Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH
1.1. Một số vấn đề lý luận và pháp luật về hợp đồng bảo lãnh
1.1.2. Pháp luật về hợp đồng bảo lãnh
1.1.2.5. Hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh
Có hai loại hiệu lực khác nhau đối với hợp đồng nói chung và hợp đồng bảo lãnh nói riêng, đó là hiệu lực đối với các bên giao kết hợp đồng và hiệu lực đối kháng với người thứ ba.
Khoản 1 Điều 401 BLDS năm 2015 quy định: “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác”.
Như vậy, hợp đồng bảo lãnh có hiệu lực đối với các bên kể từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
BLDS năm 2015 cũng quy định, biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm. Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán17. Đây là quy định mới của BLDS năm 2015 nhằm đảm bảo tốt hơn quyền lợi của bên nhận bảo đảm. Việc quy định rõ về hai quyền truy đòi tài sản và quyền được ưu tiên thanh toán của bên nhận bảo đảm thể hiện sự hài hòa yếu tố vật quyền trong quan hệ trái quyền khi điều chỉnh quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của BLDS năm 2015.
17 Điều 297 và khoản 2 Điều 298, BLDS năm 2015.
Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định số 102/NĐ-CP, hợp đồng bảo lãnh không thuộc trường hợp bắt buộc phải đăng ký. Do đó, với các hợp đồng bảo lãnh- thế chấp hoặc hợp đồng bảo lãnh- cầm cố thì thởi điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba được xác định tương tự như với hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của người khác. Chẳng hạn, với hợp đồng bảo lãnh- cầm cố thì việc cầm cố có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố. Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. Đối với hợp đồng bảo lãnh- thế chấp thì có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký theo quy định tại Nghị định số 102/NĐ-CP.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo lãnh, có thể một trong các bên bảo lãnh hoặc nhận bảo lãnh bị thay đổi, hoặc không còn tồn tại nữa. Khi đó, chủ thể nào sẽ tiếp tục chịu trách nhiệm về nghĩa vụ bảo lãnh? Có thể nói, việc giải quyết vấn đề này tương tự như đối với các hợp đồng nói chung. Thay đổi một hoặc các bên tham gia hợp đồng bảo lãnh không làm thay đổi thời điểm giao dịch bảo đảm có giá trị pháp lý với người thứ ba18.
Nếu cá nhân là bên bảo lãnh chết thì những người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại: tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác19.
Pháp nhân là bên bảo lãnh nếu do chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức pháp nhân mà dẫn đến chấm dứt hoạt động thì luôn có ít nhất một pháp nhân kế thừa trách nhiệm20. Riêng trường hợp chấm dứt tồn tại hoàn toàn pháp nhân bằng việc giải thể hoặc phá sản pháp nhân thì không có pháp nhân nào chịu trách nhiệm kế thừa. Tuy nhiên về nguyên tắc pháp nhân giải thể phải bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, trong đó có nghĩa
18 Điều 14 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP.
19 Điều 615 BLDS năm 2015.
20 Điều 88, 89, 90, 91, 92 BLDS năm 2015.
vụ bảo đảm21. Nếu pháp nhân bị phá sản thì tài sản bảo đảm sẽ được xử lý để đảm bảo nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh22.
BLDS năm 2015 quy định: Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ23. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính24. Từ quy định trên có thể thấy, mặc dù hợp đồng bảo lãnh là hợp đồng phụ nhưng hiệu lực của nó lại không phụ thuộc vào hợp đồng chính như các loại hợp đồng phụ khác.
Điều 15 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy định về mối quan hệ giữa giao dịch bảo đảm và hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm như sau:
Thứ nhất, hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Thứ hai, giao dịch bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Thứ ba, hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Thứ tư, giao dịch bảo đảm bị huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
21 Khoản 2 Điều 93, BLDS năm 2015 và khoản 2 Điều 201, Luật Doanh nghiệp năm 2014.
22 Điều 95 BLDS năm 2015 và Điều 53 Luật Phá sản năm 2014.
23 Khoản 2 Điều 407 BLDS năm 2015.
24 Khoản 3 Điều 407 BLDS năm 2015.
Thứ năm, trong trường hợp giao dịch bảo đảm không chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ hoàn trả của bên có nghĩa vụ đối với mình.
Mặc dù Nghị định 163/2006/NĐ-CP không còn hiệu lực pháp luật do BLDS năm 2005 đã được thay thế bằng BLDS năm 2015. Tuy nhiên, các quy định này của Nghị định cũng phù hợp với lý luận và phù hợp với quy định của BLDS năm 2015 nên cần phải được tiếp tục cân nhắc đưa vào nội dung văn bản thay thế Nghị định 163/2006/NĐ-CP .
Quan hệ giữa hợp đồng chính với hợp đồng bảo đảm nói chung và hợp đồng bảo lãnh nói riêng cũng tương tự như hợp đồng và điều khoản trọng tài thương mại: dù hợp đồng vô hiệu thì thỏa thuận về trọng tài ở trong hoặc ngoài hợp đồng vẫn giữ nguyên giá trị và ngược lại, thỏa thuận về trọng tài dù có vô hiệu cũng không ảnh hưởng tới hiệu lực của hợp đồng thương mại25.
BLDS năm 2015 quy định: Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định26. Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật, việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định27. Như vậy, chỉ trong những trường hợp pháp luật có quy định thì việc đăng ký hợp đồng bảo lãnh mới là điều kiện có hiệu lực bắt buộc. Nếu không thuộc trường hợp pháp luật quy định bắt buộc mà không đăng ký hợp đồng bảo lãnh thì hợp đồng đó không bị vô hiệu mà chỉ không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba.