Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Mở rộng thị trường xuất khẩu hàng may mặc tại công ty tnhh foremart việt nam (Trang 27 - 31)

4. Kết cấu của đề tài

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp

1.2.5.1. Nhân tố khách quan

1.2.5.1.1. Các nhân tố thuộc về quốc gia nhập khẩu

Điều kiện tự nhiên

Trong quá trình xem xét, đánh giá để lựa chọn thị trường, doanh nghiệp sẽ quan tâm nhiều hơn tới các thị trường xuất khẩu có điều kiện tự nhiên phù hợp với việc tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Các yếu tố như: Địa hình, khí hậu, vị trí địa lý,...có ảnh hưởng tới hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Với những ảnh hưởng như vậy, hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp cần có sự quan tâm lớn tới những yếu tố về điều kiện tự nhiên của thị trường sẽ được mở rộng hoạt động xuất khẩu.

Văn hóa – xã hội

Sự khác nhau về văn hóa chính là điều mà doanh nghiệp rất quan tâm. Bởi điều đó có thể dẫn đến sự không thích ứng của sản phẩm doanh nghiệp với hành vi, nhu cầu, thị hiếu,...của người tiêu dùng trên thị trường xuất khẩu. Sản phẩm có thể thích hợp với văn hóa thị trường này nhưng lại không phù hợp với thị trường khác. Đặc trưng này đòi hỏi doanh nghiệp phải có biện pháp để làm thích nghi sản phẩm của mình với từng thị trường xuất khẩu. Do đó, văn hóa là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn tới quyết định mở rộng thị trường xuất khẩu của doang nghiệp.

Kinh tế

Các sản phẩm khác nhau phù hợp với các mức độ thu nhập, mức sống khác nhau và việc tiêu thụ nhanh hay chậm phụ thuộc vào mức độ cung cầu của thị trường. Tất cả những yếu tố đó đều thuộc về môi trường kinh tế. Một doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm cao cấp sẽ quan tâm nhiều hơn tới các nền kinh tế phát triển có thu nhập bình quân đầu người cao. Các yếu tố thuộc kinh tế sẽ được các DN nghiên cứu rất kỹ trước khi quyết định có lựa chọn thị trường này hay không.

Chính trị - luật pháp

16

Tiểu luận môn học Triết mác

Một môi trường chính trị ổn định cũng là yếu tố thu hút các nhà xuất khẩu. Thị trường được đảm bảo về mặt chính trị tạo cho các doanh nghiệp có cảm giác an toàn để tiến hành kinh doanh. Ngược lại, với những thị trường có môi trường chính trị bất ổn định thường không gây thiện cảm với các nhà xuất khẩu. Bởi những thị trường này hàm chứa nhiều vấn đề bất ổn định, rủi ro chính trị cao. Ngoài ra, luật pháp các quốc gia cũng là vấn đề được lưu tâm. Hệ thống pháp luật có thuận lợi cho doanh nghiệp, cho sản phẩm hay không? Bởi vậy, chính trị và pháp luật có ảnh hưởng rất lớn tới quyết định của doanh nghiệp.

Môi trường cạnh tranh

Cùng với xu hướng hội nhập và phát triển kinh tế, các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào các thị trường khác nhiều hơn với nhiều mức độ quan thâm nhập khác nhau. Do vậy, tính chất cạnh tranh của môi trường kinh doanh ngày càng trở nên gay gắt. Thị trường nào có mức độ cạnh tranh cao thì sẽ rất khó cho doanh nghiệp trong việc đưa hàng hóa, dịch vụ của mình thâm nhập vào thị trường. Bởi vậy, các doanh nghiệp vừa và nhở, các doanh nghiệp mới tham gia xuất khẩu thường chọn cho mình những thị trường có mức cạnh tranh trung bình hoặc thấp. Đây là một lựa chọn an toàn cho hoạt động kinh doanh của các công ty đó. Ngoài ra, khi xem xét tính cạnh tranh của một thị trường thì nghiệp thường xét đến các đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm thay thế, sức ép từ phía khách hàng và từ phía nhà cung cấp. Doanh nghiệp sẽ thực hiện hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của mình sang các thị trường mà doanh nghiệp cho rằng mình có lợi thế cạnh tranh nhất.

1.2.5.1.2. Các nhân tố thuộc quốc gia xuất khẩu

Tiềm năng của ngành

- Điều kiện tự nhiên: Với các ngành sản xuất có nhiều thuận lợi về nguyên vật liệu, chi phí cho vận chuyển,...do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của quốc gia đem lại thì những ngành đấy sẽ có cơ sở để cung cấp các sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hợp lý,...Đây sẽ là yếu tố giúp cho hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp trên các thị trường xuất khẩu.

- Cơ sở hạ tầng: Các quốc gia có cơ sở hạ tầng cao, phát triển như mạng lưới thông tin liên lạc, kiến trúc thượng tầng,...tạo cho ngành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhiều điều kiện, tiền để để phát triển thì đó chính là nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu.

Chiến lược phát triển của ngành

Trong hoạt động kinh doanh ngày nay, các ngành kinh doanh thường để ra các chiến lược phát triển chung cho toàn bộ ngành. Các chiến lược hoạch định tốt và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thì sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp trong ngành tiến hành hoạt động xuất khẩu.

Chính trị - pháp luật

Tiểu luận môn học Triết mác

- Quan hệ thương mại của Chính phủ: Có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Các nước trên thế giới đang có xu hướng xích lại gần nhau, tạo ra các quan hệ thương mại tốt đẹp. Vì thế, nếu quốc gia nào đặt mình ra ngoài các mối quan hệ hợp tác thì các doanh nghiệp quốc gia đó sẽ không có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của mình.

- Các quy định luật pháp liên quan đến xuất khẩu: Luật pháp các nước cũng quy định về chế độ xuất khẩu hàng hóa. Luật pháp tạo ra điều kiện thuận lợi, khuyến khích thì doanh nghiệp sẽ có cơ hội nhiều hơn để xuất khẩu, mở rộng thị trường.

1.2.5.2. Nhân tố chủ quan

- Chiến lược kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp: Khi tham gia kinh doanh quốc tế, doanh nghiệp phải hoạch định rõ ràng mục tiêu và chiến lược cho mình. Chiến lược kinh doanh sẽ định hướng cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Nguồn lực của doanh nghiệp là có hạn và do đó doanh nghiệp sẽ tập trung khả năng của mình vào những mục tiêu chính.

- Tiềm lực doanh nghiệp: Như đã nói, tiềm lực doanh nghiệp là có hạn. Do vậy, nó sẽ ảnh hưởng tới mức độ mở rộng thị trường, khả năng mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Khi tiến hành bất cứ chiến lược hay kế hoạch nào, doanh nghiệp đều phải đặt trên thực tế tiềm lực tài chính, nhân lực,...của mình để cân nhắc các quyết định. Sự phân tích kỹ lưỡng về tiềm lực sẽ giúp doanh nghiệp có các bước đi kinh doanh nói chung và kinh doanh xuất khẩu nói riêng có hiệu quả.

- Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt sẽ có thế mạnh lớn khi gia nhập thị trường quốc tế. Nó cho phép doanh nghiệp đứng vững và kinh doanh tốt trên thị trường quốc tế.

1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NÓI CHUNG VÀ SẢN PHẨM MAY MẶC NÓI RIÊNG

Đây là xu thế hội nhập chung toàn thế giới, các nước luôn tìm cách mở rộng thị trường kinh doanh của mình, tìm kiếm những cơ hội mới để tăng trưởng. Các quốc gia đều bắt tay, thiết lập các quan hệ thương mại với các quốc gia khác nhau trên thế giới, mở ra các cánh cửa hội nhập cho doanh nghiệp. Bởi vậy, việc chớp lấy thời cơ kinh doanh này để mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế cho mình đang là hoạch định mang tính lâu dài cho mọi doanh nghiệp.

Các hợp đồng thương mại, các tổ chức quốc tế của các nước luôn tạo ra điều kiện tốt nhất cho các thành viên của nó. Quốc gia nào đặt mình ra khỏi vòng quay này thì quốc gia đó sẽ bó hẹp hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nước mình. Đây cũng chính là lý do mà ngày càng có nhiều các hợp đồng thương mại giữa các nền kinh tế các quốc gia. Do đó, xu hướng mở rộng thị trường xuất khẩu với các doanh nghiệp đặt ra là tất yếu.

Bên cạnh đó, tính đa dạng của thị trường sẽ giúp cho các doanh nghiệp kéo dài vòng đời sản phẩm từ đó giảm được chi phí kinh doanh và tăng lợi nhuận. Doanh

18

Tiểu luận môn học Triết mác

nghiệp có thể chu chuyển sản phẩm qua các thị trường khác nhau, mở rộng thị trường theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

Thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, các doanh nghiệp XNK chỉ được phép xuất khẩu theo các chỉ tiêu, kế hoạch Nhà nước đặt ra mà không cần quan tâm tới thị trường cần gì và đáp ứng nhu cầu của thị trường đó ra sao, việc mở rộng thị trường là không cần thiết. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp kinh doanh XNK được phép tự do buôn bán với bạn hàng nước ngoài. Dệt may là một trong những ngành chủ lực của ta, chịu sự quản lý của Bộ Thương mại, chỉ xuất khẩu vào một số thị trường là bị áp hạn ngạch còn lại hầu hết là xuất khẩu tự do theo cung cầu, do đó nếu các doanh nghiệp XNK may mặc thụ động, không quan tâm đúng mức tới công tác thị trường, hoạt động mở rộng thị trường thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ thất bại và nhanh chóng bị loại khỏi sân chơi thị trường quốc tế rộng lớn. Thêm vào đó, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế buộc các doanh nghiệp XNK may mặc phải tham gia thị trường tích cực hơn để sản phẩm may mặc trong nước được tiêu thụ với số lượng ngày càng lớn, tăng kim ngạch xuất khẩu và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế từ đó đảm bảo sự phát triển ổn định và lâu dài của doanh nghiệp. Hơn nữa, với ngành may mặc mang đặc thù là loại sản phẩm dễ tiêu chuẩn hóa, phổ cập và có thể được tiêu dùng ở nhiều thị trường khác nhau. Hơn nữa, nhu cầu về thời trang đang ngày càng được quan tâm hơn. Người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi, tầng lớp đều có sự gia tưng về nhu cầu mặc đẹp. Chính sự gia tăng này và tính chất đặc thù của sản phẩm may mặc mà hoạt động mở rộng thị trường cho sản phẩm may mặc có thể diễn ra mạnh mẽ hơn các sản phẩm khác.

Tóm lại, chương 1 đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu thứ nhất, trình bày được lý luận chung về thị trường, thị trường xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp và sự cần thiết phải mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Những lý thuyết được cung cấp sẽ giúp cho việc nghiên cứu về thực trạng của hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty TNHH Foremart Việt Nam được trình bày ở chương 2 sau đây.

Tiểu luận môn học Triết mác

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Mở rộng thị trường xuất khẩu hàng may mặc tại công ty tnhh foremart việt nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)