CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM
2.3. Thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam
2.3.2. Tại Khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh
Khu kinh tế Vũng Áng được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo Quyết định số 72/2006/QĐ-TTg ngày 03/4/2006 có diện tích 22.781ha với mục tiêu đầu tƣ xây dựng, phát triển thành Khu kinh tế đa ngành. Khu kinh tế Vũng Áng đã thu hút nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn đến đầu tƣ Với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư đến từ các nước có nền khoa học tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan, Singapore... đã góp phần làm cho Khu kinh tế Vũng Áng sôi động.
Cùng với đó các doanh nghiệp hàng loạt đưa lao động nước ngoài sang làm việc với số lƣợng không ngừng tăng, làm cho việc quản lý lao động trở nên khó khăn, đặc biệt là vấn đề về cấp giấy phép lao động, th tạm trú để phù hợp với các quy định của pháp luật.
Trong năm 2016, số lao động vào làm việc tại Khu kinh tế Vũng Áng có sự biến động do chịu sự ảnh hưởng của sự cố môi trường biển, tiến độ triển khai dự án của một số doanh nghiệp, nhà đầu tƣ bị gián đoạn, bên cạnh đó số lao động cũng có xu hướng giảm rõ rệt do nhiều hạng mục của dự án Formosa đã hoàn thành nên nhu cầu sử dụng lao động cũng vì thế giảm xuống. Cụ thể:
Tổng lao động 15.882 người: Lao động trong nước: 13.135 người; Lao động nước ngoài: 2.747 người, trong đó: Lao động trong các doanh nghiệp, nhà đầu tư là: 11.392 người
- Lao động trong nước là: 10.142 người - Lao động nước ngoài là: 1.250 người
Riêng tại Dự án Formosa: Tổng lao động: 10.683 người, gồm 8.025 lao động Việt Nam và 2.658 người nước ngoài. Trong đó:
- Chủ đầu tư: 6.193 người, gồm 5.032 lao động Việt Nam và 1.161 người nước ngoài;
- Nhà thầu: 4.490 người, gồm 2.993 lao động Viêt Nam và 1.497 người nước ngoài.
Trong năm 2017, số lao động vào làm việc tại Khu kinh tế Vũng Áng không có sự biến động nhiều so với năm 2016, do tiến độ triển khai dự án của một số doanh nghiệp, nhà đầu tƣ vẫn đang cầm chừng, chƣa triển khai mạnh mẽ;
bên cạnh đó nhiều hạng mục của dự án Formosa đã hoàn thành nên nhu cầu sử dụng lao động ngày càng ổn định. Số liệu cụ thể tại thời điểm báo cáo nhƣ sau:
Số lượng lao động:
Tổng lao động tại Khu kinh tế Vũng Áng: 15.475 người.
- Lao động trong nước: 13.325 người.
- Lao động nước ngoài: 2.150 người.
- Thu nhập bình quân người Việt Nam: 6,8 triệu đồng/người/tháng.
Riêng Dự án Formosa:
Tổng lao động: 9.680 người, gồm 7.578 lao động Việt Nam và 2.102 người nước ngoài. Trong đó:
- Chủ đầu tư: 5.874 người, gồm 4.836 lao động Việt Nam và 1.038 người nước ngoài.
- Nhà thầu: 3.806 người, gồm 2.742 lao động Viêt Nam và 1.064 người nước ngoài.
Về tình hình Cấp phép lao động:
Năm 2017 Hà Tĩnh đã cấp giấy phép lao động cho 1.482 lượt người, trong đó: cấp mới 534 lượt người, cấp lại 948 lượt người. Tổng số giấy phép lao động đã được cấp cho người lao động nước ngoài lũy kế đến thời điểm hiện tại là 13.466 giấy phép thuộc 11 quốc tịch [26].
Vị trí công việc và trình độ chuyên môn của lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu là chuyên gia, lao động k thuật, giám đốc điều hành và nhà quản lý. Tỉ lệ lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động ngày càng tăng và đảm bảo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và hướng dẫn của các bộ, ngành trung ương.
Riêng đối với dự án Formosa, đây là dự án sử dụng nhiều nhà thầu phụ, với nhiều tầng cấp trung gian, có thời điểm tại các công trường của dự án có đến hàng trăm nhà thầu phụ có sử dụng lao động là người nước ngoài. Mặt khác, số lao động nước ngoài cũng liên tục biến động theo tiến độ của dự án, dẫn đến công tác quản lý, theo dõi người nước ngoài làm việc tại Khu kinh tế Vũng Áng gặp nhiều khó khăn.
Theo Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, nguyên nhân của sự việc này xuất phát từ một số quy định pháp luật hiện hành về nhập cảnh, xuất cảnh vẫn còn những điểm bất cập, chƣa thống nhất, thậm chí còn bị lợi dụng… Nên thời gian qua, nhiều người nước ngoài đã vào Việt Nam với danh nghĩa tham quan, du lịch, sau đó xin chuyển đổi để thực hiện các mục đích khác, đặc biệt xin chuyển đổi ở lại lao động. Tình trạng số lao động làm việc trên địa bàn có sự biến động liên tục qua các năm cũng gây khó khăn rất lớn cho công tác quản lý.
Bên cạnh đó, một số nhà thầu vẫn chƣa chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý, sử dụng lao động là người nước ngoài. “Chế độ thông tin báo cáo thực hiện còn mang tính hình thức, đối phó và thiếu kịp thời, nhiều nhà thầu còn đƣa ra các quy định quá cao về ngoại ngữ (nghe, nói, viết thông thạo) hoặc yêu cầu quá cao về chuyên môn để loại lao động Việt Nam ra khỏi quá trình tuyển chọn. Vì vậy, nhiều dự án, nhiều hạng mục công trình có nhu cầu sử dụng lao động với số lƣợng lớn nhƣng tỉ lệ lao động Việt Nam đƣợc tuyển dụng rất thấp…”
Về mặt chính sách quản lý lao động nước ngoài
Ngoài việc đƣa ra những chính sách thu hút lao động, Hà Tình cũng tăng cường quản lý lao động nước ngoài, liên tục rà soát chính sách pháp luật lao động tại Khu kinh tế Vũng Áng và hướng dẫn thực hiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài qua mạng điện tử...
Trên thực tiễn, liên quan đến công tác quản lý lao động nước ngoài, ngày 03/11/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định 46/2017/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế phối hợp quản lý người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung, trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh và trách,nhiệm của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc ký hợp đồng,
quản lý người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Mục đích của quy chế này là:
- Đảm bảo thống nhất công tác quản lý người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng người lao động nước ngoài và người nước ngoài đang làm việc trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Đảm bảo đúng quy định pháp luật và dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mỗi cơ quan, tổ chức đã đƣợc pháp luật quy định.
- Thường xuyên trao đổi thông tin giữa các cơ quan về công tác quản lý nhà nước về tình hình người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn nhằm kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh, góp phần ổn định an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.
Nhƣ vậy, mặc dù trong tình trạng khó khăn chung, nhƣng Hà Tĩnh vẫn là điểm đến hấp dẫn cho lao động nước ngoài bằng những chính sách phù hợp và nguồn thu nhập ổn định.