Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Một phần của tài liệu Tác Động Của Truyền Miệng Điện Tử Tới Ý Định Lựa Chọn Điểm Đến Trong Nước Của Du Khách Thế Hệ Thiên Niên Kỷ.pdf (Trang 85 - 90)

Chương 3: BỐI CẢNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Nghiên cứu định lượng

3.4.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ

3.4.1.1. Mục tiêu của nghiên cứu định lượng sơ bộ

Mục tiêu nghiên cứu định lượng sơ bộ là đánh giá chất lượng, độ tin cậy của thang đo và đánh giá độ phù hợp của các biến quan sát, đặc biệt là kiểm tra chất lượng của biến quan sát mới được bổ sung thông qua giai đoạn nghiên cứu định tính trước đó. Từ đó, một lần nữa điều chỉnh thang đo thành thang đo chính thức (nếu cần) để sử dụng trong bảng khảo sát nghiên cứu định lượng chính thức.

3.4.1.2. Thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ

Sau nghiên cứu định tính, bảng hỏi được điều chỉnh và gửi tới các du khách là người Việt Nam vào tháng 12/2020. Tại thời điểm tháng 12/2020, Việt Nam đang trong giai đoạn bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid, tình trạng dãn cách xã hội nghiêm

ngặt khiến cho NCS khó khăn trong việc thu thập dữ liệu. Do đó, để thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ, NCS đã tiến hành khảo sát theo hình thức phỏng vấn cá nhân trực tuyến.

Theo Hair và cộng sự (2014), kích thước mẫu tối thiểu để phân tích nhân tố khám phá EFA là 50, tốt hơn là 100 trở lên. Với nghiên cứu định lượng sơ bộ, NCS đã thu về 110 phiếu hợp lệ là đạt yêu cầu. Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để kiểm tra sự tương quan, giá trị hội tụ của các biến quan sát. Tiếp theo, độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng. Đối với một nghiên cứu ở giai đoạn đầu, giá trị Cronbach’s Alpha có thể chấp nhận được là 0,6 [80]. Các thang đo có Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Hệ số tương quan biến tổng cho biết quan hệ của biến quan sát với trung bình các biến trong thang. Hệ số tương quan biến tổng <0,3 thì biến được coi là biến rác và cần loại khỏi thang đo [80].

3.4.1.3. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ Đánh giá giá trị thang đo

Phân tích nhân tố khám phá EFA giúp đánh giá giá trị của thang đo, bao gồm giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Giá trị hội tụ nói lên mức độ hội tụ của một thang đo sử dụng để đo lường một khái niệm sau nhiều lần. Giá trị phân biệt nói lên việc các thang đo lường các khái niệm đơn hướng khác nhau phải khác nhau.

Kết quả ở bảng 3.6 ghi nhận kết quả:

Kết quả kiểm định Barlett cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (Sig = 0,000 < 0,05) đồng thời hệ số KMO = 0,862 > 0,5 chứng tỏ kết quả phân tích nhân tố để nhóm các biến quan sát lại với nhau là đảm bảo độ tin cậy.

Các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố (Factor Loading) > 0,5 đảm bảo tiêu chuẩn.

Giá trị hệ số hội tụ Eigenvalues của nhân tố thứ 6 là 1,16 > 1 cho thấy sự hội tụ cao của các nhân tố được đưa vào phép phân tích. Hệ số phương sai trích của 6 nhân tố bằng 76,85% > 50% thể hiện sự biến thiên của các nhân tố được đưa vào phân tích có thể giải thích được 76,85% sự biến thiên của dữ liệu khảo sát ban đầu.

Giá trị phương sai trích lớn hơn 50% đảm bảo được yêu cầu phân tích.

Tóm lại, sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA thì tất cả các biến quan sát trong mô hình đều đảm bảo được yêu cầu để tác giả sử dụng tiếp ở bước phân tích tiếp theo.

Bảng 3.6. Kết quả phân tích nhân tố khám phá trong nghiên cứu định lượng sơ bộ

Thang đo Nhân tố

1 2 3 4 5 6

SC3 0,848 SC2 0,834 SC1 0,767 SC4 0,760 SC5 0,689 SC6 0,636

EWOM2 0,882

EWOM3 0,838

EWOM1 0,830

EWOM4 0,811

EWOM6 0,757

EWOM5 0,649

PBC3 0,859

PBC2 0,793

PBC1 0,726

AT3 0,782

AT1 0,743

AT2 0,736

SN2 0,890

SN1 0,846

SN3 0,772

IT3 0,806

IT2 0,773

IT4 0,715

IT1 0,651

KMO = 0,862, Sig = 0,000, Phương sai trích = 76,85%, Eigenvalues (6) = 1,15687 (Nguồn: kết quả nghiên cứu của tác giả, 2021)

Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, NCS tiếp tục đánh giá độ tin cậy của thang đo sơ bộ bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Thông qua hệ số này, NCS kiểm tra về mức độ chặt chẽ hay mối quan hệ của tập hợp các biến quan sát trong thang đo.

Kết quả kiểm định đánh giá độ tin cậy của các thang đo (bảng 3.7) cho thấy tất cả cho hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0,8 với giá trị thấp nhất là Cronbach’s alpha của ý định hành vi là 0,818 và cao nhất là Cronbach’s alpha của nhân tố sự tương đồng là 0,927. Kết quả kiểm định sơ bộ thấy các thang đo đều đảm bảo độ tin cậy cao [78]. Với hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát, nếu các biến có hệ số nhỏ hơn 0,3 thì loại biến khỏi mô hình, tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy các hệ số tương quan biến tổng đạt giá trị từ 0,437 đến 0,848 đều lớn hơn 0,3. Kết luận không loại bỏ biến quan sát nào trong nghiên cứu định lượng sơ bộ.

Theo kết quả nghiên cứu ở bảng này, ba biến quan sát EWOM5, SN3 và IT2 có hệ số Cronbach’s Alpha nếu xóa biến quan sát lần lượt là 0,917, 0,844 và 0,840.

Mặc dù, ba hệ số này lần lượt lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố Truyền miệng điện tử (0,898), Chuẩn chủ quan (0,878) và Ý định hành vi (0,818) nhưng hệ số tương quan biến tổng của ba biến quan sát EWOM5, SN3 và IT2 (0,522, 0,703 và 0,437) đều lớn hơn 0,3. Ngoài ra, ở kết quả phân tích khám phá EFA đã phân tích, ba biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 chứng minh rằng ba biến quan sát có ý nghĩa thống kê tốt, do đó tác giả giữ lại ba biến quan sát này.

Biến quan sát IT4 “Tôi chắc chắn muốn đi du lịch trong nước” (biến phát triển thêm trong nghiên cứu) trong nhân tố “Ý định lựa chọn điểm đến” đạt hệ số tương quan biến tổng là 0,699 (lớn hơn 0,3) và hệ số Cronbach’s Alpha nếu xoá biến là 0,743 (nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha tổng là 0,818). Vì vậy, việc bổ sung biến quan sát IT4 đạt được độ tin cậy cao và phù hợp sử dụng trong nghiên cứu

Bảng 3.7. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo nghiên cứu định lượng sơ bộ Nhân tố Biến quan sát Hệ số tương

quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu xóa biến quan sát Cronbach’s Alpha Truyền miệng điện tử: 0,898

Truyền miệng điện tử

EWOM1 0,765 0,874

EWOM2 0,839 0,863

EWOM3 0,783 0,870

EWOM4 0,769 0,873

EWOM5 0,522 0,917

EWOM6 0,724 0,880

Cronbach’s Alpha Sự tương đồng: 0,927

Sự tương đồng

SC1 0,768 0,916

SC2 0,813 0,910

SC3 0,832 0,908

SC4 0,806 0,911

SC5 0,761 0,917

SC6 0,748 0,919

Cronbach’s Alpha Thái độ: 0,888 Thái độ

AT1 0,768 0,865

AT2 0,789 0,832

AT3 0,816 0,828

Cronbach’s Alpha Chuẩn chủ quan: 0,878 Chuẩn chủ quan

SN1 0,755 0,835

SN2 0,846 0,750

SN3 0,703 0,88

Cronbach’s Alpha Nhận thức khả năng kiểm soát hành vi: 0,869 Nhận thức khả

năng kiểm soát hành vi

PBC1 0,739 0,828

PBC2 0,822 0,749

PBC3 0,700 0,868

Cronbach’s Alpha Ý định hành vi: 0,818 Ý định hành vi

IT1 0,660 0,765

IT2 0,437 0,878

IT3 0,827 0,690

IT4 0,699 0,743

(Nguồn: kết quả nghiên cứu của tác giả, 2021) Như vậy sau khi nghiên cứu định lượng sơ bộ, các thang đo đạt độ tin cậy, không phải loại bỏ biến quan sát nào, đặc biệt độ tin cậy với biến quan sát IT4 (phát triển thêm) đạt và vượt mong đợi. Các thang đo đều được giữ lại sử dụng cho nghiên cứu định lượng chính thức.

Một phần của tài liệu Tác Động Của Truyền Miệng Điện Tử Tới Ý Định Lựa Chọn Điểm Đến Trong Nước Của Du Khách Thế Hệ Thiên Niên Kỷ.pdf (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)