Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hợp đồng mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán doanh nghiệp – pháp luật một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 76 - 80)

CHƯƠNG 3 NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP

3.2. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hợp đồng mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam

3.2.1. Xuất phát từ thực tiễn tình hình hoạt động mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam

Như đã phân tích ở chương 1, trong những năm gần đây, hoạt động mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam đã diễn ra khá sôi động. Trong năm 2018, các lĩnh vực tiêu dùng - bán lẻ, bất động sản và công nghiệp sẽ tiếp tục được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Bởi với giới này, Việt Nam luôn là thị trường rất hấp dẫn khi có nền chính trị ổn định, tiềm năng dân số trẻ, khung pháp lý khá toàn diện...

Trong năm 2017, thị trường Việt Nam chứng kiến hàng loạt thương vụ sáp nhập lớn. Công ty cổ phần Thế giới Di động mới đây công bố hoàn tất thương vụ mua lại Công ty Điện máy Trần Anh và trở thành đơn vị sở hữu hơn 90% tại doanh nghiệp này. Trong 9 tháng năm 2017, Công ty Điện máy Trần Anh có doanh thu hơn 2.400 tỷ đồng và đặt mục tiêu hơn 4.000 tỷ năm

2018. Việc về cùng một nhà với Thế giới Di động sẽ ngay lập tức gia tăng hơn nữa quy mô của nhà bán lẻ này; đồng thời lợi thế về quy mô sẽ giúp tăng cường khả năng mua hàng của cả Điện máy Xanh lẫn Trần Anh với các nhà cung cấp.

Thị trường M&A ở Việt Nam cũng vừa chứng kiến một thương vụ thâu tóm chóng vánh giữa công ty con của tập đoàn Vingroup đối với doanh nghiệp từng được coi là ông lớn thủy sản khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, từ tay một ông lớn thủy sản khác. Công ty Cổ phần Thức ăn Chăn nuôi Việt Thắng (OTC: VTF) đã thông qua việc chuyển nhượng thêm 37,6 triệu cổ phần cho Công ty TNHH Đầu tư Sản xuất Phát triển Nông nghiệp VinEco tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2018 vừa diễn ra vào ngày 9/3/2018.

Trước đó có thông tin một tập đoàn tư nhân lớn trong nước đã mua lại thành công 25 triệu cổ phần VTF vào ngày 1/3/2018, tương đương với 24%

vốn điều lệ. Đến nay, tập đoàn đó đã được xác định chính là VinEco. Với việc nhận thêm tối đa hơn 37,6 triệu cổ phần VTF (tương đương với 36%), VinEco sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại VTF lên 60% và trở thành cổ đông lớn nhất của VTF.

Điều đáng chú ý là giao dịch chuyển nhượng thêm cổ phần tại VTF không cần phải chào bán công khai.

Giảm về lượng nhưng tăng về chất có thể xem là đặc điểm nổi bật nhất của thị trường M&A năm 2017. Kết quả ấn tượng đó là nhờ các thương vụ chuyển nhượng có giá trị lớn xảy ra nhiều hơn, nhất là tại những doanh nghiệp có thương hiệu mạnh. Xét về số lượng, lĩnh vực công nghiệp chính là nơi chứng kiến số lượng mua bán doanh nghiệp diễn ra nhiều nhất với 126 thương vụ. Kế tiếp là ngành nguyên vật liệu, ngành tiêu dùng thiết yếu và năng lượng. Đáng chú ý, bất động sản chứng kiến khoảng 35 thương vụ mua bán với giá trị lên đến 614 triệu USD, tương đương với thị trường tài chính và chỉ đứng sau lĩnh vực tiêu dùng thiết yếu. Có thể tham khảo danh sách các thương vụ tiêu biểu 2016 – 2017 dưới đây:

Nguồn: MAF.vn – Diễn đàn M&A Việt Nam

Tuy nhiên, một điều có thể dễ dàng nhận thấy là hầu hết các thương vụ M&A này đều có các yếu tố nước ngoài. Cụ thể là bên mua doanh nghiệp hoặc cổ phần, vốn góp thường đến từ Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Theo Cục Xúc tiến Thương mại, năm 2016, các thương vụ M&A liên tục tăng và đạt kỷ lục 5,8 tỷ USD, tăng gần 12% so với năm 2015. Vì có lợi thế về vốn và đã đi trước Việt Nam từ rất lâu nên các doanh nghiệp nước ngoài đang dẫn dắt cuộc chơi M&A tại Việt Nam.

Tính đến tháng 10/2017, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành, trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất, lên đến 59,3% tổng vốn đầu tư. Các nhà đầu tư châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan đang đầu tư rất nhiều lĩnh vực như hàng tiêu dùng, dịch vụ tài chính, phân phối, bán lẻ, sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất... các thương vụ mua bán, sáp nhập trong lĩnh vực công nghiệp có yếu tố nước ngoài chiếm đến 77% các thương vụ M&A lớn trong năm qua.

Cuối tháng 12/2017, sự kiện nhà đầu tư Thái Lan sở hữu gần 54% cổ phần của Tổng công ty CP bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) là thương vụ lớn nhất trên thị trường chứng khoán. Lãnh đạo Tập đoàn Thaibev đã bỏ ra gần 5 tỷ USD để trở thành chủ sở hữu lớn nhất tại Sabeco vì thấy Việt Nam là thị trường tiềm năng cho ngành bia, khi số lượng tiêu dùng mặt hàng này của người Việt đứng thứ ba châu Á, sau Trung Quốc và Nhật Bản.

Một nhà đầu tư khác đến từ Hàn Quốc là CJ cũng khiến thị trường chú ý khi nâng tỷ lệ sở hữu tại Công ty Cầu Tre từ 47,33% lên 71,6%. Sau sở hữu, CJ đã nâng tỷ lệ sở hữu tại Công ty Cầu Tre và đổi tên công ty này thành Công ty CP Thực phẩm CJ Cầu Tre. Đồng thời, CJ cũng đã điều chỉnh bổ sung thêm một số ngành nghề kinh doanh như chế biến rau quả, sản xuất các loại bánh từ bột và thức ăn chế biến sẵn.

Trên thị trường bất động sản, làn sóng M&A dự kiến sẽ tiếp tục bùng nổ nhờ chính sách mở cửa, tạo điều kiện thuận tiện hơn cho các nhà đầu tư ngoại gia nhập, đi cùng với tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Năm 2018, cơ hội để M&A tăng trưởng mạnh ở lĩnh vực doanh nghiệp sản xuất là rất lớn.

M&A của năm 2018 có thể thiên về bất động sản, thậm chí chiếm tới 80-90%

tổng lượng giao dịch.17

Từ thực tiễn phát triển mạnh mẽ hoạt động mua bán doanh nghiệp nên đặt ra yêu cầu phải xây dựng thêm các quy định, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về mua bán doanh nghiệp, hợp đồng mua bán doanh nghiệp, tạo hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động mua bán doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động này phát triển hơn nữa.

3.2.2. Xuất phát từ thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Trong thời gian qua, dù khung pháp lý hoạt động mua bán doanh nghiệp và hợp đồng mua bán doanh nghiệp đã được cải thiện song vẫn tồn tại không ít khó khăn cần khắc phục mà điển hình nhất là khung pháp lý chưa thực sự rõ ràng, nằm rải rác ở một số đạo luật như Luật Đầu tư, Luật Cạnh

17 http://congluan.vn/kinh-te/bat-dong-san/thau-tom-va-sap-nhap-m-a-tiep-tuc-la-hot-trend-2018-34411

tranh, Luật Chứng khoán… Việc quy định phân tán và chưa cụ thể đã làm các doanh nghiệp khó thực hiện việc mua bán doanh nghiệp. Nhiều quy định pháp luật mới chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức, trong khi còn thiếu những quy định về mặt nội dung của việc mua bán doanh nghiệp.

Những vấn đề thuộc lĩnh vực pháp lý như: các hình thức trong giao dịch M&A, khung pháp lý hiện hành về M&A, việc thực hiện M&A theo pháp luật Việt Nam, thẩm định và điều tra, đàm phán và soạn thảo hợp đồng M&A…là những vấn đề luôn khiến các doanh nghiệp lúng túng khi muốn xúc tiến một thương vụ M&A. Các kỹ thuật đàm phán chiếm vai trò khá lớn trong các thương vụ M&A. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã vướng vào những ràng buộc không đáng có trong giao dịch, do không có hiểu biết đầy đủ về pháp lý khi tiến hành đàm phán. Thông thường, khung pháp lý, cấu trúc của một giao dịch M&A chiếm đến 50% thời gian và quy trình thực hiện thương vụ.

Bên cạnh đó, việc thẩm định giá trị doanh nghiệp giữa bên mua và bên bán, thẩm định về tài chính và thuế, phương pháp định giá, là những khâu then chốt trong về quy trình mua bán doanh nghiệp.

Hiện nay, các quy định liên quan đến hoạt động M&A mới chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức của hoạt động M&A, trong khi đó, các vấn đề về mặt nội dung cần phải được quy định đầy đủ hơn nữa. Khung pháp lý về hoạt động M&A sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác lập giao dịch, địa vị của bên mua, bên bán, hậu quả pháp lý sau khi kết thúc giao dịch M&A.

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán doanh nghiệp – pháp luật một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)