CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
5.4. Khuyến nghị cải thiện tình hình tài chính tại Ngân hàng TMCP Sacombank
Tỷ lệ vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung,
dài hạn =
Tổng dư nợ cho vay trung, dài hạn
- Tổng NV trung, dài hạn
NV ngắn hạn
Theo Thông tư số 19/2017/TT-NHNN, tỷ lệ vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn đối với NHTM hiện nay là 45%.
Tỷ lệ dư nợ cho vay so
với số dư tiền gửi = Tổng dư nợ cho vay
Tổng tiền gửi x 100%
Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ NH càng thu được nhiều lợi nhuận. Tuy nghiên, khi tỷ lệ này quá cao thì nhà quản trị cần chú ý tới khả năng thanh khoản của NH 5.4. Khuyến nghị cải thiện tình hình tài chính tại Ngân hàng TMCP Sacombank
5.4.1. Cải thiện huy động vốn
Tuy đang nằm trong bối cảnh kinh tế thuận lợi với sự lớn mạnh nhanh chóng của các hoạt động đầu tư và khởi nghiệp, nhưng NH Sacombank vẫn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với các NH đối thủ về lãi suất và các sản phẩm huy động vốn. Vì vậy, tác giả đề xuất một số khuyến nghị cụ thể sau:
Thứ nhất, ngân hàng Sacombank cần nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng bằng cách đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại, cải thiện quy trình nhanh gọn nhưng vẫn tuân thủ chặt chẽ các quy định của NHNN và Chính phủ.
Thứ hai, phát triển các sản phẩm tín dụng đa dạng và linh hoạt hơn dựa trên đặc thù riêng của từng phân khúc khách hàng mục tiêu. Ngoài việc tập trung vào phát triển huy động tiền gửi, ngân hàng nên đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cho vay bán lẻ cho cho vay tiêu dùng. Đặc biệt, cho vay tiêu dùng những xu hướng tích cực
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
ro tốt, cho vay tiêu dùng sẽ có khả năng đem về lợi nhuận vượt trội so với các mảng kinh doanh tín dụng truyền thống.
Thứ ba, ngân hàng cần tăng cường thêm vốn chủ sở hữu để nâng cao tỷ lệ VCSH trên tổng TS, đồng thời có biện pháp tăng tổng TS Có đã điều chỉnh rủi ro để nâng cao hệ số an toàn vốn (CAR).
Thứ tư, phát triển các chiến lược marketing, quan hệ công chúng nhằm tiếp cận nhiều hơn đối tượng khách hàng tiềm năng. Tận dụng các mối quan hệ để tiếp thị, thu hút các khách hàng có tiềm lực vốn nhàn rỗi lớn như: Công ty bảo hiểm xã hội, Công ty điện lực, Công ty xăng dầu …
Thứ năm, bên cạnh việc mở rộng huy động vốn ra thị trường bên ngoài, Sacombank có thể tận dụng nguồn huy động vốn từ bản thân các cán bộ đang làm việc tại ngân hàng. Cụ thể, Sacombank nên có chính sách khuyến khích cán bộ sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng với ưu đãi hấp dẫn, phát động các phong trào thi đua huy động vốn có giải thưởng…
5.4.2. Cải thiện khả năng thanh khoản
Qua kết quả phân tích có thể thấy khả năng thanh khoản của NH Sacombank vẫn ở mức tốt, song tỷ lệ dữ trữ thanh khoản đang có xu hướng giảm qua các năm.
Để duy trì và cải thiện tính thanh khoản, tác giả đề xuất một số khuyến nghị sau:
Thứ nhất, để tạo sức bền cho thanh khoản, NH cần chấp hành nghiêm chỉnh quy định về trần lãi suất huy động vốn, các quy chuẩn về quản lý rủi ro thanh khoản như chỉ số cho vay trên tổng huy động, quản lý chặt chẽ khối lượng tiền ra, tiền vào hàng ngày.
Thứ hai, để đảm bảo sức đề kháng thanh khoản của mình, bản thân NH cần tự giác phòng vệ bằng việc quản lý thanh khoản thật tốt và có các chính sách dự phòng rủi ro thanh khoản để kịp thời ứng biến với biến động không lường của thị trường tài chính. NH có thể đưa ra các kịch bản thanh khoản để giải quyết từng trường hợp cụ thể, ví dụ như: nguồn bù đắp nào có thể sử dụng khi vốn duy động bị suy giảm. Kịch bản càng chi tiết, cụ thể bao nhiêu thì khả năng đối phó và quản lý rủi ro thanh khoản càng tốt bấy nhiêu.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Thứ ba, để cải thiện khả năng thanh khoản trong thời gian tới, NH nên đẩy mạnh hoạt động liên ngân hàng để vừa tăng khả năng thanh khoản ngắn hạn vừa đảm bảo hiệu quả trong quản lý vốn. Trong dài hạn, NH nên có một số bổ sung trong hoạt động kinh doanh của mình như: nâng cao chất lượng khoản phải thu, chủ động trong thu hồi nợ, duy trì lượng TS dự trữ có tính thanh khoản cao một cách hợp lý…
5.4.3. Cải thiện khả năng sinh lợi
Để cải thiện khả năng sinh lợi, NH cần tăng cường những hoạt động sau:
Thứ nhất, tăng cường mở rộng các hình thức tín dụng NH thu hút khách hàng để mở rộng quy mô các khoản thu dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng, vừa thỏa mãn nhu cầu khách hàng vừa mang lại LN cho NH đồng thời hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh khác, từ đó sẽ giúp NH nâng cao LN và cải thiện khả năng sinh lợi.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả cho vay bằng cách quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, tránh các khoản vay rủi ro cao và nợ xấu bởi NH sẽ phải trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản này dẫn đến thuyên giảm LN của NH
Thứ ba, sử dụng đòn bẩy TC hợp lý trong việc cải thiện các tỷ số sinh lợi của TS. Nếu được sử dụng đúng đắn và hiệu quả, đòn bẩy tài chính sẽ thúc đẩy quá trình sinh lợi TS mạnh mẽ. Khi thị trường không có biến động nhiều và NH đang có khả năng thanh khoản tốt và nhà quản trị của NH thường có những dự báo chính xác xu hướng của thị trường thì NH nên sử dụng đòn bẩy tài chính, việc này có thể giúp NH gia tăng LN khi đầu tư vào các thị trường tài chính cũng như trong các thị trường khác. Ngược lại, khi thị trường đang biến động mạnh, NH đang gặp khó khăn trong hoạt động thanh toán và nhà quản trị dự báo sai chiều hướng thị trường thì NH không nên dùng đòn bẩy tài chính bởi sử dụng đòn bẩy tài chính trong hoàn cảnh này không những tăng rủi ro mất vốn của NH mà còn khiến NH phải chịu thêm lãi suất đi vay.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế