2.2.1.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty
Thị trường xuất khẩu của Công ty TNHH Foremart Việt Nam được chia ra thành nhóm thị trường chính và nhóm thị trường phụ. Sự phân chia này dựa trên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường.
- Thị trường xuất khẩu chính: Đây là những quốc gia, khu vực đem lại doanh thu xuất khẩu cao cho Công ty. Nhóm thị trường chính bao gồm: Mỹ, khối EU và Nhật Bản. Trong đó, Mỹ chiếm 39%, EU 31%, Nhật Bản từ 10% - 15% kim ngạch xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2007 - 2011. Thị trường Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu tiêu thụ mạnh nhất của Công ty với tốc động tăng tưởng kim ngạch xuất khẩu hàng năm trung bình là 22,6%. Thị trường EU và Nhật Bản cũng có sự tăng trưởng đều đặn về kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt là thị trường EU. Thị trường này ngày càng được mở rộng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tính đến nay, Công ty đã xuất khẩu sang 10 nước trong khối EU. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu sang EU luôn đứng số 2 sau Mỹ.
Đặc điểm tại các thị trường chính:
Thị trường EU: Gồm hầu hết các nước châu Âu với gần 4 triệu km2 và hơn 500 triệu dân có thu nhập cao, GDP gần 11.000 tỷ USD, chiếm 26% GDP thế giới. Tổng kim ngạch ngoại thương chiếm gần 20% thương mại toàn cầu. EU thực sự là một thị trường tiềm năng có mức tiêu thụ hàng dệt may cao hàng đầu thế giới 19kg/người/năm. Thị trường lớn nhất của Công ty trong khối EU là Đức, thị trường này luôn chiếm khoảng 20% - 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang EU và hàng năm nhập khẩu mặt hàng áo Jacket với số lượng lớn. Đây là một điều kiện thuận lợi để Công ty thâm nhập vào thị trường EU bởi Đức chính là cửa ngõ để hàng hóa có thể đưa vào thị trường EU. Tuy nhiên,
Tiểu luận môn học Triết mác
người tiêu dùng trên thị trường EU có 10% - 15% nhu cầu ăn mặc bình thường, còn 85% - 90% là nhu cầu ăn mặc theo mốt. Khách hàng ở thị trường này rất khó tính và luôn đòi hỏi chất lượng cao, mẫu mã thay đổi liên tục, số lượng đơn hàng chia nhỏ. Hơn nữa, thị trường EU có rất nhiều quy định kỹ thuật khắt khe đối với hàng dệt may nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
Với thị trường EU, Công ty đang triển khai chiến lược khai thác thị trường xuất khẩu, hoàn thành tốt các đơn hàng gia công và cố gắng đưa vào thị trường những sản phẩm mới nhằm tăng sức mua trên thị trường này bằng cách chú trọng đa dạng hóa và thay đổi kiểu dáng sản phẩm một cách thường xuyên.
Thị trường Mỹ: Với dân số khoảng hơn 310 triệu người (tháng 4/2011), ít hơn EU nhưng mức tiêu thụ bình quân hàng dệt may gần gấp đôi EU (27kg/người/năm). Mỹ là một thị trường tiềm năng về hàng may mặc với lượng nhập khẩu khoảng 34 tỷ USD hàng may mặc. Tổng nhu cầu rất lớn, đa dạng phong phú nhưng Mỹ cũng là thị trường đòi hỏi cao về chất lượng. Hiện nay, Mỹ vẫn đang là thị trường tiềm năng của Công ty với kim ngạch xuất khẩu chiếm 39%. Công ty đã ký kết được rất nhiều các đơn hàng xuất khẩu sang thị trường này và đang cố gắng tạo lập mối quan hệ với các đối tác kinh doanh nhằm tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ.
Thị trường Nhật Bản: Nhật Bản là một nền kinh tế lớn, dân số đông, có sức mua lớn, khả năng chi trả cao. Những năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa vào Nhật Bản liên tục gia tăng, trong đó đáng kể nhất là hàng may mặc, thủy – hải sản, đồ gỗ,… Đồng thời, đây cũng là thị trường phi hạn ngạch, nhu cầu về hàng may mặc lớn. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trường Nhật chiếm 10% - 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty.
Bảng 2.6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu chính
STT Thị trường
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Giá trị
(1000 USD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (USD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (1000 USD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (1000U SD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (1000U SD)
Tỷ trọng (%)
1 Mỹ 2.961,9 44,3 3.657,5 41,7 4.142,3 38,2 5.147,4 36,1 6.716,8 35,5
2 EU 1.725 25,8 2.508,5 28,6 3.415,7 31,5 4.776,9 33,5 6.565,5 34,7
3 Nhật Bản
768,9 11,5 1.087,6 12,4 1.507,3 13,9 2.081,1 14,6 2.913,8 15,4
Tổng 5.455,8 81,6 7.271,6 82,7 9.065,3 83,6 12.00,.4 84,2 16.196,1 85,6
Nguồn: Phòng kinh doanh XNK – Công ty TNHH Foremart Việt Nam
42
Tiểu luận môn học Triết mác
Qua bảng 2.6 ta thấy, giá trị hàng xuất khẩu vào nhóm thị trường chính chiếm tới hơn 80% tổng giá trị hàng xuất khẩu toàn bộ sản phẩm. Tỷ trọng giá trị hàng xuất khẩu vào các thị trường chính cũng tăng đều qua các năm. Đặc biệt, thị trường EU có mức tăng trưởng cao hơn các thị trường khác là do Công ty ngày càng mở rộng thị trường xuất khẩu ra được nhiều quốc gia trong EU.
Các con số này đã cho thấy vai trò của nhóm thị trường chính Mỹ, EU và Nhật Bản đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty.
Có thể rút ra đặc điểm chung tại các thị trường này là:
- Kim ngạch xuất khẩu tại các thị trường này chiếm tới hơn 80% tổng kim ngạch xuất khẩu và có xu hướng ngày càng tăng mạnh.
- Đây là những thị trường có sức tiêu thụ cao và mức độ cạnh tranh gay gắt.
- Tại các thị trường phụ: Đây là thị trường các nước còn lại thuộc khu vực Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ. Nhóm thị trường này còn tiêu dùng hạn chế các sản phẩm của Công ty. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu cũng là áo Jacket.
Đơn vị: USD
Nguồn: Phòng kinh doanh XNK – Công ty TNHH Foremart Việt Nam
Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu áo Jacket ở nhóm thị trường phụ
Qua hình 2.3 ta thấy: Tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu áo Jacket tại nhóm thị trường phụ này ổn định từ 18% - 22% hàng năm từ năm 2007. Tốc độ tăng trưởng này là còn tương đối hạn chế đối với một khu vực phạm vi thị trường rộng như vậy. Không những thế, đối với các nhóm sản phẩm
Tiểu luận môn học Triết mác
khác như: Comple, quần, áo khoác,...kim ngạch tăng trưởng rất thấp, hàng năm chỉ đạt khoảng 5% – 10%.
Đặc điểm thị trường phụ
- Kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
- Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là áo Jacket.
Thị trường phụ tuy vẫn tăng trưởng ổn định về mặt doanh thu nhưng mức độ tăng là không cao. Do vậy, thị trường này cần có những hoạt động đầu tư, xúc tiến để có được tốc độ tăng trưởng khởi sắc hơn.
2.2.1.2. Khái quát hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty giai đoạn 2007 – 2011
Hiện nay, Công ty đã cung cấp cho xuất khẩu khoảng hơn 7 triệu sản phẩm trên một năm. Các sản phẩm của Công ty được đưa ra thị trường nước ngoài chủ yếu dưới hình thức gia công xuất khẩu (chiếm hơn 85%). Từ khi thành lập tới nay, Công ty đã phải cạnh tranh với nhiều cơ sở may mặc khác thuộc nhiều thành phần kinh tế nên Công ty luôn cố gắng nỗ lực cải tiến công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm để nâng cao tính cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu theo cả chiều sâu và chiều rộng.
Các sản phẩm sản xuất ra tại Công ty được đem xuất khẩu 100% ra thị trường nước ngoài. Với đặc điểm là không thể sản xuất trước hàng loạt sản phẩm mà cần phải có những hợp đồng cụ thể thì mới có các quyết định để sản xuất cái gì, tiêu thụ ở đâu nên sản phẩm của Công ty hàng năm có biến động tương đối. Bởi thế, việc ra quyết định trong sản xuất kinh doanh của Công ty phụ thuộc hầu hết vào khách hàng. Do vậy, Công ty luôn chủ động và tích cực tìm kiếm khách hàng, ký kết các hợp đồng kinh doanh. Bảng 2.7 dưới đây thể hiện kết quả xuất khẩu một số sản phẩm chính của Công ty qua các năm.
44
Tiểu luận môn học Triết mác
Bảng 2.7: Mức tiêu thụ một số sản phẩm chính của Công ty giai đoạn 2007 - 2011
Đơn vị: Chiếc
Năm Jacket Áo khoác Comple Sơ mi Quần
2007 1.339.450 335.230 151.129 42.293 28.886
2008 2.145.730 427.460 178.633 49.165 41.170
2009 2.853.820 558.060 204.700 46.520 57.244
2010 4.023.436 742.140 241.950 66.410 82.030
2011 6.091.480 1.009.180 286.710 63.690 139.940
Nguồn: Phòng kinh doanh XNK – Công ty TNHH Foremart Việt Nam
Nhận xét:
Bảng 2.7 là bảng các số liệu về số lượng sản phẩm được tiêu thụ của Công ty qua các năm từ 2007 tới 2011. Một sự tăng trưởng ở tất cả các mặt hànglà điều có thể dễ dàng nhìn thấy qua các số liệu trên. Jacket là mặt hàng chủ đạo của Công ty, chiếm tới hơn 70% lượng sản phẩm xuất khẩu. Năm 2008/2007 sản lượng tiêu thụ tăng ở tất cả các loại sản phẩm Jacket, áo khoác, comple, sơ mi, quần, trong đó áo Jacket tăng mạnh nhất (tăng 60%). Nhưng tốc độ tăng trưởng sản phẩm tiêu thụ đã chậm lại trong năm 2009. Năm 2009/2008,áo Jacket xuất khẩu chỉ tăng 33 %, sản phẩm xuất khẩu tăng mạnh nhất là quần, tăng 40%.Xuất khẩu áo sơ mi giảm 5,38%. Các sản phẩm còn lại đều có mức tăng trưởng chậm hơn so với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính đã ảnh hưởng tới hầu hết các nền kinh tế trên thế giới nên việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong năm 2009 cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Trong giai đoạn này, không chỉ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng giảm mà nguồn cung cấp nguyên vật liệu từ công ty mẹ cũng gặp khó khăn nên có ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động sản xuất sản phẩm của Công ty, do vậy sản lượng sản xuất để xuất khẩu năm 2009 tăng không cao.
Tuy nhiên, Công ty đã nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh, khắc phục khó khăn sau khủng hoảng và tích cực tìm kiếm khách hàng nên sản lượng sản phẩm xuất khẩu tăng mạnh trở lại trong năm 2010. Cụ thể, năm 2010/2009 xuất khẩu áo Jacket tăng41%và tăng ở tất cả các loại sản phẩm còn lại. Đáng chú ý là năm 2011, tốc độ tăng trưởng sản phẩm tiêu thụ của Công ty tăng đột biến, áo
Tiểu luận môn học Triết mác
Jacket xuất khẩu tăng 51,4%, áo khoác tăng 35%, các sản phẩm còn lại đều có tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2010. Điều này cho thấy Công ty đã rất nỗ lực khắc phục khó khăn sau khủng hoảng để ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một trong những nguyên nhân quan trọng giúp Công ty đạt được điều đó là do Việt Nam là một nước có nền kinh tế chính trị ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty họat động hiệu quả trong tình hình khủng hoảng như hiện nay.
2.2.1.3. Khái quát về tình hình mở rộng thị trường xuất khẩu hàng may mặc của Công ty giai đoạn 2007 – 2011
Từ năm 2008, Công ty TNHH Foremart Việt Nam đã chú trọng mở rộng thị trường xuất khẩu hàng may mặc, tập trung khai thác thị trường mới. Vì vậy, doanh thu kinh doanh thương mại xuất khẩu (FOB) tăng 31,5% so với năm 2007. Đồng thời, số lượng thị trường xuất khẩu ngày càng tăng.
Nguồn: Phòng kinh doanh XNK – Công ty TNHH Foremart Việt Nam
Hình 2.4: Số lượng thị xuất khẩu qua các năm
Theo hình 2.4 có thể thấy rằng, số lượng thị trường xuất khẩu được mở rộng đã tăng mạnh trong năm 2008 (tăng thêm 4 thị trường so với 2007). Năm 2009 chỉ tăng 1 thị trường là Hà Lan so với năm 2008 do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn tới sự khó khăn chung cho hoạt động mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường của các doanh nghiệp. Năm 2010 Công ty đã tăng được 2 thị trường mới và năm 2011 tăng thêm 3 thị trường mới so với 2010 và nâng tổng số thị trường của mình lên 16 thị trường.
Hoạt động mở rộng thị trường của Công ty phát triển mạnh ở khu vực châu Âu, gia tăng cả về số lượng thị trường và số lượng hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc. Trong vòng 5 năm, Công ty đã phát triển được mạng lưới thị trường
46
Tiểu luận môn học Triết mác
quốc tế của mình thêm 10 quốc gia. Điều này cho thấy, sản phẩm may mặc của Công ty đã xâm nhập thành công và đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng.
Thị trường được mở rộng phạm vi theo không gian với tốc độ khá đều đặn.
Kết quả của hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu không chỉ được đánh giá bằng số lượng sản phẩm xuất khẩu, số lượng thị trường xuất khẩu mà còn thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu.
Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Công ty giai doạn 2007 – 2011
Đơn vị: 1 000 000USD
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng kim ngạch xuất khẩu
6,686 8,793 10,844 14,258 18,920
Tăng trưởng - 31,5 23,3 31,5 32,7
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo kết quả kinh doanh từ 2007 đến 2011 của Công ty
Các giá trị này được thể hiện như trên hình 2.5.
Đơn vị: 1 000 000 USD
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo kết quả kinh doanh từ 2007 đến 2011 của Công ty
Hình 2.5: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Công ty giai doạn 2007 – 2011
Tiểu luận môn học Triết mác
Qua hình và bảng ta thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty khá cao và có xu hướng tăng đều qua các năm. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Công ty đạt 6,686 triệu USD, đến năm 2008 con số này tăng lên 8,793 USD tương ứng với mức tăng trưởng 31,5% . Tuy nhiên đến năm 2009, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tăng chậm lại, chỉ còn 23,3%. Vượt qua khó khăn bởi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Công ty tăng mạnh trở lại vào năm 2010, 2011. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Công ty là 14,258 triệu USD, tương ứng với mức tăng trường 31,5%.Mức tăng trưởng này là bằng mức tăng trường năm 2008. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vượt 15,6 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trưởng trên 38%, mức cao nhất trong 5 năm qua. Chỉ riêng thị trường châu Âu cũng đã đạt 2,4 tỷ USD, chiếm 2,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của châu Âu. Đóng góp vào thành tích chung đó, năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của Công ty đạt 18,920 triệu USD, tốc độ tăng trưởng của Công ty là 32,7% cao nhất trong thời gian qua. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng may mặc của Công ty đã đạt được những kết quả đáng mừng.