Về trình tự, thủ tục tuyển người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại việt nam (Trang 48 - 51)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM

2.2. Quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về quản lý lao động nước ngoài

2.2.4. Về trình tự, thủ tục tuyển người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Theo Điều 170 (Bộ luật lao động 2012) quy định về điều kiện tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài như sau:

- Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu trong nước chỉ được tuyển lao động là công dân nước ngoài vào làm công việc quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động k thuật mà lao động Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

- Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu nước ngoài trước khi tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài vào làm việc trên lãnh thổ Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và đƣợc sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nhƣ vậy theo qui định thì doanh nghiệp chỉ đƣợc tuyển dụng lao động nước ngoài khi lao động trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu với tính chất công việc qui định tại khoản 1 điều này.

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị Định 11/2016 NĐ-CP qui định về đối tƣợng áp dụng nhƣ sau:

Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài) theo các hình thức sau đây:

- Thực hiện hợp đồng lao động;

- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;

- Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học k thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;

- Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;

- Chào bán dịch vụ;

- Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam đƣợc phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Tình nguyện viên;

- Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;

- Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động k thuật;

- Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.

Trình tự thủ tục:

Bước 1: Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng lao động nước ngoài, doanh nghiệp phải làm công văn báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng gửi cơ quan chấp thuận nơi người nước ngoài làm việc hoặc nơi người sử dụng lao động tại địa phương. (Hướng dẫn theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 40/2016)

Bước 2: Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người lao động + Hồ sơ cấp mới GPLĐ:

- Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế

- Văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài

- Bằng cấp

- Văn bản xác nhận kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài cho vị trí làm việc ở Việt Nam .

- 03 ảnh (4×6 quốc tế, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ

- Bản sao chứng thực hộ chiếu/Pasport nguyên cuốn - Bản sao chứng thực giấy phép đăng ký kinh doanh

Các giấy tờ sử dụng ngôn ngữ nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam, các bản sao chứng thực không quá 06 tháng.

+ Hồ sơ cấp lại GPLĐ (Trong vòng 45 ngày trước ngày giấy phép hết hạn phải làm thủ tục cấp lại):

- Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế

- Bằng đại học (Đối với chuyên gia); Chứng nhận 01 năm đào tạo ( Đối với lao động k thuật).

- 03 ảnh (4×6 quốc tế, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ

- Bản sao chứng thực hộ chiếu nguyên cuốn.

- Bản sao chứng thực giấy phép đăng ký kinh doanh.

Các giấy tờ quy định tại mục 2 phải đƣợc hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam, các bản sao chứng thực không quá 06 tháng.

Theo Điều 172 Bộ Luật Lao Động và khoản 2 Điều 7 Nghị định 11/2016 NĐ-CP quy định các trường hợp được miễn giấy phép lao động như sau:

- Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.

- Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.

- Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.

- Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.

- Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống k thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ

ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.

- Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sƣ.

- Theo quy định của Điều ƣớc quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhƣng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

- Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại việt nam (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)