CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỄN THÔNG HÀ NAM
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA VIỄN THÔNG HÀ NAM
2.2.1. Về quy hoạch nguồn nhân lực
Có thể nói rằng hiện tại Viễn thông Hà Nam vẫn chưa xây dựng được kế hoạch nguồn nhân lực một cách chủ động thông qua việc phân tích xác định nhu cầu lao động cho năn kế hoạch cũng như các chỉ tiêu tuyển dụng và đào tạo lao động. Phần lớn các chỉ tiêu trong kế hoạch nguồn nhân lực tại đơn vị là do Tập đoàn BCVT Việt Nam giao hằng năm.
Dưới đây là các chỉ tiêu chính trong kế hoạch nguồn nhân lực tại Viễn thông Hà Nam giai đoạn 2012 – 2014:
Bảng 2.4: Kế hoạch nhân lực tại VTHN giai đoạn 2012-2014
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Lao động Người 220 235 250
Tuyển dụng Người 15 15 0
(Nguồn: PhòngTC-HC VNPT Hà Nam) Có thể thấy rằng, việc Tập đoàn BCVT Việt Nam giao kế hoạch nguồn nhân hằng năm cho Viễn thông Hà Nam một cách chủ quan mà không dựa trên việc phân tích đánh giá thực tế sẽ dẫn tới các chỉ tiêu không có tính chính xác và chưa phù hợp với tình hình thực tế. Ta cùng xem xét cơ cấu và chức năng của các nhân viên trong phòng:
53
TRƯỞNG PHÒNG
Nhân viên đào
tạo
Nhân viên tiền lương (phó phòng)
Nhân viên ATLĐ,
y tế
Nhân viên hành
chính
Nhân viên văn
Luận văn thạc sĩ Kinh tế thư
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức hiện tại của phòng TC cán bộ lao động
(Nguồn: Phòng TC-CBLĐ) Trong đó nhiệm vụ, chuyên môn được đào tạo cụ thể của từng người như sau:
- Trưởng phòng: Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế Bưu điện; Nhiệm vụ:
Phụ trách chung, trực tiếp làm công tác tổ chức (bố trí sử dụng lao động, luân chuyển, bổ nhiệm, bãi nhiệm), giải quyết khiếu nại
- Phó phòng phụ trách tiền lương: Trình độ: Đại học tài chính kế toán; Nhiệm vụ: Làm công tác về tiền lương, tuyển dụng, chế độ bảo hiểm, nâng lương, thi tay nghề và nâng bậc hằng năm.
- Nhân viên phụ trách đào tạo: Trình độ: Kỹ sư điện tử viễn thông; Nhiệm vụ:
Làm công tác đào tạo bồi dưỡng, quản lý hồ sơ.
- Nhân viên phụ trách ATLĐ, y tế: Trình độ: Trung cấp y; Nhiệm vụ: Làm công tác ATLĐ, BHLĐ và y tế.
- Nhân viên phụ trách hành chính: Trình độ: Trung cấp văn thư lưu trữ; Nhiệm vụ: Phụ trách công tác hành chính, điều xe
- Nhân viên phụ trách văn thư, lưu trữ.
Như vậy có thể thấy phòng Tổ chức cán bộ lao động của Viễn thông Hà Nam đã được xây dựng cụ thể về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ cho từng người.
Tuy nhiên vẫn còn những bất cập trong cơ cấu và nhiệm vụ của từng người như việc bố trí sắp xếp nhiệm vụ của phòng Tổ chức cán bộ lao động tại Viễn thông Hà Nam chưa phù hợp, có trường hợp phải làm cả nhiệm vụ khác (công tác đảng), một số lao động có khối lượng công việc quá ít (cán bộ y tế, hành chính và văn thư).
2.2.1.2. Các chỉ tiêu chủ yếu trong quy hoạch nguồn nhân lực Chỉ tiêu về lao động hằng năm:
Như trình bày ở trên, kế hoạch lao động hằng năm do Tập đoàn BCVT Việt
Luận văn thạc sĩ Kinh tế54
Nam giao mà không do Viễn thông Hà Nam chủ động xây dựng. Kế hoạch chỉ tiêu lao động tại Viễn thông Hà Nam giai đoạn 2012 – 2014 như bảng 2.5:
Bảng 2.5: Chỉ tiêu lao động tại VTHN giai đoạn 2012-2014
Năm ĐVT Kế hoạch Thực hiện
Năm 2012 Người 220 220
Năm 2013 Người 330 235
Năm 2014 Người 245 250
(Nguồn: Phòng TC - LĐCB) Ta thấy số lượng lao động thực tế tại Viễn thông Hà Nam có một số năm không khớp với kế hoạch, đó là do khi tính và phân bổ số lượng lao động hằng năm cho đơn vị, Tập đoàn không tính đến số lượng lao động dự kiến rời bỏ doanh nghiệp.
Chỉ tiêu tuyển dụng lao động:
Cũng như chỉ tiêu về lao động, số lao động được tuyển dụng hằng năm tại Viễn thông Hà Nam cũng do Tập đoàn phân bổ. Bảng 2.6 là kế hoạch và số lượng lao động tuyển dụng giai đoạn 2012 - 2014 của Viễn thông Hà Nam:
Bảng 2.6- Chỉ tiêu tuyển dụng tại VTHN giai đoạn 2012-2014 Năm ĐVT Lao động rời khỏi
doanh nghiệp
Kế hoạch tuyển dụng
Tuyển dụng thực tế
Năm 2012 Người 10 0 20
Năm 2013 Người 0 10 15
Năm 2014 Người 5 10 15
(Nguồn: PhòngTC-LĐCB) Từ bảng 2.6 cho thấy tại Viễn thông Hà Nam không thực hiện đúng theo quy định về số lượng lao động được phép tuyển dụng hằng năm. Đó là do Viễn thông Hà Nam phải tuyển bổ sung cho các lao động rời khỏi doanh nghiệp, nhưng bên cạnh đó cũng cho thấy Viễn thông Hà Nam không nghiêm thực hiện theo quy định của Tập đoàn khi vẫn tuyển thêm lao động mới vào làm việc (năm 2012, 2013).
Chỉ tiêu về đào tạo lao động:
Luận văn thạc sĩ Kinh tế55
Hàng năm, Tập đoàn BCVT Việt Nam xây dựng và thông báo chương trình đạo tạo tập trung do Tập đoàn triển khai tới từng Viễn thông tỉnh. Viễn thông Hà Nam căn cứ vào các chương trình đào tạo đó để đăng ký kế hoạch đào tạo với Tập đoàn.
Dưới đây là kế hoạch đào tạo lao động giai đoạn 2012 - 2014 của Viễn thông Hà Nam
Bảng 2.7: Chỉ tiêu đào tạo lao động tại VTHN giai đoạn 2012-2014 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Cao học Người 10 12 14
Đại học, cao đẳng Người 15 20 20
Trung cấp, công nhân Người 20 21 23
Đào tạo bồi dưỡng
ngắn hạn, dài hạn Người 30 30 30
Tổng 75 83 87
(Nguồn: PhòngTC-LĐCB) Trong kế hoạch nguồn nhân lực tại Viễn thông Hà Nam, chỉ có chỉ tiêu về đào tạo lao động được đơn vị chủ động triển khai thực hiện. Số lượng lao động dự kiến đào tạo tại Viễn thông Hà Nam hằng năm được xác định bằng việc tổng hợp nhu cầu đăng ký của các bộ phận (các Trung tâm và các phòng ban chức năng).
Ngân quỹ cho tuyển dụng và đào tạo lao động:
- Ngân quỹ cho công tác tuyển dụng:
Hiện tại Viễn thông Hà Nam chưa quy định nguồn ngân quỹ riêng dành cho công tác tuyển dụng mà đang thực hiện hạch toán chung vào nguồn chi phí cho đào tạo lao động.
- Ngân quỹ cho hoạt động đào tạo:
Hiện tại, nguồn ngân quỹ cho đào tạo tại Viễn thông Hà Nam được lấy từ các nguồn chính sau:
+ Từ chi phí SXKD: Theo quy định của Tập đoàn BCVT Việt Nam tại Quyết định số 45/QĐ-ĐT&PTNL ngày 30/01/2008 thì chi phí đào tạo hằng năm tại Viễn thông Hà Nam được tính bằng 1,4 triệu đồng x (nhân) với số lao động theo kế
Luận văn thạc sĩ Kinh tế56
hoạch năm.
+ Từ dự án hợp tác với đối tác hoặc được đối tác tài trợ: Một số đối tác thường là các công ty cung ứng thiết bị VT-CNTT tài trợ học tập đào tạo để tiếp cận công nghệ mới hoặc vận hành thiết bị như: Alcatel, VKX...
+ Người học tự bỏ tiền: Đây là hình thức mới cần được khuyến khích áp dụng, theo đó lao động tại Viễn thông Hà Nam được khuyến khích tự đi học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn (thường là các bậc cao học, đại học) tại các trường và cơ sở đào tại ngay trên địa bàn Hà Nam
Dưới đây là tổng hợp ngân quỹ theo kế hoạch cho hoạt động tuyển dụng và đào tạo lao động giai đoạn 2011 - 2013 của Viễn thông Hà Nam:
Bảng 2.8: Ngân quỹ cho tuyển dụng và đào tạo tại VTHN giai đoạn 2012 - 2014 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Từ chi phí SXKD Nghìn đồng 301,000 322,000 343,000
Từ dự án, tài trợ Nghìn đồng 10,000 4,700 0
Người học tự bỏ tiền Nghìn đồng 0 44,000 49,000
Cộng 311,000 370,700 392,000
(Nguồn: Phòng TC - LĐCB) Ta nhận thấy rằng, Viễn thông Hà Nam đã có nguồn ngân quỹ tương đối ổn định cho hoạt động tuyển dụng và đào tạo hằng năm, đồng thời ngân quỹ được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là việc huy động đóng góp từ chính người lao động trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc chưa tách được cụ thể ngân quỹ giữa công tác tuyển dụng và đào tạo sẽ dẫn tới khó khăn trong việc phân tich đánh giá hiệu quả chi phí của từng hoạt động cụ thể