Bài 6 KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG
1. Phủ định biện chứng
bệnh, trước hết người ta phải làm gì?
GV nhận xét, kết luận: Việc xóa bỏ sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng nào đó được gọi là phủ định.
Vậy phủ định là gì?
GV yêu cầu HS nêu một vài ví dụ minh họa.
GV tiếp tục đặt vấn đề: Hãy tìm sự khác nhau giữa cây lúa phủ định hạt thóc và hạt gạo phủ định hạt thóc?
GV đặt câu hỏi: Vậy thế nào là phủ định siêu hình? Thế nào là phủ định biện chứng?
GV yêu cầu HS lấy thêm một số VD minh họa.
HS lấy VD: Đốt rừng, chặt cây, hạt lúa xay thành gạo, quả trứng nở thành gà con…
HS thảo luận nhanh, trả lời:
Hạt thóc bị giã thành gạo có sự can thiệp, tác động từ bên ngoài, đây là xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của hạt thóc. Còn hạt thóc khi gieo xuống ruộng trong điều kiện bình thường có thể mọc thành cây lúa. Triết học gọi cách phủ định thứ nhất là PĐSH và phủ định thứ hai là PĐBC.
HS trả lời:
+Phủ định siêu hình:
- Những việc gây hại cho môi trường như: phá rừng, dùng chất độc hại để diệt hết sâu bọ…
- Gió bão làm đỏ cây - Động đất đổ sập nhà +Phủ định biện chứng:
- Hạt thóc mọc thành cây lúa.
- Quả trứng nở thành gà con
Phủ định là xóa bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng nào đó.
b) Phủ định siêu hình:
Là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.
c) Phủ định biện chứng:
Là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS thảo luận để phân biệt phủ định biện chứng và phủ định siêu hình.
Cách thực hiện: Phân biệt phủ định siêu
để tìm ra sự khác nhau cơ bản giữa phủ định siêu hình và phủ định biện chứng.
HS thảo luận và cử đại diện trình bày
chứng:
GV nhận xét, kết luận Phủ định biện chứng Phủ định siêu hình - Diễn ra do sự phát triển bên
trong bản thân SVHT.
- Không xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của SV.
- SV sẽ không bị xóa bỏ hoàn toàn, là cơ sở cho sự xuất hiện của SV mới, sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển trong SV mới.
- Diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài.
- Xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.
- Sự vật, hiện tượng sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn, không tạo ra và không liên quan đến sự vật mới.
GV tiếp tục nêu vấn đề: Qua bảng so sánh, chỉ ra giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình, hình thức phủ định nào diễn ra khách quan? Tính khách quan của hình thức phủ định đó biểu hiện như thế nào?
GV đặt câu hỏi tiếp: Theo em, xóa bỏ cái cũ theo phủ định biện chứng phải đảm bảo nguyên tắc nào?
HS trả lời: Phủ định siêu hình diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài. Phủ định biện chứng diễn ra ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng. Đó là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn, lượng đổi dẫn đến chất đổi, cái mới ra đời thay thế cái cũ.
GV bổ sung, kết luận: Trong quá trình phủ định biện chứng, cái cũ là điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của cái mới. Cái mới ra đời trên cơ sở của cái cũ, nó không phủ định sạch trơn cái cũ, cũng không mang theo tất cả thành phần, thuộc tính của cái cũ mà chỉ mang theo từ cái
HS phát biểu ý kiến cá nhân VD: CNXH ra đời, thay thế CNTB nhưng nó không vứt bỏ hoàn toàn những gì quí giá mà loài người đã đạt được (như: công cụ sản xuất, cơ sở vật chất và kỹ thuật,
Phủ định biện chứng có hai đặc điểm cơ bản:
- Tính khách quan: nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng.
- Tính kế thừa: Trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng, cái mới không
hợp cho sự phát triển của nó. học...) từ trong lòng cái cũ, từ cái trước đó.
4. Củng cố - luyện tập
Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của bài.
Bài tập: Nêu một số câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao có nói về tính kế thừa trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. (Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh; Cha nào con nấy; Tre già măng mọc...)
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập ở nhà - Yêu cầu HS làm bài tập 1; 2 ở SGK trang 37.
- Chuẩn bị phần 2 – bài 6 cho tiết sau.
VI. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
………
……….
………....
………
Tiết CT: 12 Ngày soạn: 29/10/2017
Bài 6
KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG
Tiết 2 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, học sinh cần phải đạt được:
1) Về kiến thức
Biết được phát triển là khuynh hướng chung của sự vật và hiện tượng 2) Về kĩ năng
Mô tả được hình “xoắn ốc” của sự phát triển 3) Về thái độ
- Phê phán thái độ phủ định sạch trơn quá khứ hoặc kế thừa thiếu chọn lọc đối với cái cũ.
- Ủng hộ cái mới, bảo vệ cái mới, cái tiến bộ.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - SGK, SGV GDCD 10
- Sách Chuẩn kiến thức, kĩ năng GDCD 10 - Bài tập tình huống GDCD 10
- Những nội dung có liên quan đến bài học
- Kĩ năng hợp tác, kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng khi thảo luận.
- Kĩ năng tư duy phê phán thái độ phủ định sạch trơn hoặc kế thừa thiếu chọn lọc đối với cái cũ.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về phủ định biện chứng và phủ định siêu hình.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Thảo luận cặp đôi - Bản đồ tư duy - Thảo luận nhóm - Trình bày 1 phút V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
GV kiểm tra sỉ số HS trong lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Thế nào là phủ định? Phân biệt phủ định biện chứng và phủ định siêu hình. Lấy VD minh họa.
Câu 2: Nêu hai đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng. Lấy VD chứng minh.
3. Giảng bài mới
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài học
phần 2, SKG trang 36 (từ đầu đến “...ba mươi lần”).
Sau khi HS trả lời xong câu hỏi, GV giải thích ví dụ từ SGK đồng thời phân tích thêm một số ví dụ khác để giúp HS hiểu khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là vận động đi lên, cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ. Sự phủ định diễn ra liên tục, tạo nên khuynh hướng tất yếu cho sự phát triển. (GV vừa phân tích ví dụ vừa yêu cầu HS vẽ sơ đồ).
Sau đó GV yêu cầu HS tìm ví dụ minh họa cho sơ đồ.
GV cần lưu ý cho HS: Cái mới ra đời không đơn giản, dễ dàng, mà phải trải qua sự đầu tranh giữa cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và cái lạc hậu.
Đôi khi cái mới tạm thời bị thất bại, bị cái cũ, cái lạc hậu lấn át nhưng theo quy luật chung cuối cùng, cái mới sẽ chiến thắng.
GV vẽ lên bảng sơ đồ hình xoáy ốc đi lên và yêu cầu HS giải thích.
GV nhận xét, kết luận: Mỗi vòng tròn tượng trưng cho
HS đọc SGK
Sau khi đọc SGK, HS lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
- Để có những hạt thóc mới thì từ hạt thóc ban đầu phải qua một hay nhiều lần phủ định?
- Những hạt thóc mới có lên quan gì đến hạt thóc ban đầu hay không?
- Nếu chỉ qua một lần phủ định từ cái cũ đã có thể tạo ra một cái mới gần giống như cái ban đầu hay chưa?
- Vậy, nhiều lần phủ định liên tiếp được gọi là gì?
HS vẽ sơ đồ:
HS có thể lấy VD về quả dừa, điện thoại di động, máy vi tính, ti vi...
Sơ đồ khuynh hướng phát triển theo hình “xoắn ốc” của sự vật, hiện tượng
triển của sự vật và hiện tượng
a.
Phủ định của phủ định
Trong quá trình vận động và phát triển vô tận của sự vật và hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Triết học gọi đó là sự phủ định của phủ định.
b.
Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là vận động đi lên, cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn.
Phủ định lần 1 SV đang
tồn tại
Sự vật
mới Sự vật
mới hơn Phủ định lần 2 (Phủ định của phủ định)
Những vòng tròn nối tiếp nhau tiến lên tượng trưng cho tính liên tục (tính kế thừa) trong quá trình phát triển vô tận của các sự vật, hiện tượng. Hướng đi lên chứng tỏ sự vật, hiện tượng ra đời sau tiến bộ hơn sự vật, hiện tượng ra đời trước.
GV: Từ bài học này, các em rút ra được điều gì cho bản thân?
GV nhận xét, kết luận
Bài học:
- Biết nhận thức cái mới, ủng hộ cái mới
- Tôn trọng quá khứ, tránh bảo thủ, phủ định sạch trơn, cản trở sự tiến bộ.
4. Củng cố - luyện tập
Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của bài.
Bài tập: Giải thích tình huống sau:
Minh và Mẫn tranh luận:
Minh: Tớ thấy cô giáo dạy: cái mới ra đời có kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ cao hơn, hoàn thiện hơn, nếu thế thì mẫu thời trang mới, mẫu tóc mới, mẫu quần áo và giày dép mới có được xem là cái mới hay không?
Mẫn: Tất nhiên rồi, vì đã có chữ “mới” thì phải là cái mới. Thế mà cũng phải hỏi.
Câu hỏi: Theo em Mẫn trả lời như vậy có đúng không? Vì sao?
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập ở nhà - Yêu cầu HS làm bài tập 3; 4 ở SGK trang 37.
- Xem trước phần 1 của bài 7 VI. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
………
……….
………....
………
……….
………....
Tiết CT: 13 Ngày soạn: 09/11/2017