Kinh nghiệm của Đài Loan

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại việt nam (Trang 30 - 35)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI

1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia về quản lý lao động ngoài nước. Những bài học cho Việt Nam

1.3.1 Kinh nghiệm của Đài Loan

Đài Loan có nền công nghiệp phát triển hiện đại, có nhiều tập đoàn công nghiệp lớn, ngoài ra còn có khoảng 80.000 xí nghiệp vừa và nhỏ, chiếm khoảng 98% tổng số xí nghiệp ở Đài Loan, đạt 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và 60% tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu. Các xí nghiệp vừa và nhỏ đã góp phần tạo

nên sự tăng trưởng kinh tế của Đài Loan trong suốt 40 năm qua và cũng là nơi sử dụng lao động nước ngoài nhiều nhất. Mức thu nhập bình quân theo đầu người là 14.000 USD/năm, xếp thứ 25 trên thế giới [25]. Từ năm 1990, Đài Loan bắt đầu nhận lao động của các nước Thái Lan, Philipin, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a vào làm việc và từ tháng 11 năm 1999 đến nay, Đài Loan tiếp nhận thêm lao động Việt Nam. Lao động nước ngoài làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, công trường và cả trong lĩnh vực giúp việc gia đình, bệnh viện va các khu điều dưỡng (Khán hộ công). Số lượng lao động nước ngoài thường xuyên có mặt tại Đài Loan vào khoảng trên 320.000 người. Riêng Việt Nam có khoảng hơn 80.000 lao động, trong đó có gần 60.000 lao động giúp việc gia đình và khán hộ công.

Tình hình thực tiễn lao động Việt Nam tại Đài Loan:

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, trong năm 2017, tổng số lao động đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) là 66.926 lao động. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp số lượng lao động đưa đi Đài Loan đạt trên 60.000 người (chiếm gần 50% tổng số lao động Việt Nam được đưa đi làm việc tại các thị trường trong năm nay).

Ngoài ra, thị phần của lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) tăng đều trong các năm gần đây. Tính đến hết tháng 11.2017, tổng số lao động Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan là 206.184 người, chiếm 30% thị phần (cùng kỳ năm 2016 là 29,3%). Trong đó, số lao động làm việc trong ngành sản xuất công nghiệp chiếm trên 87%, lao động làm việc trong ngành dịch vụ xã hội chiếm 13%, tăng trưởng đều qua các năm và luôn thuộc top dẫn đầu trong thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam bởi có nhiều lý do. Thứ nhất, việc thu phí đi làm việc tại Đài Loan đƣợc "xiết" lại khá chặt trong những năm gần đây, do đó người lao động thường phải trả mức phí không quá cao so với một số thị trường khác (tối đa không quá 4.000 USD/người đối với lao động làm việc ở khu

vực nhà máy và 3.300 USD/người đối với lĩnh vực chăm sóc người bệnh. Mức phí này áp dụng từ 1-2-2014).

Ngoài việc chi phí dễ chịu, việc Đài Loan áp dụng mức tăng lương cơ bản theo lộ trình và tăng nhu cầu tuyển dụng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động đến với thị trường này. Mặt khác, Bộ Lao động Đài Loan đã đưa thêm ngành nghề nuôi cá lồng đại dương vào diện được tiếp nhận lao động nước ngoài, tạo điều kiện để người lao động có thêm "cửa" tham gia vào thị trường lao động với đa dạng ngành nghề, lĩnh vực.

Theo thông báo của Bộ Lao động Đài Loan, Luật Lao động Đài Loan vừa được sửa đổi bổ sung một số điều liên quan đến quyền lợi của người lao động làm việc tại Đài Loan, có hiệu lực từ ngày 01.3.2018.

Sau đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) đã ban hành văn bản số 384/QLLĐNN - ĐL - CM thông báo và hướng dẫn các doanh nghiệp những sửa đổi của Luật Lao động Đài Loan và các mẫu hợp đồng lao động mới dành cho lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan. Trong đó, những nội dung sửa đổi của Luật Lao động Đài Loan gồm: Sửa đổi và bổ sung quy định về thời gian làm việc và ngày nghỉ trong tuần (Điều 36); Sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ làm việc theo ca, làm thêm giờ (Điều 24, Điều 32 và Điều 34); Sửa đổi cách tính tiền làm thêm giờ vào ngày nghỉ thông thường trong tuần (Điều 24) và Sửa đổi, bổ sung quy định về nghỉ phép (Điều 38).

Bên cạnh đó, căn cứ quy định mới của Đài Loan, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã chỉnh sửa một số nội dung liên quan trong hợp đồng lao động dành cho lao động đi làm việc tại Đài Loan về: Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, cách tính thời gian và tiền làm thêm giờ; quy định về nghỉ phép áp dụng cho lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan. Mẫu hợp đồng lao động mới dành cho lao động Việt Nam đi làm việc theo từng ngành nghề tại Đài Loan nhƣ sau sẽ chia thành các nhóm cụ thể nhƣ: Mẫu hợp đồng lao động dành cho

lao động Việt Nam làm việc trong các đơn vị sản xuất, công trường xây dựng, các đơn vị dịch vụ xã hội; Mẫu hợp đồng lao động dành cho lao động Việt Nam làm việc trong các gia đình của Đài Loan; Mẫu hợp đồng lao động dành cho lao động thuyền viên Việt Nam làm việc trên các tàu cá gần bờ.

Về mô hình quản lý lao động nước ngoài của Đài Loan

Đài Loan theo mô hình quản lý lao động nước ngoài bằng cấp giấy phép lao động. Giấy phép lao động do Ủy Ban Lao Động , Viê Hành Chính, Trung Hoa Dân Quốc cấp. Giấy phép lao động có thể đƣợc gia hạn bởi Ủy ban này.

Người lao động nước ngoài phải xuất cảnh trước khi giấy 35 phép lao động hết hạn. Trong vòng 30 ngày trước hoặc sau ngày mãn hạn 6 tháng, 18 tháng và 30 tháng sau khi ba nhâp cảnh , người sử dụng lao động phải thu xếp cho người lao động đi khám sức khỏe, và thông báo kết quả kiểm tra sức khỏe cho Nhà chức trách y tế taị điạ phương trong vòng 15 ngày sau khi nhận được giấy kết quả khám sức khỏe . Người lao động có quyền giữ hộ chiếu, th cư trú và tài sản khác của mình. Người sử dụng lao động không có quyền giữ những thứ này.

Người sử dụng lao động phải làm thủ tục gia hạn thời gian cư trú cho người lao động trước khi hết hạn cư trú.

Người lao động nước ngoài được phép quay lại Đài Loan nếu quan hê hơp đồng lao độngchấm dứt, hoặc giấy phép thuê lao động hết ha , hoặc kết quả khám sức khỏe không đạt yêu cầu, sau đó lại đạt yêu cầu, và không vi phạm bất kỳ qui đi h pháp luâ nào. Sau khi về nước 01 ngày, thì người lao động lại có thể làm thủ tục xin Visa tái nhập cảnh vào Đài Loan làm việc. Tuy nhiên tổng thời gian lao động trong lãnh thổ Đài Loan cộng dồn laị không được vươ quá 9 năm.

Người lao động có thể bị phạt từ 30.000 Đài tê đến 150.000 Đài tê và bi trục xuất trong thời hạn qui định, không đƣợc tiếp tục làm viêc trên vùng lãnh thổ Đài Loan nữa, nếu sau khi nhâp cảnh vào Đài Loan mà liên tục bỏ việc 03 ngày, hoặc mất liên lac hay làm việc chongười sử dụng lao động bất hợp pháp. Nếu có tranh

chấp phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động về quyền lợi lao động, người lao động có thể trực tiếp tìm đến Cơ quan hành chính lao động của chính quyền thuộc các huyện thị nơi người lao động làm việc để xin giúp điều đình dàn xếp giải quyết. Nếu người lao động gặp tình tra g mua bán người, có thể khiếu nại với Trung tâm phục vụ tư vấn lao động nước ngoài của các huyê thi họặc gọi điện thoại miễn phí dành cho lao động nước ngoài tới Cục việc làm trực thuộc Ủy ban lao động, hoặc gặp các quầy phục vụ lao động nước ngoài taị Sân bay quốc tế Đào Viên và Sân bay quốc tế Cao Hùng đề nghị hỗ trợ báo cảnh sát và cơ quan di trú để điều tra và hỗ trợ phiên dịch khi ra tòa, đồng thời khẩn cấp sắp đặt chỗ ở nơi an toàn, và chuyển đổi cho bạn người sử dụng lao động khác, và hỗ trợ xử lý tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động.

Các thông tin cho thấy Việt Nam có thể học nhiều kinh nghiệm từ Đài Loan nhƣ:

Thứ nhất, quan tâm tới quyền con người trong việc quản lý lao động nước ngoài; chăm sóc người lao động nước ngoài về mặt thể chất và tinh thần, chống trả các hành vi mua bán người, hỗ trợ người lao động nước ngoài giải quyết tranh chấp lao động…

Thứ hai, thiết lập mạng lưới quản lý lao động nước ngoài gần gũi, dễ tiếp cận;

Thứ ba, chỉ dẫn cụ thể cho người lao động nước ngoài thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

Đài Loan có nền văn hóa khá gần gũi với Việt Nam. Mặc dù trình độ phát triển kinh tế khá cao, nhưng mô hình quản lý lao động nước ngoài của Đài Loan khá thích hợp với Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại việt nam (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)