Về thể lực và trí lực nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại viễn thông hà nam (Trang 73 - 81)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỄN THÔNG HÀ NAM

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA VIỄN THÔNG HÀ NAM

2.2.2. Về thể lực và trí lực nguồn nhân lực

Ban lãnh đạo VNPT Hà Nam luôn quan tâm đến thể chất của cán bộ nhân viên đang làm việc tại Công ty. Định kỳ hàng năm, Công ty đều tổ chức khám bệnh cho toàn bộ lao động, công ty cũng thực hiện việc đóng đầy đủ bảo hiểm y tế cho cán bộ nhân viên. Ngoài ra, Công ty còn cung cấp cho nhân viên dịch vụ y tế tự nguyện, điều này giúp cho nhân viên thuận tiện và tiết giảm chi phí cá nhân trong việc khám

Luận văn thạc sĩ Kinh tế57

chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh có uy tín trên địa bàn thành phố Phủ Lý như bệnh viện đa khoa Hà Nam, bệnh viện đa khoa Thành phố Phủ Lý ,... VNPT Hà Nam thực hiện cấp miễn phí dịch vụ Bảo hiểm y tế tự nguyện cho các cán bộ có hợp đồng trên 12 tháng với Công ty, với mức phí đóng hàng năm cho mỗi cán bộ vào khoảng 3,5 triệu đồng/người/năm. Với chế độ này, người lao động của Viễn thong Hà Nam có thể yên tâm khám chữa bệnh tại nhiều bệnh viện lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam với kinh phí do Công ty chi trả lên tới 80-100% chi phí khám chữa bệnh và điều trị tại bệnh viện.

So sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành viễn thông, Viễn thông Hà Nam nhìn chung đã và đang quan tâm đến sức khỏe của nhân viên ở mức tương đối cao. Sức khỏe của đại đa số người lao động của Viễn thong Hà Nam được đảm bảo, đáp ứng được yêu cầu công việc thực tiễn.

Bên cạnh việc chăm lo cho nhân viên có đủ sức khỏe để cống hiến cho doanh nghiệp, Viễn thông Hà Nam còn hết sức quan tâm đến đời sống tinh thần cho nhân viên thông qua các hoạt động rất cụ thể và mang tính nhân văn sâu sắc như việc ngày sinh nhật của nhân viên sẽ được Công ty tặng quà bánh sinh nhật , tổ chức các buổi thăm quan, du xuân, nghỉ mát và các hoạt động tập thể như phong trào văn nghệ, thi đấu thể thao. Định kỳ hàng năm, Viễn thông Hà Nam tổ chức cho cán bộ nhân viên đi thăm quan nghỉ mát nhằm mục đích vừa cho cán bộ có không gian, thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, vừa giúp xây dựng gắn kết giữa các thành viên Viễn thông Hà Nam với nhau tạo thành một tập thể vững mạnh. Đối tượng là toàn thể cán bộ nhân viên của Công ty được tham gia, kể cả những nhân viên trong thời gian thử việc. Kinh phí tổ chức thăm quan du lịch bình quân vào khoảng 1,5 đến 2 triệu đồng/người. Bên cạnh, việc tổ chức thăm quan du lịch định kỳ, hàng năm vào các dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn như ngày 10/10 hay ngày 02/9, Công ty vẫn hỗ trợ xe ô tô để đoàn viên công đoàn có thể tổ chức các chuyến về cội nguồn, về với khu di tích cách mạng. Hay các ngày lễ tết, Công ty cũng hỗ trợ xe cho đoàn viên công đoàn đi du xuân, lễ chùa...

Với việc chăm lo sức khỏe, tinh thần cho cán bộ nhân viên, Viễn thông Hà

Luận văn thạc sĩ Kinh tế58

Nam đã xây dựng được một tập thể gắn kết, người lao động được chăm sóc một cách chu đáo cả về sức khỏe và tinh thần, điều đó đã xây dựng và gắn kết mọi thành viên Viễn thông Hà Nam thành một khối thống nhất, được thể hiện thông qua chế độ phúc lợi cho cán bộ nhân viên cụ thể như sau :

Tập đoàn VNPT và Viễn thông Hà Nam đặc biệt quan tâm đến chế độ phúc lợi cho cán bộ nhân viên của mình. Chế độ phúc lợi của nhân viên bao gồm chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, trang phục, thăm quan nghỉ mát, chế độ nghĩ phép, thời gian làm việc... Các chế độ phúc lợi áp dụng đối với cán bộ nhân viên của Viễn thông Hà Nam được quy định cụ thể rõ ràng trong hợp đồng lao động ngay từ khi người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại Viễn thông Hà Nam

Bảng 2.9: Chế độ phúc lợi cho cán bộ nhân viên của Viễn thông Hà Nam giai đoạn 2012 – 2014

Chỉ tiêu ĐVT

201 2

201 3

201 4

Số bộ trang phục/người bộ 2 2 2

Kinh phí trang phục/người Tr đồng 3 3 3

Số lượt đi thăm quan, du lịch lượt 10 10 10

Kinh phí du lịch bình quân/người

triệu

đồng 1.5 2,0 2.0

Bảo hiểm y tế tự nguyện

(triệu/người/năm) người 2,5 3,0 3,5

Hỗ trợ tiền điện thoại cho NV khai thác

tr/ng/

tháng 0,2 0,2 0,2

Hỗ trợ tiền điện thoại cho NV gián tiếp

tr/ng/

tháng 0 0 0

Tiền hỗ trợ thai sản tr/ng/lượt 3 3 3

Nguồn: Phòng Kế toán – VNPT Hà Nam Là một doanh nghiệp lớn, có uy tín của Nhà nước nên Tập đoàn VNPT luôn chỉ đạo các đơn vị thành viên của mình trong đó có Viễn thông Hà Nam luôn thực

Luận văn thạc sĩ Kinh tế59

hiện đầy đủ những chế độ phúc lợi đối với tất cả các nhân viên đang công tác trong hệ thống của Tập đoàn VNPT nói chung và Viễn thông Hà Nam nói riêng.

2.2.2.2.Về trí lực

2.2.2.2.1. Trình độ học vấn

Do đặc thù là một công ty hoạt động trong lĩnh vực viễn thông nên chất lượng nhân sự của Viễn thông Hà Nam khá cao. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học của Viễn thông Hà Nam thường xuyên đạt trên 80% trong tổng số lao động của Công ty. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo rất thấp, trong cả giai đoạn 2012 – 2014, Công ty chỉ có 2 lao động chưa qua đào tạo được bố trí làm công việc vệ sinh trụ sở Công ty.

Năm 2012, Viễn thông Hà Nam có 220 lao động thì có 20 lao động có trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ 9,1%, trình độ đại học là 180 người chiếm 81,8%, trình độtrung cấp là 20 người chiếm 9,1%, trong 20 cán bộ này thì có 2 lái xe, 2 tạp vụ và 16 nhân viên gián tiếp (Nhân viên thị trường, nhân viên thu cước).

Năm 2014, tổng số lao động của Viễn thông Hà Nam là 250 người thì có 23 người có trình độ trên đại học, tăng 3 người so với năm 2011. Tỷ lệ lao động có trình độ trên đại học là 9,2%, tỷ lệ lao động có trình độ đại học là gần 81,6%, lao động có trình độ trung cấp là 9,2%.

Bảng 2.10: Trình độ học vấn của lao động đang công tác tại Viễn thông Hà Nam giai đoạn 2012 – 2014

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014

Tổng số CBNV, trong đó người 220 235 250 Lao động có trình độ trên đại học người 20 21 23 Tỷ lệ lao động có trình độ trên đại học % 9,1 9,1 9,2 Lao động có trình độ cao đẳng, đại học người 180 193 204 Tỷ lệ lao động có trình độ đại học % 81.8 82,1 81,6 Lao động có trình độ trung cấp người 20 21 23 Tỷ lệ lao động có trình độ trung cấp % 9,1 9,1 9,2

Lao động chưa qua đào tạo người 4 5 5

Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo % 1,8 1,7 1,6

Luận văn thạc sĩ Kinh tế60

Nguồn: Phòng TC- LĐCB

Năm 2012, tỷ lệ lao động có trình độ trên đại học của Viễn thông Hà Nam chiếm 9,1%, lao động có trình độ đại học là 81,8% và lao động có trình độ trung cấp là 9,1% so với tổng số lao động.

Năm 2013 và 2014 số lượng và chất lượng lao động tại Viễn thông Hà Nam cũng không có sự biến động nhiều. Chẳng hạn như năm 2013, trong tổng số 250 lao động đang làm việc tại Công ty thì có 23 lao động có trình độ trên đại học (20 thạc sỹ và 3 tiến sỹ) chiếm tỷ lệ 9,2%, lao động có trình độ đại học là 204 người chiếm tỷ lệ 81,6%, lao động có trình độ trung cấp là 23 người chiếm tỷ lệ 9,2% và lao động chưa qua đào tạo là 5 người chiếm tỷ lệ 2%. Nhìn chung, trình độ lao động của Viễn thông Hà Nam là khá cao.

2.2.2.2.2. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Để trở thành nhân viên của Viễn thông Hà Nam, người lao động cần đáp ứng được các yêu cầu cụ thể. Tại mỗi một vị trí công tác đều có bản mô tả công việc cụ thể, đòi hỏi người lao động phải đáp ứng được yêu cầu. Đa số nhân viên của VNPT Hà Nam có kĩ năng đa dạng nên đều đáp ứng được các yêu cầu của công việc. Đối với các thuê bao và dịch vụ đi kèm có điều kiện đơn giản như đăng kí chính chủ, các quyền lợi khi sử dụng dịch vụ hoặc tư vấn sau bán hàng.. 100% nhân viên của Viễn thông Hà Nam nắm vững quy trình, điều kiện, điều khoản để tư vấn cho khách hàng. Đối với những khách hàng là doanh nghiệp hay cá nhân sử dụng dịch vụ của VNPT, nhân viên của Viễn thông Hà Nam có thể đảm nhận tư vấn cho khách hàng, cung cấp sản phẩm dịch vụ, thu tiền cước và thực hiện các nghiệp vụ sau bán hàng (khuyến mại, giải quyết khiếu nại, bồi thường...).

Tuy nhiên, một số nghiệp vụ mà có điều kiện, điều khoản phức tạp như sim số đẹp, sim cam kết, bảo hành máy điện thoại tặng kèm sim... thì hiện tại một số chuyên viên có thâm niên lâu năm và các Trưởng phòng sẽ hướng dẫn các nhân viên mới hiểu rõ các điều kiện, điều khoản của từng dịch vụ. Công ty sẽ có các phòng nghiệp vụ hỗ trợ cho nhân viên trong từng trường hợp.

Với ưu thế là đơn vị thành viên của Tập đoàn VNPT – là 1 trong 2 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất tại Việt Nam với thị phần chiếm trên 60% và là doanh

Luận văn thạc sĩ Kinh tế61

nghiệp viễn thông ra đời sớm nhất Việt Nam, VNPT rất có lợi thế để thu hút được lao động có chất lượng cao, đúng chuyên ngành được đào tạo.

Đội ngũ nhân viên đòi hỏi phải được cơ cấu lao động hợp lý và có trình độ chuyên môn về lĩnh vực chuyên môn bán hàng, marketing, chuyên môn kĩ thuật am hiểu các điều kiện, điều khoản sở hữu thuê bao để tư vấn cho khách hàng lựa chọn dịch vụ sản phầm phù hợp. Chính vì vậy, Viễn thông Hà Nam luôn luôn chú trọng đến cơ cấu lao động trực tiếp, gián tiếp cho hợp lý và ưu tiên lựa chọn các cán bộ được đào tạo chuyên ngành. Ngoài ra lao động được đào tạo chuyên ngành marketing và Bưu chính viễn thông cũng được Viễn thông Hà Nam ưu tiên tuyển dụng.

Trong những năm qua doanh nghiệp cũng luôn chú trọng cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp, vì cơ cấu này hợp lý sẽ đảm bảo tận dụng khả năng tổng hợp của đội ngũ nhân lực nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh. Khối khai thác trực tiếp gồm phòng ban bán hàng mở các điểm bán nhỏ lẻ và các điểm giao dịch chính thức tại các khu vực. Khối gián tiếp gồm các phòng ban tại trụ sở chính.

Cuối năm 2012, Viễn thông Hà Nam có tổng công 220 nhân viên, trong đó có 150 cán bộ thuộc khối khai thác trực tiếp và 70 cán bộ kinh doanh gián tiếp thuộc các phòng chức năng. Năm 2013, tổng số nhân viên của Viễn thông Hà Nam là 235 người, tăng 15 người, tương đương 6,4% so với năm 2012, trong đó số nhân viên khai thác trực tiếp tăng 13 người và nhân viên gián tiếp tăng 2 người. Năm 2014, nhân sự của Viễn thông Hà Nam so với năm 2013 cũng tăng 15 người, so với năm 2012 tăng 30 người, chiếm 12% tổng số nhân viên, đa số là nhân viên thuộc khối trực tiếp.

Bảng 2.11. Cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp tại Viễn thông Hà Nam giai đoạn 2012 – 2014

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Tổng số CBNV khai thác đầu năm

Nhân viên trực tiếp 150 163 176

Cấp quản lý (từ phó phòng giao dịch trở lên) 18 20 22

Tổng số CBNV gián tiếp đầu năm 70 72 74

Nhân viên 46 46 46

Cấp quản lý (từ phó phòng trở lên) 24 26 27

Luận văn thạc sĩ Kinh tế62

Tổng số CBNV 220 235 250 Nguồn: Phòng TC- LĐCB Nhìn chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Viễn thông Hà Nam không có sự biến động nhiều, Viễn thông Hà Nam có chủ trương, mỗi một Phòng, Ban chỉ có 2 lãnh đạo phòng để tập trung quản lý điều hành và tiết giảm chi phí. Chính vì vậy trong suốt giai đoạn 2012 – 2014, số lượng cán bộ quản lý của Viễn thông Hà Nam duy trì số lượng từ 24 đến 27 cán bộ quản lý. Số lượng nhân viên của Viễn thông Hà Nam trong giai đoạn này cũng có sự biến động do yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động kinh doanh của ngành viễn thông đòi hỏi sự cạnh tranh với đối thủ và sự phân bổ rộng rãi nên việc nâng cao số lượng nhân viên là thực sự cần thiết.

Năm 2012, trong tổng số 220 lao động tại Công ty thì 150 lao động làm công tác khai thác trực tiếp, chiếm 68,2%, lao động gián tiếp là 70 chiếm 31,8% tổng số lao động. Trong số 150 lao động khai thác trực tiếp thì có 75 cán bộ đã tốt nghiệp chuyên ngành bán hàng và Marketting, 50 lao động học chuyên ngành quản trị kinh doanh. Đây là tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên ngành khá lớn

Năm 2013, Viễn thông Hà Nam có 163 lao động khai thác trực tiếp chiếm tỷ lệ 69,4%, lao động gián tiếp chiếm 30,6%. Như vậy tỷ lệ lao động trực tiếp có tăng đôi chút so với năm 2012. Trong số lao động khai thác trực tiếp, số lao động tốt nghiệp chuyên ngành, chuyên ngành bán hàng marketing và quản trị kinh doanh cũng bằng tỷ lệ năm 2012

Năm 2014, Viễn thông Hà Nam có 176 cán bộ khai thác trực tiếp chiếm 70,4

% tổng số lao động, trong đó 150 cán bộ được đào tạo chuyên ngành marketing, quản trị kinh doanh, 26 cán bộ có chuyên ngành khác. Số lượng cán bộ lao động gián tiếp năm 2013 là 74 người.

Năm 2013 và 2014 cơ cấu lao động trực tiếp và lao động gián tiếp cũng không có sự thay đổi nhiều, chỉ tăng tỷ lệ thấp do doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô phủ sóng.. Tỷ lệ lao động trực tiếp chiếm gần 70% tổng số lao động và trong số đó gần 60% số lao động được đào tạo đúng chuyên ngành, có trình độ chuyên môn

Luận văn thạc sĩ Kinh tế63

nghiệp vụ chuyên sâu so với yêu cầu công việc bán hàng Marketting.

Bảng 2.12. Phân công lao động của đội ngũ nhân lực tại Viễn thông Hà Nam giai đoạn 2012 – 2014

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014

Tổng số CBNV, trong đó Người 220 235 250

Lao động trực tiếp Người 150 163 176

Lao động khai thác học chuyên ngành marketing,

quản trị kinh doanh

Người 125 140 150

Lao động khai thác có chuyên ngành khác Người 25 23 23

Lao động gián tiếp người 70 72 74

Nguồn: Phòng Hành chính – Tổng hợp, VNPT Hà Nam Những cán bộ làm công tác gián tiếp tại Viễn thông Hà Nam cũng được đào tạo đúng chuyên ngành, chẳng hạn cán bộ làm công tác kế toán đa số học đúng chuyên ngành kế toán, kiểm toán tại các đại học lớn tại Việt Nam.

2.2.2.1.3. Thực trạng kỹ năng nghề nghiệp

Sản phẩm của công ty có đặc thù khách hàng trả tiền cho dịch vụ và mong muốn được phục vụ cả trong khi và sau khi sử dụng dịch vụ nên để bán được một sản phẩm đòi hỏi nhân viên bán hàng phải có kỹ năng thuyết phục và kỹ năng chăm sóc khách hàng rất tốt. Các yêu cầu đối với nhân viên bán hàng là phải nắm bắt được tâm lý khách hàng, phân tích và tổng hợp được nhu cầu và khả năng của khách hàng, kỹ năng thuyết phục khách hàng và chăm sóc khách hàng chu đáo.

Thực trạng kỹ năng nghề nghiệp của lao động tại Viễn thông Hà Nam cũng được đánh giá khá cao, được khách hàng ghi nhận và thể hiện qua doanh thu khai thác bình quân hàng năm. Để tạo được những bước tiến về kỹ năng nghề nghiệp của nhân lực, doanh nghiệp đã rất chú trọng đến các vấn đề như: Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng cơ cấu độ tuổi, giới tính, thâm niên hợp lý.

- Về đào tạo và bội dưỡng nhân lực : Viễn thông Hà Nam luôn ý thức được

Luận văn thạc sĩ Kinh tế64

tầm quan trọng của việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ nên hàng năm Ban lãnh đạo Công ty rất quan tâm và thường xuyên chỉ đạo công tác này. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của VNPT Hà Nam được lập kế hoạch từ đầu năm. Thường các khoá đào tạo là ngắn ngày để đảm bảo cho cán bộ vừa có thể tham gia các khoá bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ , kỹ năng nghề nghiệp vừa vẫn giải quyết công việc hàng ngày của mình.

VNPT Hà Nam tập trung đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chăm sóc khách hàng cho cán bộ khai thác trực tiếp, đồng thời hàng năm, Công ty vẫn tổ chức cập nhất kiến thức về dịch vụ GTGT, kiến thức về chuyên môn trong toàn Tổng công ty cho tất cả cán bộ nhân viên VNPT Hà Nam

Kinh phí đào tạo của VNPT Hà Nam không cao nếu so với các công ty trong Tổng công ty, thậm chí là thấp hơn khá nhiều so với những công ty độc lập trong cùng ngành viễn thông. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại của công tác đào tạo, bồi dưỡng khá lớn. Đội ngũ cán bộ khai thác của VNPT Hà Nam được đánh giá khá cao, luôn am hiểu về các nghiệp vụ bán hàng.

Bảng 2.13. Thực trạng đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại VNPT Hà Nam giai đoạn 2012 - 2014

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014

Tổng số lượt đào tạo cho nhân viên lượt 50 50 53 Tổng kinh phí đào tạo cho nhân viên triệu 500 485 465 Tổng số lượt đào tạo cho cấp quản lý lượt 6 6 6 Tổng kinh phí đào tạo cho cấp quản lý triệu 37 33 35

Tổng cộng chi phí đào tạo triệu 537 518 490

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại viễn thông hà nam (Trang 73 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)