nghiệp mục tiêu.

Sau quá trình giao kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp, có thể xảy ra những tranh chấp về trách nhiệm xử lí các vấn đề pháp lí liên quan tới lao động dôi dư; tính không chính xác hoặc thiếu trung thực về thông tin của các bên đã đưa ra trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp; nghĩa vụ thanh toán cũng như nghĩa vụ chuyển giao giữa các bên sau khi hoàn tất về mặt pháp lí thương vụ mua bán doanh nghiệp hoặc khi xảy ra những điều kiện pháp lí không cho phép thực hiện kế hoạch thâu tóm như đã dự định ban đầu.

3.1.2. Nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp về hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những tranh chấp về hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Có thể kể đến một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập. Khung pháp lý về hoạt động mua bán doanh nghiệp nói chung và hợp đồng mua bán doanh nghiệp nói riêng chưa thực sự rõ ràng, nằm rải rác ở một số luật như Luật doanh

nghiệp, Luật đầu tư, Luật chứng khoán, Luật cạnh tranh… gây khó khăn cho cả bên bán và bên mua.

Thứ hai, thiếu tính minh bạch thông tin doanh nghiệp mục tiêu. Môi trường kinh doanh tại Việt Nam chưa được minh bạch bằng một số nước phát triển trên thế giới và chế tài pháp lý chưa được nhất quán. Vì thế, các công ty trong nước thường có những giao dịch thiếu minh bạch. Các công ty thường duy trì hai hệ thống sổ sách kế toán và đây là điều khá phổ biến. Công ty thường giấu diếm các nhà đầu tư tiềm năng những thông tin bất lợi về kinh doanh, như vấn đề về thuế, giao dịch với các bên liên quan, các khoản nợ, nợ tiềm ẩn và những tranh chấp, kiện tụng hiện có.

Thứ ba, việc công bố thông tin còn hạn chế. Một trong những khó khăn phổ biến trong quá trình thẩm định doanh nghiệp tại Việt Nam là không có sẵn những công cụ tìm kiếm, cũng như mức độ tin cậy và kho dữ liệu thông tin. Vì vậy, quá trình thẩm định doanh nghiệp sẽ được thực hiện chủ yếu dựa trên các tài liệu được cung cấp bởi bên bán liên quan đến khía cạnh pháp lý, thuế, tài chính và hoạt động của công ty đầu tư mục tiêu.16

Bên cạnh những nguyên nhân trên thì còn phải kể đến nguyên nhân xuất phát từ phía doanh nghiệp; đó là sự thiếu vắng vai trò của đơn vị tư vấn chuyên nghiệp. Khi thực hiện các giao dịch mua bán doanh nghiệp, mua vốn cổ phần, phần vốn góp để thâu tóm doanh nghiệp, các bên, nhất là bên mua cần phải có các nhà tư vấn, luật sư chuyên nghiệp, có kinh nghiệm trong các lĩnh vực tài chính, kiểm toán và luật pháp

Các nhà tư vấn tài chính có vai trò thu thập và đánh giá các chỉ tiêu về tài chính, thẩm định tài sản, giá cả, các rủi ro tài chính… và quan trọng là đưa ra hình thức và phương thức giao dịch, quản lý giao dịch.

Các chuyên gia kế toán, kiểm toán thẩm định các thông tin, số liệu trên các báo cáo tài chính, các vấn đề về thuế để có con số trung thực về vốn chủ, vốn nợ, về tài sản, thuế, nợ thuế… của doanh nghiệp mục tiêu, qua đó góp

16 http://tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan/nhung-van-de-phat-sinh-trong-cac-thuong-vu-ma- 100758.html

phần định hướng cho các quyết định mua - bán của hai bên, nhất là bên mua được chính xác, tránh các thiệt hại về kinh tế.

Các luật sư sẽ giúp các bên: (i) Thẩm định và cho ý kiến pháp lý về hồ sơ pháp nhân; Điều kiện, thẩm quyền ký kết giao dịch mua bán, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp; Nghĩa vụ nợ của DN; Các vấn đề pháp lý về tài sản; Các hợp đồng, giao dịch đã, đang và sẽ thực hiện; và Các vấn đề pháp lý khác; (ii) Kiểm tra các vấn đề pháp lý liên quan đến chứng khoán, cạnh tranh, chống độc quyền, pháp luật chuyên ngành; (iii) Tham gia vào việc soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng cổ phần,phần vốn góp, thẩm định hoặc dự thảo các tài liệu giao dịch (biên bản, nghị quyết của doanh nghiệp)…

Hiện nhiều giao dịch mua bán cổ phần, phần vốn góp không có sự tham gia của các chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp là do thói quen không sử dụng các dịch vụ tư vấn, ban đầu đến với nhau vì sự tin tưởng. Khi tham gia vào giao dịch, đa số các bên đều chỉ tập trung vào các lợi ích trong kinh doanh mà không lưu ý đến các bất lợi, các rủi ro tiềm ẩn.

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán doanh nghiệp – pháp luật một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)