CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
4.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín
4.1.3. Cơ cấu tổ chức
Hiện nay, Sacombank đang thực hiện cơ chế quản lý từ trên xuống dưới theo sơ đồ sau:
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Sacombank
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Các bộ phận trong sơ đồ tổ chức có chức năng và nhiệm vụ như sau:
- Đại hội đồng cổ động: Đại hội đồng cổ đông của Sacombank là cơ quan quyền lực cao nhất và có quyền quyết định mọi chính sách cũng như hoạt động của toàn Ngân Hàng.
- Hội đồng quản trị: là bộ phận quản trị toàn bộ hệ thống ngân hàng.
- Ban kiểm soát: là đơn vị do Đại hội Cổ động bầu ra, có trách nhiệm kiểm soát các hoạt động của ngân hàng về tính tuân thủ quy chế, kiểm tra bất thường theo yêu cầu của Cổ đông, được quyền can thiệp vào các hoạt động của ngân hàng khi phát hiện có vi phạm và được quyền kiến nghị lên Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng Cổ đông khi ngân hàng thực hiện sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý, điều hành.
- Hội đồng đầu tư tài chính: có trách nhiệm định kỳ đánh giá lại tình hình tài chính của ngân hàng, tư vấn cho Hội đồng Quản trị về kế hoạch tài chính trong ngắn hạn và dài hạn, lên kế hoạch ngân quỹ và đưa ra những hướng dẫn và chính sách phù hợp với việc quản lý ngân hàng trong tương lai.
- Hội đồng tín dụng: là đơn vị chịu trách nhiệm tìm kiếm phân tích tín rủi ro của các khoản tín dụng, từ đó tham mưu cho HĐQT hướng xử lý những tín dụng hiện tại và lên kế hoạch đầu tư tín dụng trong tương lai.
- Tổng giám đốc: là người có trách nhiệm quản lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thông qua việc phận công và ủy quyền cho các Phó Tổng Giám Đốc , Giám Đốc ,.. đồng thời là người tham mưu cho HĐQT về mặt hoạch định các chỉ tiêu, chính sách của Ngân Hàng, được quyền từ chối thực hiện những quyết định của các thành viên HĐQT nếu thấy trái pháp luật.
- Các trưởng phòng: Phụ trách chuyên môn nghiệp vụ của các phòng như phòng hành chính tổ chức, phòng kế hoạch đầu tư, phòng kế toán- quỹ.
- Việc điều hành chi nhánh: Sacombank có nhiều chi nhánh trực thuộc, trong đó có chi nhánh trung tâm đặt tại Hội Sở Ngân Hàng để tách hoạt động kinh doanh cụ thể hàng ngày tại Hội Sở ra khỏi trách nhiệm điều hành trực tiếp của Tổng Giám
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Đốc nhằm giúp Tổng Giám Đốc và các phòng nghiệp vụ của ngân hàng có điều kiện quản lý và điều hành mọi hoạt động của Ngân Hàng.
- Chức năng và nhiệm vụ của Giám Đốc chi nhánh: do HĐQT bổ nhiệm và miễn nhiệm, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc, HĐQT, trước pháp luật trong việc điều hành và quản lý trong mọi hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, các phòng ban và phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh theo chế độ thủ trưởng một đơn vị hoạch toán phụ thuộc
- Chức năng và nhiệm vụ của các trưởng phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh: có trách nhiệm thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng theo ủy quyền của Giám đốc chi nhánh với sự cho phép của Tổng Giám Đốc Ngân Hàng trong phạm vị giới hạn nhất định tùy theo nhu cầu của thị trường nơi phòng giao dịch đặt tại.
4.1.4. Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín năm 2017
Năm 2017 là một năm khởi sắc của toàn nền kinh tế nói chung và cho các NHTM nói riêng. Đây là năm đầu tiên các NHTM hoạt động theo Đề án tái cơ cấu của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước. Theo Đề án, nội dung tái cơ cấu thị trường tài chính sẽ tập trung vào các tổ chức tín dụng và các ngân hàng thương mại, trong đó mục tiêu chính là cắt giảm tỷ lệ nợ xấu và những NHTM yếu kém, kéo mức lãi suất cho vay xuống khoảng 5%, nâng cao hiệu quả thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp.
Đối với Sacombank, năm 2017 là một năm tăng trưởng ổn định với tổng tài sản, tổng vốn huy động và dư nợ tín dụng đều tăng đáng kể. Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức nhưng Sacombank vẫn hoạt động hiệu quả và đạt được hầu hết các mục tiêu kinh doanh, hoàn thành tái cơ cấu cũng như xác lập lại chiến lược, cải thiện quy trình hoạt động.
Trong giai đoạn phát triển tiếp theo, Sacombank vẫn tiếp tục theo đuổi các mục tiêu trong lộ trình của Đề án, dựa trên nền tảng tài chính vững chắc và các mối quan hệ hợp tác đa dạng đã được gây dựng từ quá khứ, dự đoán sẽ đạt được nhiều thành công to lớn.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Tính đến 31/12/2017, tổng tài sản của Sacombank đạt 364.016 tỷ đồng, tăng 34.828 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 10,6% so với đầu năm. Nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng không tăng thêm, tuy nhiên, nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 341.240 tỷ đồng, tăng 33.704 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 11,0% so với đầu năm, qua đó đảm bảo an toàn thanh khoản và hỗ trợ tốt cho tăng trưởng tín dụng.
Bên cạnh đó, tổng tín dụng của Sacombank đạt hơn 219.000 tỷ đồng, tăng 12,6%, giúp nhân hàng nâng cao nguồn thu chính. Mặt bằng lãi suất cho vay tương đối ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu vốn của nền kinh tế. Dư nợ cho vay khách hàng đạt 214.165 tỷ đồng, tăng 23.397 tỷ đồng, tương ứng mức tăng tưởng 12,3% so với đầu năm.
Cơ cấu các nguồn thu nhập có chuyển biến tốt, đặc biệt là thu từ hoạt động tín dụng. Cụ thể, thu dịch vụ tăng tưởng tốt đạt 2.395 tỷ đồng, thu dịch vụ truyền thống tăng 29,6% so với năm trước. Qua đó, lợi nhuận trước thuế của Sacombank tăng cao tới xấp xỉ 1.484 tỷ đồng, tăng 14,25% so với năm 2016, đạt vượt mức kế hoạch Đại Hội đồng Cổ đông đã giao trong năm 2017 (128,8% kế hoạch).
Đáng chú ý, trong năm 2017 Sacombank đã xử lý được hơn 19.000 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng bao gồm: tài sản thanh lý cấn trừ nợ gần 2.800 tỷ đồng, bán nợ theo thị trường 2.600 tỷ đồng cho VAMC, nợ tự xử lý, thu hồi nợ xấu và các khoản phải thu được hơn 14.200 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank đầu năm 2017 là 6,68% tổng dư nợ, cuối năm 2017 đã giảm xuống còn 4,28% và dự kiến sẽ giảm tới 3% trong năm 2018.
Sau khi tổ chức thành công Đại hội Cổ đông thành công, ban lãnh đạo Sacombank tích cực triển khai các hoạt động một cách cụ thể và quyết liệt nhằm sớm khắc phục những vấn đề còn tồn đọng, tạo tiền đề phát triển trong thời gian tới.
Cụ thể, ban lãnh đạo đề ra phương hướng tập trung tái cấu trúc bộ máy và nhân sự, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, quản trị chi phí, cải thiện quy trình kinh doanh, nhanh chóng xử lý và thu hồi nợ xấu, đảm bảo tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định của pháp luật.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế