Các yếu tố môi trường

Một phần của tài liệu trình bày cơ chế bệnh sinh bệnh viêm khớp thiếu niên (Trang 32 - 34)

2. CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA VKTPTN

2.6.1.2. Các yếu tố môi trường

Nhiễm trùng.

Tác nhân nhiễm trùng là yếu tố môi trường quan trọng nhất gây ra các bệnh tự miễn. Một tác nhân nhiễm trùng có thể gây ra đáp ứng miễn dịch phản ứng chéo (bởi các phân tử tương tự). Nhiễm trùng gây hoạt hóa các tế bào trình diện kháng nguyên dẫn đến tăng khả năng gây miễn dịch của các tự kháng nguyên, cùng với sự mở rộng của các tế bào T đặc hiệu, hoạt hóa các lympho đa dòng do đó gây ra các bệnh tự miễn. Tác nhân nhiễm trùng khác

nhau đều là các yếu tố khởi phát gây sự phát triển bệnh VKTN trong một số nghiên cứu.

Virút cúm A, virut rubella và parvovirus B19 đều được cho là có liên quan với sự khởi đầu của VKTPTN, nhưng khả năng gây bệnh của chúng vẫn chưa được chứng minh và hầu hết các nghiên cứu là không thuyết phục. Nhiễm cúm A được cho rằng có liên quan với sự khởi đầu của thể lâm sàng viêm đa khớp. Nhiễm parvovirus B19 được chứng minh là có liên quan với sự khởi đầu và làm cho bệnh nặng lên của thể viêm ít khớp/viêm đa khớp. Ngoài ra, nhiễm khuẩn như Mycoplasma pneumoniae và nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A cũng được báo cáo là có liên quan với sự khởi đầu hoặc làm bệnh nặng lên trong thể viêm ít khớp/viêm đa khớp.

Những yếu tố nguy cơ khác.

Căng thẳng thần kinh, yếu tố tâm lý, bà mẹ hút thuốc, thay đổi thời tiết và tiêm chủng được coi là yếu tố nguy cơ liên quan với sự khởi đầu hay làm tăng mức trầm trọng của VKTN thể viêm ít khớp/viêm đa khớp. Stress là một kích thích của hệ thần kinh giao cảm gây tăng sản xuất IL-6 bởi tế bào bạch cầu, một trong những cytokin viêm quan trọng nhất trong bệnh VKTN. Yếu tố stress làm thay đổi chức năng của các thụ thể adrenergic đóng vai trò chính ở bệnh nhân VKTN. Yếu tố stress ở trẻ em đóng vai trò quan trọng hơn so với người lớn do đáp ứng miễn dịch của chúng nổi bật hơn.

Khói thuốc lá - một chất kích thích đối với hệ thống miễn dịch. Những bà mẹ tiếp xúc với sản phẩm thuốc lá trong thời kỳ mang thai có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ miễn dịch của thai nhi, làm cho đứa trẻ tăng tính nhạy cảm với tác nhân nhiễm trùng và có thể thúc đẩy viêm khớp xảy ra, cũng như đóng góp vào sự phát triển của bệnh miễn dịch tiếp theo ở những

đứa trẻ có yếu tố di truyền nhạy cảm. Một nghiên cứu cho thấy những bà mẹ hút thuốc trong thời kỳ mang thai thì những trẻ sinh ra có tỷ lệ bị viêm khớp thể đa khớp cao hơn trong 7 năm đầu đời.

Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thường phàn nàn đau khớp tăng lên khi thay đổi thời tiết. Để tìm hiểu tác động của thời tiết thay đổi gây đau khớp của bệnh nhân thể viêm ít khớp/viêm đa khớp, người ta tiến hành nghiên cứu ghi lại tình trạng đau khớp hàng ngày nhìn vào thước đánh giá đau trong thời gian > 4 tháng. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đau khớp cao hơn được ghi nhận trong một thời gian ngắn sau khi đợt lạnh bắt đầu và trong suốt thời gian lạnh cho thấy sự thay đổi nhiệt độ đột ngột gây đau khớp trong viêm khớp thể ít khớp/ thể đa khớp.

Cũng như các tác nhân truyền nhiễm, vaccin có thể làm thúc đẩy bệnh tự miễn bởi các cơ chế khác nhau ví dụ như tính chất phân tử giống nhau của vaccin với các tự kháng nguyên, gây hoạt hóa kháng nguyên không đặc hiệu và hoạt hóa tế bào lympho đa dòng trong quá trình đáp ứng miễn dịch với vaccin. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy tiêm chủng có liên quan với sự khởi phát hoặc làm bệnh cảnh viêm khớp thể ít khớp/ thể đa khớp nặng lên cho đến nay.

Một phần của tài liệu trình bày cơ chế bệnh sinh bệnh viêm khớp thiếu niên (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w