CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
5.3. Khuyến nghị nâng cao hiệu quả công tác phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín
5.3.1. Khuyến nghị về phương pháp phân tích tình hình tài chính
Hiện nay, NH áp dụng phương pháp phân tích chính là phương pháp so sánh, có áp dụng thêm các phương pháp khác như phương pháp Doupont, phương pháp đồ thị nhưng qui mô áp dụng còn hạn chế, nên kết quả PTTHTC không đáp ứng đủ nhu cầu thông tin của các đối tượng quan tâm. Vì vậy, ngoài việc phân tích so sánh các chỉ tiêu TC trong nội bộ NH, cần nâng cao hơn kỹ thuật của phương pháp này bằng cách sử dụng thêm các phép so sánh với các NHTM khác hoạt động trên cùng địa bàn và với so sánh với trung bình ngành NH tại Việt Nam. Việc mở rộng phạm vi so sánh sẽ giúp NH đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của mình trong hoạt động TC so với các NHTM khác, đồng thời NH cũng có thể quan sát cụ thể hơn các động thái trong hoạt động TC của các NH để kịp thời đưa ra chính sách, chiến lược kinh doanh phù hợp. Để thu thập được thông tin cho nghiệp vụ so sánh, NH có thể trực tiếp yêu cầu các NHTM khác cung cấp số liệu hoặc nhờ hỗ trợ gián từ NHNN và các hiệp hội. NHNN có thể tổ chức một kho dữ liệu dùng chung bao gồm các báo cáo công khai tất cả các NHTM, để các NHTM có thể truy cập và sử dụng số liệu theo từng yêu cầu cụ thể.
NH nên nghiên cứu sử dụng rộng rãi phương pháp Doupont vào phân tích các chỉ tiêu tài chính để thấy rõ nét hơn các nhân tố ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó tới các chỉ tiêu và các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu với nhau. Từ đó, nhà quản trị sẽ nhìn nhận được sâu sắc hơn THTC của NH, đưa ra được những hoạt động điều chỉnh chính xác nhất để cải hiện THTC.
Để áp dụng được các phương pháp hiện đại vào PTTHTC và tổ chức hoạt động PTTHTC một cách có hệ thống, luận văn nhận thấy NH cần phải có những ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ hơn. NH cần đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, tích hợp nhiều giải pháp đáp ứng được các bài toán phân tích phức tạp. từ đó, NH sẽ đưa ra được những kết luận PTTHTC chính xác và thuyết phục hơn
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
5.3.2. Kiến nghị các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính Về cơ cấu vốn và huy động vốn
Hiện nay, NH đang thực hiện phân tích cơ cấu vốn và sự biến đổi về vốn theo trình tự của Bảng CĐKT đã mang đến cái nhìn khái quát cho từng hoạt động huy động vốn cụ thể. Tuy nhiên, sự phân tích đơn thuần dựa trên trình tự Bảng CĐKT có nhược điểm là không phân loại nguồn vốn theo một trình tự nhất định nào nên khiến nhà quản trị khó nắm bắt kỳ hạn thanh toán, đối tượng cần thanh toán trước. Hơn nữa, tài sản và NV là hai đối tượng luôn được đặt cạnh nhau để phân tích, vì vậy, khi phân loại TS theo các tiêu chí nào thì cũng cần phân loại NV theo tiêu chí đó. NH đang thực hiện phân tích cơ cấu TS theo kỳ hạn, vì vậy, việc phân tích NV theo kỳ hạn cũng là điều hợp lý
- Về cơ cấu NV: NH có thể phân loại theo đối tượng sở hữu nợ kết hợp kỳ hạn của nợ phải trả như sau:
Bảng 5.1A. Phân loại nguồn vốn của NH Sacombank Nguồn vốn
A/ Tổng NPT
I. 1. Các khoản nợ Chính phủ và NHNN - Ngắn hạn
- Trung hạn và dài hạn 2. Vốn của tổ chức TD
II. 1. Tiền gửi của khách hàng - Ngắn hạn
- Trung hạn và dài hạn III. 1. Các CCTC phái sinh và các khoản nợ
tài chính khác - Ngắn hạn
- Trung hạn và dài hạn 2. Phát hành giấy tờ có giá
IV
. Các khoản nợ khác
V. VCSH
Khi phân loại như trên, nhà quản trị có thể thấy được cụ thể hơn những khoản tiền cần thanh toán ngay để có sự chuẩn bị kịp thời. Nhà quản trị cũng nhìn nhận rõ hơn cơ cấu vốn và những khó khăn, thuận lợi của cơ cấu vốn đang tồn tại, từ đó điều chỉnh chiến lược huy động vốn vào năm tới.
- Về cơ cấu VCSH: NH cần phân tích cụ thể hơn các thành phần của VCSH
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
theo quy định của NHNN. Cụ thể, NH nên phân loại VCSH thành VCSH cơ bản và VCSH bổ sung như sau:
Bảng 5.1B. Phân loại nguồn vốn của NH Sacombank Nguồn vốn
B/ Tổng VCSH
1. VCSH cơ bản
- Vốn điều lệ
- Vốn đầu từ xây dựng cơ bản và mua sảm TSCĐ - Thặng du vốn cổ phần
- Cổ phiếu quỹ - Vốn khác 2. VCSH bổ sung
- Các quỹ dự trữ
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái - LN chưa phân phối
Việc phân loại như trên sẽ giúp nhà quản trị quan sát sự cân dối giữa vốn cơ bản và vốn bổ sung và đánh giá sức chịu đựng của VCSH khi xảy ra rủi ro. Trong chiến lược mở rộng quy mô hoạt động, nhà quản trị có thể đặt ra yêu cầu phải nâng cao VCSH cơ bản hay khuyến khích huy động vốn dài hạn để tăng cường VCSH bổ sung. Sự phân loại này cũng đảm bảo phù hợp với cách phân loại của các ngân hàng trên thế giới.
- Về huy động vốn: theo khuyến nghị phân chia nguồn vốn thành 3 nhóm I, II và III như bảng 5.1A ngân hàng có thể đưa ra các chỉ tiêu phân tích về tỷ trọng từng nguồn vốn huy động như sau:
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Nguồn vốn Chỉ tiêu Tỷ trọng từng nguồn vốn A/ Tổng NPT
I. 1. Các khoản nợ Chính
phủ và NHNN Tỷ trọng tiền vay trên
tổng NV huy động = Tổng tiền vay Tổng NV huy động 2. Vốn của tổ chức TD
II. 1. Tiền gửi của khách hàng
Tỷ trọng tiền gửi trên tổng NV huy
động
= Tổng tiền gửi Tổng NV huy động III
.
1. Các CCTC phái sinh và các khoản nợ tài chính khác
Tỷ trọng giấy tờ có giá trên tổng NV
huy động
=
Tổng giá trị giấy tờ có giá Tổng NV huy động 2. Phát hành giấy tờ có giá
3. Các khoản nợ khác
Trong 3 chỉ số trên, NH cần tập trung phát triển chỉ số Tỷ trọng tiền gửi trên tổng NV huy động của nhóm II. Tỷ trọng này có giá trị càng lớn và ổn định sẽ chứng tỏ NH có uy tín cao , có dịch vụ tốt và đa dạng nên mới có nhiều khách hàng lựa chọn gửi tiền tại NH.
Bên cạnh đó, NH nên đánh giá thêm về tính ổn định của các loại NV chia theo kỳ hạn để xây dựng kế hoạch sử dụng vốn hợp lý mà vẫn đảm bảo thanh khoản tốt. NH có thể sử dụng chỉ tiêu Số vòng quay của nguồn vốn huy động để đánh giá tính ổn định của các loại NV.
Số vòng quay của nguồn vốn huy động = Doanh số chi trả NV huy động loại trong kỳ Số dư BQ của NV huy động loại trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ tài chính nhất định, NV bất kỳ quay vòng được mấy lần. Số vòng quay này càng nhỏ chứng tỏ nguồn huy động vốn của NH càng ổn định, NH có thể cho tăng cho vay dài hạn mà vẫn đảm bảo tính thanh khoản. Ngược lại, chỉ số này lớn chứng tỏ NV của NH đang gặp nhiều biến động, NH chỉ nên cho vay ngắn hạn, hạn chế cho vay trung và dài hạn để đảm bảo tính thanh khoản.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Về khả năng thanh khoản