Các giải pháp về xây dựng pháp luật

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại việt nam (Trang 74 - 77)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀNTHIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI

3.4. Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam

3.4.1. Các giải pháp về xây dựng pháp luật

Thứ nhất, cần xây dựng một bộ nguyên tắc cho pháp luật quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam, và tách vấn đề “xuất khẩu” và “nhập khẩu” lao động để điều tiết riêng biệt.

Nhƣ trên đã phân tích các nguyên nhân dẫn đến các bất cập của các văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành về quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam.

Nguyên nhân thứ nhất là nhà làm luật chƣa xác định đƣợc đầy đủ các nguyên tắc của pháp luật quản lý lao động nước ngoài. Thực tế Bộ luật Lao động tại Chương XI, Mục 3 chƣa có qui định nào về các nguyên tắc của pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam mà lĩnh vực pháp luật này được qui định cùng với vấn đề đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Hai vấn đề lao động này xuất phát từ hai nhu cầu khác nhau của đất nước, chẳng hạn trong giai đoạn hiện nay việc xuất khẩu lao động đối với Việt Nam cần khuyến khích và thực hiện đƣợc càng nhiều càng tốt, trong khi đó cần có sự kiểm soát chặt chẽ cả về số lượng đối với lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam.

Do đó các nguyên tắc của Bộ luật Lao động 2012 qui định tại Điều 168 không thể là nguyên tắc chung cho hai loại lao động này. Vì vậy cần tách bạch hai loại lao động này để điều tiết riêng. Các nguyên tắc của pháp luật về quản lý lao động nước ngoài hay lao động di trú tại nước sở tại phải được qui định đầy đủ. Các nguyên tắc đó bao gồm: Tôn trọng quyền con người; Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; Bảo đảm hiệu quả kinh tế và bảo vệ việc làm cho người lao động bản xứ; Tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động nước ngoài. Các nguyên tắc này đã được nghiên cứu tại Chương 1 của luận văn này và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các qui định của pháp luật quản lý lao động nước ngoài và là chuẩn mực cho việc đánh giá mô hình quản lý và hành vi quản lý.

Thứ hai, cần qui định cụ thể hơn và chặt chẽ hơn những mối liên hệ giữa các chủ thể quản lý lao động nước ngoài tại Bộ luật Lao động.

Hiện nay Bộ luật Lao động 2012 đã dành quá nhiều vấn đề cho các văn bản dưới luật qui định nhất là vấn đề quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên các văn bản dưới luật chưa thể hiện được đầy đủ mối liên hệ giữa các cơ quan trong việc quản lý lao động nước ngoài, đồng thời giá trị pháp lý của các qui định này thấp. Do vậy cần có qui định cụ thể về mối liên hệ này ở tầm văn bản có giá trị pháp lý cao hơn. Tư tưởng cục bộ trong quản lý nhà nước ở ta vẫn còn nhiều do đó sự chủ trì phối hợp để xây dựng thông tư trở nên kém hiệu quả và các qui định của thông tƣ dễ bị thay đổi. Nhƣ trên đã phân tích nguyên nhân thứ hai dẫn tới sự bất cập của pháp luật quản lý lao động nước ngoài là những mối liên hệ giữa các chủ thể quản lý lao động nước ngoài chưa đƣợc cụ thể hóa ở tầm văn bản có giá trị pháp lý cao. Việc phối hợp giữa cơ quan quản lý lao động với cơ quan công an bị nhường thẩm quyền cho tông tư liên bộ. Vì vậy giải pháp này là giải pháp cần thiết để khắc phục bất cập nói trên.

Thứ ba, cần coi trọng vai trò của tƣ pháp trong hoạt động hỗ trợ quản lý lao động nước ngoài ở Việt Nam.

Trong nhà nước pháp quyền, tư pháp giữ vai trò tối quan trọng vì sự phán quyết của tƣ pháp luôn nhân danh những gì ở vị trí cao nhất trong một nền tài phán, do đó đƣợc cƣỡng chế rất mạnh để thi hành. Vì vậy Bộ luật Lao động không thể không đề cập tới vai trò của tƣ pháp. Việc đề cập này có thể gián tiếp thông qua ấn định các chế tài dân sự, thương mại, hình sự đối với các vi phạm, nhƣng cũng có thể qui định trực tiếp thẩm quyền của tòa án đối với các vi phạm như vậy. Tòa án đồng thời là nơi bảo vệ chắc chắn nhất cho quyền con người và quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. Việc nhường nhiều vấn đề kể cả chế

tài cho văn bản dưới luật như hiện nay trong lĩnh vực pháp luật quản lý lao động nước ngoài là không phù hợp vì văn bản dưới luật không có thẩm quyền qui định về tƣ pháp.

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại việt nam (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)