(1 tiết) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Hệ thống lại các kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 9.
- Củng cố lại những kiến thức cơ bản.
2. Về kĩ năng
- Biết tổng hợp, phân tích, đánh giá các đơn vị kiến thức.
- Vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
3. Về thái độ
Có ý thức độc lập suy nghĩ, phản ứng nhanh với các tình huống trong ứng xử hàng ngày.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - SGK, SGV GDCD 10
- Chuẩn kiến thức, kĩ năng GDCD 10
- Số liệu, thông tin kinh tế liên quan đến bài học III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1/ Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn lại những kiến thức cơ bản đã học Câu 1: Nêu cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
Câu 2: Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào?
Câu 3: Thế nào là phủ định? Phủ định biện chứng? Phủ định siêu hình?
Câu 4: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng.
Câu 5: Thế nào là nhận thức? Thế nào là thực tiễn? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
Câu 6: Vai trò chủ thể lịch sử của con người được thể hiện ở những điểm nào?
Câu 7: Vì sao nói con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội?
2/ Hoạt động 2: Cho học sinh làm một số bài tập căn bản:
Bài tập 1: Tại sao khi dùng các loại thuốc chữa bệnh, chúng ta luôn phải tuân thủ các qui định về liều lượng? Cho ví dụ minh họa.
(Đáp án: Khi dùng các loại thuốc chữa bệnh, chúng ta luôn phải tuân thủ các qui định về liều lượng, vì nếu dùng quá liều lượng thì chất (thuộc tính, công dụng, tác dụng...) của thuốc sẽ thay đổi, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho người dùng thuốc. Ví dụ như: dùng thuốc ngủ, thuốc cảm quá liều đều có thể dẫn đến tử vong.)
Bài tập 2: Hãy sưu tầm một số câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất.
(Đáp án: Góp gió thành bão; Giọt nước làm tràn li; Tích tiểu thành đại; Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao)
Bài tập 3: Hùng và Minh tranh luận với nhau. Hùng cho rằng việc đốt rừng để làm nương rẫy là hành động vì con người. Minh thì lại cho rằng hành động đó lại gây tác hại rất lớn đến môi trường và cuộc sống của con người. Em đồng ý với ý kiến của bạn nào? Tại sao?
(Đáp án: Đốt rừng gây ra tình trạng ô nhiễm do khói bụi, lớp đất màu mỡ bị rữa trôi, đất bị bạc màu, khí hậu thay đổi, gây ra lũ lụt, hạn hán, động thực vật quý hiếm giảm dần, thậm chí có nguy cơ tuyệt chủng...)
Bài tập 4: Cho hình chữ nhật chiều dài 20cm, chiều rộng 15cm, người ta có thể tăng hoặc giảm chiều rộng theo hai phía để giải thích sự biến đổi của hình. Hỏi:
- Độ của chiều rộng là bao nhiêu để nó còn tồn tại là hình chữ nhật?
- Xác định điểm nút
- Chất mới của hình chữ nhật - Qua đó rút ra kết luận gì?
(Đáp án: Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất của hình chữ nhật)
Bài tập 5: Thành phố Hà Nội chủ trương tôn tạo và xây dựng phố cổ. Giả sử có 2 quan điểm:
- Quan điểm 1: Phá bỏ hoàn toàn phố cổ Hà Nội để xây dựng mới hoàn toàn cho phù hợp với đô thị hóa.
- Quan điểm 2: Giữ nguyên vẹn như cũ.
Theo ý của em thì có quan điểm nào phù hợp với tư tưởng phủ định biện chứng hay không? Vì sao?
Bài tập 6: Trong các hoạt động sau đây, đâu không phải là hoạt động thực tiễn?
a) Công nhân đang xây nhà b) Bạn Hoa đang đọc báo
c) Ông nội đang trồng rau trong vườn d) Ong đang xây tổ
Bài tập 7: Nêu những việc làm trái nhân đạo của những bước tiến văn minh:
Văn minh Không hướng tới nhân đạo Máy móc thay thế sức lao động Nạn thất nghiệp
Nhiều thành tựu khoa học hiện đại (năng lượng hạt nhân, nguyên tử...)
Hủy diệt con người, gây tai họa cho con người (bom nguyên tử. vũ khí hạt nhân...) Công nghiệp hóa tạo ra năng suất cao Gây ô nhiễm môi trường
Bài tập 8: So sánh sự khác nhau giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính?
Nhận thức cảm tính Nhận thức lí tính - Thông qua các cơ quan cảm giác tiếp xúc
trực tiếp với sự vật, hiện tượng
- Tiếp xúc gián tiếp với SV, HT trên cơ sở những tài liệu do nhận thức cảm tính cung cấp
- Thấy được SV, HT cụ thể, sinh động - Thấy được SV khái quát, trừu tượng - Hiểu biết đặc điểm bên ngoài của SV, HT - Tìm ra bản chất, quy luật của SV, HT - Giai đoạn thấp của quá trình nhận thức - Giai đoạn phát triển cao của quá trình NT
Bài tập 9: Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình?
Phủ định siêu hình Phủ định biện chứng
- Diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài.
- Xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.
- Sự vật, hiện tượng sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn, không tạo ra và không liên quan đến sự vật mới.
- Diễn ra do sự phát triển bên trong bản thân sự vật, hiện tượng.
- Không xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.
- Sự vật sẽ không bị xóa bỏ hoàn toàn, là cơ sở cho sự xuất hiện của sự vật mới, sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển trong sự vật mới.
3/ Hoạt động 3: Dặn dò học sinh ôn tập tốt cho kì thi kiểm tra học kì I VI. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
………
……….
………....
………
……….
………....
………
……….
………....
………
……….