Khái niệm về chất lượng nguồn nhân lực và các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại viễn thông hà nam (Trang 23 - 35)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

1.1.2. Khái niệm về chất lượng nguồn nhân lực và các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

1.1.2.1. Quan niệm về chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực là tổng thể những nét đặc trưng, phản ánh bản chất, tính đặc thù liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển

Luận văn thạc sĩ Kinh tế7

con người. Đó là tổng hợp các yếu tố về trạng thái thể lực, trí lực, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp, năng lực, phong cách đạo đức, lối sống, tinh thần, cơ cấu lao động, thành phần xã hội, khả năng hoàn thành nhiệm vụ nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp và chất lượng nhân lực liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của doanh nghiệp, cơ chế chính sách của doanh nghiệp và nhà nước...

Có rất nhiều quan niệm về chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, tuy nhiên với nhân lực ở các doanh nghiệp ngành nghề hoạt động khác nhau thì tiêu chí về chất lượng sẽ hoàn toàn khác biệt.

Thứ nhất, chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp chính là toàn bộ khả năng về con người để thực hiện được các mục tiêu chiến lược của một doanh nghiệp.

Như vậy, theo nghĩa này, chất lượng nhân lực liên quan đến tất cả các khía cạnh về cơ cấu, tình trạng sức khỏe, trình độ văn hóa, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ, động cơ, tiềm năng phát triển của toàn bộ nguồn nhân lực trong tổ chức. Yếu tố cơ cấu thường là một yếu tố được tách ra khỏi phạm trù chất lượng nguồn nhân lực, tuy nhiên hiện nay yếu tố cơ cấu nguồn nhân lực được đưa vào như một yếu tố đo lường chất lượng nguồn nhân lực.

Thứ hai, hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một trong những yếu tố quyết định là chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực bao gồm cả lao động quản lý và lao động hoạt động trực tiếp và gián tiếp trong quá trình sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp. Nếu được đào tạo cơ bản về kiến thức, giáo dục thường xuyên về đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động, việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động sẽ được duy trì và phát triển.

Thông qua đào tạo, bồi dưỡng, người lao động hiểu được bản chất công việc, thành thạo các kỹ năng nghiệp vụ, làm việc có trách nhiệm, gắn bó với doanh nghiệp và dĩ nhiên hiệu quả lao động tăng, thu nhập của công nhân ổn định, doanh nghiệp phát triển bền vững. Chất lượng nguồn nhân lực là lợi thế so sánh hàng đầu của doanh nghiệp bởi vì nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ góp phần quan trọng trong việc duy trì và phát triển của doanh nghiệp

Luận văn thạc sĩ Kinh tế8

1.1.2.2. Khái niệm về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Thuật ngữ “nâng cao CLNNL”hàm ý chỉ việc thực hiện một số hoạt động nào đó dẫn đến sự thay đổi về CLNNL tăng lên so với CLNNL hiện có. Đó là những biểu hiện tăng lên về trí lực ,thể lực và tâm lực của cá nhân mỗi con người. Nâng cao CLNNL,một mặt tạo ra NNL có khả năng hơn trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng NNL chất lượng cao trong quá trình phát triển KTXH đang trên đà hội nhập quốc tế; một mặt tạo ra NNL tự tin hơn trong quá trình làm việc tạo ra của cải vật chất cho bản thân,cho tổ chức và tạo ra khả năng cạnh tranh bền vững nhất.

Nâng cao CLNNL trong doanh nghiệp: là tổng thể các nội dung ,cách thức, phương thức làm biến đổi các yếu tố cấu thành CLNNL theo hướng phát triển một cách hợp lý về qui mô (số lượng) và trình độ (chất lượng) nhằm đáp ứng yêu cầu về mục tiêu phát triển của doanh nghiệp với hiệu quả ngày càng cao Nâng cao CLNNL là gia tăng giá trị con người, cả giá trị vật chất và tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng như kỹ năng nghề nghiệp,làm cho con người trở thành người lao động có những năng lực và phẩm chất mới cao hơn đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của sự phát triển kinh tế xã hội.Từ góc độ này,tác giả cho rằng nâng cao CLNNL chính là nâng cao năng lực làm việc ,kỹ năng xử lý công việc và thái độ trong công việc của nhân lực đang làm việc tại DN. Đó là:

Nâng cao trí lực (gồm nâng cao trình độ học vấn ,trình độ chuyên môn,kỹ năng làm việc, kinh nghiệm làm việc…). Đây là yếu tố có tính quyết định căn bản đến nâng cao năng lực làm việc chính là nâng cao CLNNL trong DN. Được tính như sau:

Tỷ lệ NNL có trình độ học vấn (chuyên môn,kỹ năng,

thâm niên nghề) loại i

=

Số lượng NNL có trình độ học vấn

(chuyên môn ,kỹ năng,thâm niên nghề) loại i x 100 Tổng số NNL

Nâng cao thể lực (bao gồm việc nâng cao sức khỏe,thể chất của NNL).Không có sức khỏe thì bất cứ ai cũng khó có thể hoàn thành được công việc.Sức khỏe không chỉ biểu hiện CLNNL mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc.Sức khỏe này hàm chứa khỏe cả thể chất và tinh thần của NNL.

Tỷ lệ NLL theo tuổi (giới Số lượng NNL theo độ tuổi(giới tính,chiều 100

Luận văn thạc sĩ Kinh tế9

tính,chiều cao , cân nặng) = cao,hoặc cân nặng) Tổng số NNL x

- Mức độ cân đối của thể lực có thể sử dụng công thức tính BMI (Body Mass Index):

BMI =

Cân nặng (Chiều cao)2 Đối với nam : 25 < BMI <18

Đối với nữ : 18 ≤BMI≤13 Tỷ lệ người có

sức khỏe loại i = Số lượng NNLcó sức khỏe loại i

x 100 Tổng số NNL

Nâng cao tâm lực (gồm thái độ,tinh thần,khả năng chịu áp lực…).đánh giá được thái độ trong công việc để biết NNL có nâng cao được tâm lực hay không thực sự rất khó.NNL có tích cực làm việc hơn không?Có khả năng kiềm chế cảm xúc tốt hơn không?Hành vi có chuẩn mực hơn không?...Điều này còn chịu sự tác động và ảnh hưởng của nhiều yếu tố,ảnh hưởng trước hết chính từ trí lực của NNL đến môi trường sống và làm việc của NNL.

Tỷ lệ người có thái độ làm việc loại i =

Tỷ lệ NNL có thái độ làm việc (có khả năng chịu áp lực) loại i

x 100 Tổng số NNL

1.1.2.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

Tiêu chí thứ nhất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp:

Khi xét đến trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp thì người ta thường hay xét đến trình độc học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp”.

Một là,trình độ học vấn

Trình độ học vấn là nền tảng giáo dục cơ bản để tạo nên trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp. Trình độ học vấn gắn liền với trình độ nhận thức của nhân lực. Trình độ học vấn ở nước ta được phản ánh qua các cấp bậc học tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, đại học và sau đại học. Nhân

Luận văn thạc sĩ Kinh tế10

lực có học vấn cao có khả năng nắm bắt thông tin thị trường nhanh chóng, có khả năng phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề nhạy bén hơn. Nhân lực có học vấn cao có nhân thức xã hội tốt và định hướng hành vi tốt hơn. Là một yếu tố cấu thành nên chất lượng nhân lực, trình độ học vấn là một tiêu chí mô tả trình độ đào tạo ban đầu mà nhân lực có được. Thông tin về trình độ chuyên môn cho biết mức độ hài hòa giữa trình độ chuyên môn và chức năng, nhiệm vụ và công việc mà người lao động đảm nhiệm.

Hai là, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là yếu tố quan trọng đánh giá chất lượng nhân lực của một doanh nghiệp. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ tác động trực tiếp đến kết quả công việc chuyên môn của nhân viên từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là những hiểu biết về mặt chuyên môn, nghiệp vụ để người lao động có thể thực hiện được các hoạt động chuyên môn trong doanh nghiệp. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ được phản ánh thông qua quá trình đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng tại trường lớp hoặc doanh nghiệp. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đánh giá qua hệ thống các văn bằng, chứng chỉ nghề nghiệp như các cấp bậc tay nghề bậc thợ đào tạo qua trường lớp trung cấp hoặc cao đẳng, chuyên viên kinh tế qua đào tạo đại học kinh tế...

Việc đánh giá chất lượng nhân lực dựa vào tiêu chí chuyên môn nghề nghiệp là phổ biên ở nhiều doanh nghiệp. Ví dụ, nếu một doanh nghiệp có số lượng lớn nhân lực có bậc thợ cấp cao phản ánh rằng doanh nghiệp đó có chất lượng nhân lực tốt. Ở trình độ đại học, chất lượng nhân lực còn thể hiện ở bằng cấp cử nhân thuộc ngành đào tạo nào, kỹ thuật, kinh tế, và bằng kinh tế thì thuộc chuyên ngành đào tạo nào, bảo hiểm hay ngân hàng tài chính. Đối với nhân lực có bằng trung cấp, chất lượng nhân lực sẽ được đánh giá tốt hơn nếu chuyên ngành được đào tạo phù hợp với mục tiêu và nội dung công việc của nhân viên.

Đánh giá chất lượng nhân lực tại các doanh nghiệp viễn thông còn được thể hiện qua số lượng nhân lực có các chứng chỉ bồi dưỡng kỹ năng tư vấn về viễn

Luận văn thạc sĩ Kinh tế11

thông, bồi dưỡng pháp luật viễn thông, bồi dưỡng kỹ năng truyền thông, giao tiếp trong hoạt động viễn thông, kỹ năng giải quyết xung đột giữa doanh nghiệp viễn thông với khách hàng.

Mặt khác, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực viễn thông có thể sâu hơn nếu phân tích thêm về cân đối giữa nhu cầu với các ngành nghề được đào tạo của nhân lực.

Ba là, kỹ năng nghề nghiệp

Nếu như trình độ chuyên môn là yếu tố cần có của chất lượng nhân lực thì kỹ năng là yếu tố đủ để đảm bảo nhân lực có chất lượng cao. Kỹ năng nghề nghiệp được thể hiện qua hai kỹ năng chính là: Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.

- Kỹ năng cứng :Kỹ năng cứng thường được hiểu là những kiến thức, đúc kết và thực hành có tính chất kỹ thuật nghề nghiệp. Kỹ năng cứng được cung cấp thông qua các môn học đào tạo chính khóa, có liên kết lô-gich chặt chẽ, và xây dựng tuần tự. Thời gian để có được kỹ năng cứng thường rất dài, hàng chục năm, bắt đầu từ những kiến thức kỹ năng cơ bản ở nhà trường phổ thông qua các cấp như: Tư duy hình học, tư duy ngôn ngữ-văn phạm, các hệ thống khái niệm lý thuyết cơ bản vật lý hóa học sinh học toán học... và những kiến thức kỹ năng này được phát triển dần lên các mức độ cao hơn, thông qua giảng dạy, thực hành và tự học một cách hệ thống.

Đối với các kỹ năng cứng, khả năng tự tìm hiểu toàn bộ gần như không thể, mà người ta bắt buộc phải trải qua những giai đoạn có xây dựng tính hệ thống của tư duy logic và dựa trên "vai các nhà khổng lồ" Thông thường, vai trò của giáo dục chính thức đặc biệt quan trọng để hình thành kỹ năng cứng dần theo thời gian, cho tới khi đạt tới năng lực tự học.

Vì quá trình rèn luyện dài, vất vả và đi kèm với những kỳ thi chứng minh khả năng đã vượt qua các mức độ nhất định, các kỹ năng cứng được dành nhiều thời gian hơn kỹ năng mềm; và về tuần tự thời gian, thường được đầu tư trước khi sở hữu kỹ năng mềm trong cuộc sống.

- Kỹ năng mềm: Kỹ năng mềm là một thuật ngữ xã hội học chỉ những kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành

Luận văn thạc sĩ Kinh tế12

vi ứng xử áp dụng vào việc giao tiếp giữa người với người. kỹ năng mềm là những kỹ năng tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể hoặc tổ chức.

Kỹ năng mềm (hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới...

Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn. Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Tìm hiểu thêm về những kỹ năng mềm dễ mang lại cơ hội cho bạn

Kỹ năng mềm chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột.

Khi bạn quan tâm tới các vấn đề về kỹ năng, điều đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần nắm rõ là: Kỹ năng sống và kỹ năng mềm không phải là hai thứ khác nhau, và càng không phải là hai thứ giống nhau, mà kỹ năng mềm chính là một phần của kỹ năng sống, hay kỹ năng sống bao gồm kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm được đánh giá qua 09 kỹ năng sau : + Có sự tự tin, ý chí chiến thắng và quan điểm lạc quan

Tất cả chúng ta đã từng nghe lời khuyên hãy nhìn cốc nước còn đầy một nửa tốt hơn là nhìn nó đã vơi đi một nửa. Ở nơi làm việc, cách nghĩ lạc quan này có thể giúp bạn phát triển trên một chặng đường dài. Tất cả mọi cái nhìn lạc quan đều dẫn đến một thái độ lạc quan và có thể là một vốn quý trong môi trường làm việc, đánh bại thái độ yếm thế và bi quan.

Chìa khóa để có một thái độ lạc quan là bạn giải quyết một sự trở ngại hay thách thức như thế nào khi gặp phải. Ví dụ, thay vì than phiền về khối lượng công

Luận văn thạc sĩ Kinh tế13

việc gây stress, hãy nghĩ về nó như một cơ hội để thể hiện khả năng làm việc tích cực và hiệu quả của bạn.

+ Kỹ năng làm việc nhóm

Bạn có khả năng làm việc tốt theo nhóm? Bạn đóng góp tích cực và đôi khi như kiêm vai trò là người lãnh đạo?

 Các nhà tuyển dụng rất thích những nhân viên thể hiện được khả năng làm việc tốt trong tập thể. Hòa đồng với tập thể không chỉ có nghĩa là có tính cộng tác mà còn thể hiện được khả năng lãnh đạo tốt khi có thời điểm thích hợp.

 Có thể tới một lúc nào đó, sự xung đột xuất hiện trong tập thể của bạn, hãy tỏ ra chủ động dàn xếp. Khi bạn thấy tập thể của mình đang bị sa lầy trong một dự án, hãy cố gắng xoay chuyển tình thế, đưa cách giải quyết theo một hướng khác. bạn làm gì nếu bình thường bạn không làm việc trong một nhóm? Hãy cố gắng tỏ ra sẵn sàng hợp tác trong công việc và thiết lập nên các mối quan hệ công việc với mọi đồng nghiệp nếu có thể. Học cách nói những điều bạn nghĩ như thế nào và thể hiện bằng ngôn ngữ cử chỉ ra sao.

+ Kỹ năng giao tiếp

Bạn có phải là người vừa biết nói chuyện, vừa biết lắng nghe? Bạn có thể chia sẻ những tình huống trong công việc và yêu cầu của mình với các đồng nghiệp, khách hàng… một cách tích cực và xây dựng.

Kỹ năng giao tiếp tốt là một thế mạnh đối với bất cứ ai trong công việc. Giao tiếp là phương tiện cho phép bạn xây dựng cầu nối với đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của bạn và bày tỏ được nhu cầu của bạn.

Nhiều điều nhỏ nhặt bạn đã từng thực hiện hàng ngày - có thể có những điều bạn không từng nghĩ đến lại có một sự ảnh hưởng rất lớn tới kỹ năng giao tiếp của bạn. Sau đây là những điều bạn nên lưu ý khi giao tiếp với những người khác. Nói chung, bạn nên để ý tới cách sử dụng từ ngữ của mình để tạo ấn tượng với người đối thoại. Cũng đừng quên rằng một trong những kỹ năng giao tiếp là biết lắng nghe.

+ Sự tự tin

Bạn có thực sự tin rằng mình có thể làm được công việc này? Bạn có thể hiện

Luận văn thạc sĩ Kinh tế14

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại viễn thông hà nam (Trang 23 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)