Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại việt nam (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI

1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia về quản lý lao động ngoài nước. Những bài học cho Việt Nam

1.3.3 Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Hàn Quốc là một quốc gia năm ở khu vực Bắc Á, trên bán đảo Triều Tiên, là một nước phát triển với mức sống cao.

Kinh tế Hàn Quốc chủ yếu dựa vào các ngành công nghệ cao nhƣ điện tử, lọc dầu, đóng tàu, sản xuất ô tô. Sự bùng nổ của nền kinh tế Hàn Quốc từ những năm 1980 đã khiến nước này thiếu hụt nhân công trầm trọng. Để cung cấp đủ nhân lực cho các ngành công nghiệp vừa và nhỏ, Hàn Quốc bắt đầu có chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài từ những năm 1980.

Văn bản pháp luật của Hàn Quốc đối với lao động nước ngoài có thể kể đến:

Ngày 16 tháng 8 năm 2003, Hàn Quốc ban hành đạo luật số 6967 quy định lại về việc sử dụng lao động nước ngoài với mục đích đảm bảo quan hệ cung cầu về lao động thông qua việc giới thiệu và quản lý lao động nước ngoài một cách có hệ thống [30, tr.9].

Ngày 15/8/2003, Quốc hội Hàn Quốc phê chuẩn Luật Cấp phép cho người lao động nước ngoài, có hiệu lực từ 1/8/2004.

Đối tƣợng áp dụng:

Người lao động nước ngoài là người không có quốc tịch Hàn Quốc làm việc cho các doanh nghiệp hoặc công xưởng tại Hàn Quốc. Luật này không áp dụng đối với thuyền viên không có quốc tịch Hàn Quốc, làm việc trên các tàu hàng hải và chủ tàu sử dụng thuyền viên đó.

Cơ quan quản lý:

Ủy ban quản lý chính sách lao động nước ngoài được thành lập nhằm xem xét, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của hệ thống sử dụng lao động nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động. Ủy ban này chịu sự giám sát của Thủ tướng Chính phủ.

Kế hoạch tuyển dụng:

Hàng năm, Bộ trưởng Bộ Lao động dự thảo kế hoạch tuyển dụng lao động nước ngoài và công bố vào ngày 01 tháng 10.

Quy trình tuyển dụng:

Chủ sử dụng lao động chỉ được tuyển dụng lao động nước ngoài sau thời hạn trên một tháng kể từ khi đăng ký nhu cầu tuyển dụng lao động tại Trung tâm giới thiệu việc làm và đƣợc Trung tâm thông báo không tuyển đƣợc đủ lao động là người Hàn Quốc.

Thời hạn làm việc:

Chủ sử dụng lao động phải ký hợp đồng lao động với lao động nước ngoài. Thời hạn của hợp đồng lao động không quá 1 năm. Lao động nước ngoài chỉ đƣợc phép làm việc tại Hàn Quốc tối đa là 3 năm kể từ ngày nhập cảnh và chỉ được tuyển dụng lại sau khi đã rời nước này hơn 1 năm.

Thời kỳ đầu nhập khẩu lao động với khoảng vài trăm nghìn lao động đến từ các nước Châu Á, Hàn Quốc lựa chọn Phương thức quản lý lao động nước ngoài theo mô hình Nhật Bản áp dụng tại Hàn Quốc với tên gọi là “thực tập sinh nghề nghiệp”. Đạo luật về thuê mướn lao động nước ngoài năm 2003 đã đổi

phương thức quản lý lao động nước ngoài theo mô hình Đức áp dụng tại Hàn Quốc và được gọi là “hệ thống cho phép thuê mướn lao động”

Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy việc lựa chọn mô hình quản lý lao động nước ngoài tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài và nhu cầu sử dụng lao động ở các trình độ nào. Đối với sự cần thiết sử dụng một số lƣợng lớn lao động nước ngoài và sự thúc bách tiếp nhận lao động di cư, thì chế độ cấp giấy phép lao động là phù hợp hơn so với chế độ thực tập sinh nghề nghiệp. Từ các kinh nghiệm này có thể rút ra bài học cho Việt Nam nhƣ sau:

- Cần có sự chủ động trong việc xuất và nhập khẩu xuất lao động dựa trên trình độ phát triển kinh tế trong từng giai đoạn;

- Lựa chọn mô hình quản lý lao động nước ngoài thích hợp quan từng thời kỳ dựa trên nhu cầu nhập khẩu lao động và trình độ của lao động nhập khẩu trong mối tương quan với trình độ phát triển kinh tế; và

- Cần nghiên cứu k lưỡng kinh nghiệm nước ngoài trước khi tiếp nhận.

Hàn Quốc có nhiều điểm khác biệt với Việt Nam về trình độ phát triển kinh tế, mô hình quan hệ quốc tế. Do đó kinh nghiệm Hàn Quốc có giá trị tham khảo đối với Việt Nam, nhƣng nhiều kinh nghiệm khó có thể du nhậpvào Việt Nam một cách thích hợp.

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại việt nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)