Những yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại viễn thông hà nam (Trang 94 - 98)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỄN THÔNG HÀ NAM

2.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỄN THÔNG HÀ NAM

2.3.2. Những yếu tố bên ngoài

2.3.2.1. Khung cảnh nền kinh tế đất nước

Xu hướng suy thoái chung của nền kinh tế đã ảnh hưởng tới khả năng tăng trưởng của các doanh nghiệp nói chung và Viễn thông Hà Nam nói riêng dẫn tới nhu cầu về lao động giảm sút và khó sắp xếp các lao động dôi dư không đáp ứng được công việc.

Tuy nhiên, cho dù kinh tế liên tục ở tình trạng khó khăn, nhưng các doanh nghiệp viễn thông vẫn tăng trưởng tốt và dẫn đầu trong danh sách các doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất hiện nay.Viễn thông Hà Nam cũng vậy.

Do các doanh nghiệp viễn thông đưa ra khá nhiều chính sách kích cầu nhắm đến nhiều lớp khách hàng để đàm bảo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Ví dụ : Liên tiếp trong thời gian gần đây, MobiFone, VinaPhone, đều tung ra các gói cước dữ liệu siêu rẻ cho khách hàng chỉ từ 15.000 đồng đến 40.000 đồng. Mới đây, MobiFone đã "bắt tay" Opera Software để ra gói cước Opera Mini, gói cước data dùng riêng cho trình duyệt Opera Mini trên các thiết bị di động.

2.3.2.2. Môi trường khoa học và công nghệ

Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ ảnh hưởng lớn đến phát triển nguồn nhân lực. Sự phát triển kinh tế-xã hội hiện nay thực chất là cuộc chạy đua về khoa học và

Luận văn thạc sĩ Kinh tế78

công nghệ, chạy đua nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động trên cơ sở hiện đại hóa nguồn nhân lực. Những tiến bộ khoa học và công nghệ làm thay đổi cơ cấu lao động của mỗi doanh nghiệp tại địa phương; làm thay đổi tính chất, nội dung lao động nghề nghiệp của người lao động, làm cho lao động trí óc tăng dần và lao động chân tay ngày càng có khuynh hướng giảm đi; tiến bộ khoa học và công nghệ từng bước được quốc tế hóa tạo nên sự cạnh tranh gay gắt về năng suất, chất lượng, giá thành

Trong bối cảnh thị trường đang biến động mạnh cả về dịch vụ lẫn công nghệ thì cùng với việc tổ chức lại bộ máy, VNPT vẫn cần giữ được đà tăng trưởng, bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục phát triển, không bị ảnh hưởng bởi tái cơ cấu .Chẳng hạn như sự xuất hiện của dịch vụ OTT hoặc các chính sách quản lý OTT, siết thuê bao trả trước, tin nhắn rác đã khiến cho doanh thu của nhà mạng bị tụt giảm trong thời gian qua.

Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ trong giai đoạn hiện nay đã tác động tới hoạt động trong ngành. Đòi hỏi nguồn nhân lực phải không ngừng cập nhập các thông tin kiến thức về công nghệ để phù hợp với tính chất công việc ngành viễn thông.

2.3.2.3. Hệ thống chính trị, luật pháp của Nhà nước

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật viễn thông đã quy định rất rõ về hoạt động viễn thông, bao gồm đầu tư, kinh doanh viễn thông; viễn thông công ích; quản lý viễn thông; xây dựng công trình viễn thông; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông.

Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành một số văn bản, quy định về quản lý phát triển hạ tầng mạng viễn thông (quản lý mạng cáp treo viễn thông, mạng cáp treo truyền hình; quy định về vùng cấp phép xây dựng trạm thu, phát sóng, thẩm định vị trí xây dựng trạm BTS...).

Phổ biến, tuyên truyền và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực viễn thông trên địa bàn tỉnh, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp triển khai xây dựng trạm BTS.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế79

Thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm về các lĩnh vực: sử dụng thiết bị và thu phát tần số vô tuyến điện, các đại lý và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet công cộng, truyền hình trả tiền, mạng truyền hình cáp và truyền hình qua giao thức Internet (IPTV).

Là một doanh nghiệp ngành viễn thông chủ chốt trong nước, VNPT cam kết thực hiện đúng theo các Quy định, hiến pháp của Nhà nước. Bổ sung tuyên truyền đến từng nhân viên các Quy định điều lệ của Nhà nước và Công ty.

2.3.2.4. Đối thủ cạnh tranh

Ngành viễn thông của Việt Nam chỉ thật sự bắt đầu bước vào cạnh tranh từ năm 2003 sau khi một số nhà khai thác mới được cấp phép cung cấp dịch vụ. Cùng với đó, sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ cũng trở nên sôi động và quyết liệt hơn, đồng thời cũng tạo ra các hoạt động cạnh tranh gay gắt, thiếu lành mạnh, chèn ép cạnh tranh trong hoạt động cung cấp dịch vụ, thậm chí vi phạm luật cạnh tranh của một số doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Đối với dịch vụ viễn thông di động, cạnh tranh giữa các nhà cung cấp cũng không kém phần mạnh mẽ do sự ra đời của các mạng trong những năm gần đây, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý, tiềm lực tài chính và ảnh hưởng không nhỏ của các dịch vụ thay thế. Hiện nay có 3 nhà cung cấp lớn nhất là MobilePhone, VinaPhone (VNPT) và Viettel hiện đang chiếm giữ đến 90,6% thị phần.

Thị trường điện thoại cố định

Viễn thông Hà Nam chiếm thị phần chủ yếu. Trong những năm gần đây, với sự xuất hiện của Chi nhánh Viettel Hà Nam đã tạo ra thị trường cạnh tranh hơn dẫn tới giá cước giảm, nâng cao chất lượng dịch vụ và cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng mới với mức giá cạnh tranh.

Thị phần dịch vụ điện thoại cố định năm 2013 tại tỉnh Hà Nam: Viễn thông Hà Nam chiếm 66% thị phần, Chi nhánh Viettel Hà Nam chiếm 34% thị phần.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế80

Biểu đồ 2.2: Thị phần dịch vụ điện thoại cố định tỉnh Hà Nam năm 2013

Thị trường thông tin di động

Có 5 doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ. Với sự xuất hiện của nhiều nhà cung cấp dịch vụ, thị trường thông tin di động có sức cạnh tranh mạnh, sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ đã làm cho chất lượng dịch vụ liên tục cải thiện, vùng phủ sóng được mở rộng, cước phí giảm, số lượng thuê bao phát triển khá nhanh.

Thị phần dịch vụ điện thoại di động tỉnh Hà Nam năm 2012: Viettel chiếm khoảng 57%, Mobifone chiếm 20%, Vinaphone chiếm 21%, Vietnamobile và GMobile chiếm khoảng 2%.

Biểu đồ 2.3: Thị phần dịch vụ điện thoại di động Hà Nam năm 2013

Thị trường Internet

Là sự cạnh tranh của 3 nhà cung cấp Viễn thông Hà Nam, Chi nhánh Viettel

Luận văn thạc sĩ Kinh tế81

Hà Nam và Chi nhánh FPT Hà Nam. Đối với dịch vụ Internet, chất lượng và giá cước của các nhà cung cấp không có sự phân biệt lớn, song hiện tại thị phần chủ yếu vẫn thuộc về Viễn thông Hà Nam.

Thị phần dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2012: Viễn thông Hà Nam chiếm khoảng 90% thị phần, Chi nhánh Viettel Hà Nam và Chi nhánh FPT Hà Nam chiếm khoảng 10% thị phần.

Biểu đồ 2.4: Thị phần dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2013 Thị trường viễn thông cạnh tranh gay gắt ngay tại các vùng miền địa phương nên đòi hỏi VNPT Hà Nam không ngừng cố gắng đào tạo chất lượng nguồn nhân lực và đưa ra các chính sách hoạt động kinh doanh phù hợp.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại viễn thông hà nam (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)