Các giải pháp về tổ chức thực hiện pháp luật quản lý lao động nước ngoài

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại việt nam (Trang 77 - 80)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀNTHIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI

3.4. Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam

3.4.2. Các giải pháp về tổ chức thực hiện pháp luật quản lý lao động nước ngoài

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm của các đơn vị sử dụng LĐNN là do sự hạn chế trong nhận thức về các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan và sự thiếu ý thức pháp luật trong việc chấp hành những quy định này.

Chính vì vậy, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan để nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật cho người SDLĐ, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nước ngoài trúng thầu tại Việt Nam và đây là một khâu quan trọng trong tổ chức thực hiện pháp luật. Thực tế, vấn đề này thời gian qua cũng chƣa đƣợc chú trọng một cách đúng mức, cần đƣợc quan tâm hơn nữa

Thứ hai, tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm.

Gần đây có sự gia tăng đột biến lượng LĐPT người nước ngoài vào Việt Nam. Họ nhập cảnh theo hình thức du lịch, đƣợc các doanh nghiệp, tổ chức tuyển vào làm thời vụ, giao kết HĐLĐ và làm việc khi chƣa có giấy phép lao động dựa trên sự lợi dụng quy định người nước ngoài làm việc có thời hạn dưới ba tháng đƣợc miễn giấy phép lao động. Do vậy, lực lƣợng công an cần tăng cường thanh tra những đối tượng cư trú không đúng mục đích nhập cảnh. Việc gia hạn visa cũng cần phải siết chặt, nhất là với những người làm việc không có giấy phép lao động cũng nhƣ không chuyển mục đích visa từ du lịch sang lao động. Việc ghi rõ trong thị thực D (du lịch tự do) nội dung không đƣợc phép lao

động cũng sẽ góp phần vào việc giảm thiểu số đối tƣợng núp bóng đi du lịch để ở lại lao động bất hợp pháp tại Việt Nam.

Thời gian qua, với vai trò quản lý nhà nước, Sở LĐTBXH ở nhiều tỉnh, thành đã tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm tra tình hình sử dụng LĐNN trên địa bàn, đồng thời áp dụng nhiều biện pháp nhƣ nhắc nhở, xử phạt hành chính. Tuy nhiên, bên cạnh đó, ở nhiều địa bàn, việc thanh tra và xử lý vi phạm diễn ra một cách chiếu lệ, nửa vời, kéo dài, không dứt điểm, không thể hiện đúng tinh thần thƣợng tôn của pháp luật, dẫn đến tình trạng sử dụng trái phép LĐNN có xu hướng gia tăng và để lại những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, việc thanh tra và xử lý nghiêm minh các vi phạm trong lĩnh vực này là giải pháp hết sức cần thiết hiện nay.

Tuy nhiên, để công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hiệu quả, cần các biện pháp chế tài đủ mạnh và không chỉ là chế tài mang tính kinh tế nhƣ hiện nay đối với những chủ thể vi phạm. Theo Nghị định 11/2016, người nước ngoài sau sáu tháng làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động thì Sở LĐTBXH các tỉnh, thành đề nghị Bộ Công an ra quyết định trục xuất khỏi Việt Nam. Nhƣng thực tế, biện pháp trục xuất LĐNN khỏi Việt Nam đƣợc áp dụng rất hạn chế.

Thứ ba, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan.

Trên thực tế, các doanh nghiệp, tổ chức không khai báo việc SDLĐ thời vụ trước bảy ngày theo quy định thì cơ quan quản lý nhà nước cũng không thể giám sát được. Việc một số nhà thầu nước ngoài nhận thầu thi công các dự án như dự án cải thiện môi trường nước, các dự án xây dựng cầu đường... sử dụng một lực lƣợng chuyên gia, LĐPT hùng hậu nhƣng ngành chức năng không theo dõi, quản lý sát sao. Những khó khăn trong việc nắm thông tin, quản lý và cấp

giấy phép lao động cho người nước ngoài là do thiếu sự phối hợp của các ngành liên quan. Đây có thể nói là điểm yếu kém nhất trong tổ chức thực hiện pháp luật liên quan đến sử dụng LĐNN tại Việt Nam một cách hiệu quả. Do vậy, cần có sự phối kết hợp một cách chặt chẽ và hiệu quả giữa các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình triển khai thực hiện các quy định của pháp luật và quá trình quản lý LĐNN trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại việt nam (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)