CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM
2.4. Nhận xét về các quy định pháp luật về quản lý lao động nước ngoài và thực tiễn thi hành tại Việt Nam
2.4.1 Ưu điểm
Chính sách quản lý lao động nước ngoài thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước là những vị trí công việc mà lao động Việt Nam không đáp ứng được thì được sử dụng lao động nước ngoài. Những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện đƣợc nghiên cứu, trao đổi, đối thoại và cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao, cụ thể như sau:
- Các văn bản pháp luật quy định việc quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được ban hành tương đối đầy đủ và đồng bộ.
- Một số văn bản hướng dẫn thực hiện quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam từng bước được bổ sung, hoàn chỉnh theo hướng chủ động và tăng cường quản lý.
- Các bộ, ngành đã tích cực xây dựng các văn bản chỉ đạo, đôn đốc thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Trình tự, thủ tục, hồ sơ trong việc chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, cấp, cấp lại giấy phép lao động; xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã giảm bớt thủ tục hành chính, phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong cấp giấy phép lao động theo tinh thần Nghị quyết số 36/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, thực hiện việc cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài qua mạng điện tử.
- Các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng người lao động nước ngoài thực hiện đúng quy định của pháp luật về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Lực lượng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam chủ yếu là chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành và lao động k thuật, đã bổ sung đáng kể nguồn nhân lực có chuyên môn k thuật, kinh nghiệm quản lý điều hành, k năng làm việc chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế mà lao động Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc.
2.4.2 Nhược điểm
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhƣ sau:
- Pháp luật hiện hành chƣa xác định đƣợc đầy đủ các nguyên tắc của pháp luật quản lý lao động nước ngoài, trong khi các nguyên tắc chung của luật lao động không thể áp dụng vừa khít đối với các quan hệ quản lý lao động nước ngoài bởi mục tiêu sử dụng lao động trong nước và mục tiêu sử dụng lao động nước ngoài không đồng nhất với nhau, đôi khi trái ngược nhau. Biểu hiện của các bất cập này là Bộ luật Lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành không nêu ra các nguyên tắc của lĩnh vực pháp luật này.
- Công tác phối hợp, trao đổi thông tin trong quản lý lao động nước ngoài giữa các cơ quan chuyên môn ở địa phương chưa chặt chẽ, kịp thời và đồng bộ giữa ngành LĐ-TB&XH kế hoạch và đầu tƣ, công an...trong việc chia s thông tin, giải quyết các vi phạm phát sinh.
- Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật đối với việc quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam ở địa phương mặc dù đã được quan tâm nhưng chưa thực sự thường xuyên, liên tục, dẫn đến cách hiểu và thực hiện chƣa đƣợc thống nhất, gây khó khăn cho doanh nghiệp, tổ chức.
- Việc phối hợp thực hiện trong việc quản lý còn hạn chế, công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp, tổ chức trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động nước ngoài chưa được quan tâm đúng mức.
- Ý thức tự giác chấp hành pháp luật của một số nhà thầu và người lao động nước ngoài trong việc tuyển, sử dụng và thực hiện cấp giấy phép lao động; xuất nhập cảnh và cư trú còn hạn chế; nhiều người lao động nước ngoài vào Việt Nam mới thực hiện việc cấp giấy phép lao động.
2.4.3. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế:
Như đã nghiên cứu, pháp luật quản lý lao động nước ngoài không chỉ bao gồm tổng thể các nguyên tắc, qui tắc đƣợc chứa đựng trong các nguồn pháp luật khác nhau, mà còn bao gồm cả việc thi hành và tổ chức thi hành bởi các nguyên tắc, qui tắc chỉ có thể đƣợc xem là pháp luật nếu chúng đƣợc đem ra thi hành.
Nói cách khác thi hành là một vế quan trọng để minh chứng cho việc các nguyên tắc và qui tắc đƣợc xã hội chấp nhận để điều tiết các ứng xử. Vì vậy khi nói tới nguyên nhân của các bất cập của pháp luật quản lý lao động nước ngoài, cần nói tới nguyên nhân của các bất cập về xây dựng các nguyên tắc, qui tắc xử sự, đồng thời nói tới nguyên nhân của các bất cập trong việc thi hành và tổ chức thi hành các nguyên tắc và qui tắc đã đƣợc tạo dựng.
Về các nguyên nhân của các bất cập về xây dựng pháp luật quản lý lao động nước ngoài
Nguyên nhân thứ nhất, Trong hệ thống pháp luật hiện hành, rất ít các qui định nói về hành vi quản lý phải hướng tới bảo vệ quyền con người. Như Chương 1 của luận văn này đã nêu kinh nghiệm của Đài Loan, dù rất khắt khe trong việc quản lý lao động nước ngoài, nhưng pháp luật nước này quan tâm nhiều tới hỗ trợ lao động nước ngoài khi bị buôn bán người, bị áp bức, bóc lột và hành hạ...
Nguyên nhân thứ hai, những mối liên hệ giữa các chủ thể quản lý lao động nước ngoài chưa được cụ thể hóa ở tầm văn bản có giá trị pháp lý cao. Việc phối hợp giữa cơ quan quản lý lao động với cơ quan công an bị nhường thẩm quyền cho thông tƣ liên bộ.
Nguyên nhân thứ ba, thiếu coi trọng vai trò của tƣ pháp trong hoạt động hỗ trợ quản lý. Hầu hết các chế tài đƣợc xác định bởi các văn bản pháp luật hiện
hành về quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam chỉ xác định chế tài hành chính. Đây cũng là hệ quả không hay của việc giao việc soạn thảo luật cho cơ quản quản lý chuyên ngành. Do đó lợi ích cục bộ trong việc xây dựng vai trò và vị trí quan trọng của chuyên ngành lấn át.
Về các nguyên nhân của các bất cập về thi hành pháp luật quản lý lao động nước ngoài
Một công trình nghiên cứu đăng tải trên trang web điện tử của Tạp chí Cộng sản có liệt kê một số nguyên nhân chủ yếu trong việc thi hành và tổ chức thi hành pháp luật quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Các nguyên nhân đó bao gồm: (1) Các địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về lao động nước ngoài chưa nghiêm, theo dõi và quản lý lao động nước ngoài chưa được thực hiện thường xuyên, kịp thời và thiếu sự phối hợp, hỗ trợ của các ngành, các đơn vị ở địa phương, thực hiện chế độ báo cáo không đầy đủ, không đúng quy định, kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm còn rất hạn chế, chưa có nhiều đề xuất với Uỷ ban nhân dân, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan để có những giải pháp quản lý lao động nước ngoài; (2) người sử dụng lao động nước ngoài chưa thực hiện đúng pháp luật Việt Nam, không làm thủ tục đề nghị cấp, gia hạn giấy phép lao động kịp thời cho lao động nước ngoài, không báo cáo đầy đủ, kịp thời việc sử dụng lao động nước ngoài theo quy định; và (3) người lao động nước ngoài chưa nghiên cứu đầy đủ các quy định của pháp luật lao động Việt Nam do người sử dụng lao động cung cấp; chƣa chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để làm các thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động