Con người là chủ thể của lịch sử

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN GDCD 10 HKI (Trang 73 - 78)

ĐỐI VỚI NHẬN THỨC

Bài 9 CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ,

1. Con người là chủ thể của lịch sử

a) Con người sáng tạo ra lịch sử của chính mình

những loại công cụ lao động nào có tác động lớn đến sự phát triển của xã hội ở những thời kì lịch sử khác nhau?

- Những công cụ lao động đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự ra đời và phát triển của lịch sử xã hội?

GV nhận xét, kết luận: Chỉ có con người mới biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động, thông qua hoạt động chế tạo và sử dụng công cụ lao động con người đã sáng tạo ra lịch sử và sáng tạo chính bản thân mình.

=> HS thảo luận lớp và trình bày.

Hoạt động 2: Tìm hiểu con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội

Mục tiêu: HS hiểu được chính con người sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội

GV nêu vấn đề: Để tồn tại và phát triển, con người phải làm gì?

GV cho HS thảo luận nhóm:

Nhóm 1 + 3: Hãy kể ra một số sản phẩm vật chất mà con người thường sử dụng hàng ngày? Những sản phẩm vật chất đó có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của con người? Nhờ đâu mà con người có những sản phẩm vật chất đó?

Nhóm 2 + 4: Hãy kể ra một số sản phẩm tinh thần mà con người thường sử dụng hàng ngày? Những sản phẩm tinh thần đó có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của con người? Nhờ đâu mà con người có những sản phẩm tinh thần đó?

GV nhận xét, kết luận: Để có những sản phẩm đó con người đã phải không ngừng lao động, sáng tạo. Do đó, con người chính là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội.

HS trả lời: Con người phải lao động để tạo ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân và xã hội.

Nhóm 1 + 3: HS kể được một số sản phẩm vật chất như: lúa gạo, quần áo, giày dép, bàn ghế, nhà cửa...

Nhóm 2 + 4: HS kể được một số sản phẩm tinh thần như: các tác phẩm âm nhạc, hội họa...

tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội

- Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người. Đó là quá trình lao động có mục đích và không ngừng sáng tạo của con người.

Quá trình này không chỉ tạo ra của cải vật chất đảm bảo cho sự tồn tại của xã hội, mà còn thúc đẩy trình độ phát triển của xã hội.

- Con người còn sáng tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội. Đời sống sinh hoạt hàng ngày và kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong đấu tranh với tự nhiên và đấu tranh xã hội... của con người là đề tài vô tận cho các phát minh khoa học và cảm hứng sáng tạo của văn học, nghệ thuật. Cũng chính con người là tác giả của các công trình khoa học, các tác phẩm văn học, nghệ thuật.

Hoạt động 3: Tìm hiểu con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội Mục tiêu: HS hiểu chính con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội

GV đặt câu hỏi: Lịch sử phát triển loài người đã trải qua mấy chế độ xã hội? Tại sao phải có sự thay đổi từ chế độ xã hội này sang chế độ xã hội khác?

HS nêu được các chế độ xã hội và nêu được lí do có sự thay đổi đó là: Con người luôn mong muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn.

các cuộc cách mạng xã hội

GV tiếp tục đặt câu hỏi: Sự thay đổi từ chế độ xã hội này sang chế độ xã hội khác có dễ dàng không? Cần phải làm gì mới có thể thay đổi được một chế độ xã hội?

GV: Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về các cuộc cách mạng sau:

- Cách mạng tư sản Pháp năm 1789.

- Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917.

- Cách mạng tháng Tám năm 1945.

(cuộc cách mạng đó do ai thực hiện, được tiến hành nhằm mục đích gì, thắng lợi của những cuộc cách mạng đó sẽ dẫn đến đều gì?)

*Kết luận: Như vậy, lịch sử phát triển của xã hội chẳng qua chỉ là quá trình hoạt động lao động của con người nhằm theo đuổi những mục đích ấy, con người không ngừng sáng tạo ra lịch sử và sáng tạo ra chính bản thân

HS: Cần phải tiến hành các cuộc cách mạng xã hội.

(HS đọc khái niệm về cách mạng xã hội ở phần Tư liệu tham khảo trong SGK) HS nêu được:

+ Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp tư sản và nông dân xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến.

+ Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân xóa bỏ quan hệ sản xuất TBCN.

+ Cách mạng Tháng Tám đã xóa bỏ chế độ thực dân - phong kiến, khai sinh chế độ xã hội mới - Chế độ dân chủ cộng hòa

Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội.

Biểu hiện cụ thể là các cuộc đấu tranh giai cấp, mà đỉnh cao là các cuộc cách mạng xã hội.

4. Củng cố - luyện tập

Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của bài.

Bài tập củng cố: Cho HS làm bài tập trong Phiếu bài tập

1. Con người đã xuất hiện trước khi biết chế tạo ra công cụ lao động.

2. Lịch sử xã hội loài người đã xuất hiện trước khi xuất hiện con người.

3. Con người là sản phẩm của lịch sử và xã hội.

4. Con người đã sáng tạo ra lịch sử và sáng tạo ra chính bản thân con người.

5. Con người là động lực thúc đẩy các cuộc cách mạng xã hội.

6. Con người tự sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập ở nhà Học bài và chuẩn bị phần còn lại của bài 9.

VI. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

………

……….

………....

………

……….

Tiết CT: 16 Ngày soạn: 03/12/2017

Bài 9

CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ, LÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI

Tiết 2 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

Giúp học sinh nhận biết được con người là chủ thể của lịch sử, sáng tạo ra lịch sử, sáng tạo nên các giá trị vật chất, giá trị tinh thần, con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội.

2. Về kĩ năng

- Lấy được VD để chứng minh: Tầm quan trọng của việc chế tạo ra công cụ sản xuất đối với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người.

- Chứng minh được mọi giá trị vật chất và tinh thần là do con người sáng tạo ra.

3. Về thái độ

- Biết quý trọng cuộc sống của mình, tôn trọng mọi người, mong muốn được góp sực vào sự phát triển của cộng đồng và xã hội.

- Đồng tình và tích cực tham gia vào các hoạt động về sự tiến bộ và phát triển của đất nước, của nhân loại

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN GDCD 10 HKI (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w