Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hàng may mặc của Công ty

Một phần của tài liệu Mở rộng thị trường xuất khẩu hàng may mặc tại công ty tnhh foremart việt nam (Trang 73 - 77)

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan đối với Công ty

Hoạt động nghiên cứu thị trường của Công ty chưa được chú trọng nhiều Công tác nghiên cứu thị trường nói chung của Công ty còn yếu, chủ yếu còn dựa vào các số liệu thứ cấp chưa phải là những số liệu do bản thân Công ty thu thập cho mục đích điều tra riêng của mình về khách hàng, thị hiếu tiêu dùng, về sản phẩm của mình. Do vậy, hoạt động phân tích yếu tố bên ngoài bao gồm: Thị trường, khách hàng, yếu tố cạnh tranh,... của Công ty còn kém hiệu quả. Ngoài ra, Công ty còn chưa có bộ phận, cán bộ chuyên trách về nghiên cứu thị trường mà công tác này được giao cho phòng kinh doanh XNK đảm nhiệm. Nguồn nhân lực được đào tạo để tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường là không có. Kết quả nghiên cứu chủ yếu dựa trên những kinh nghiệm và đánh giá sơ bộ không có sự đầu tư nhiều, bởi vậy chất lượng hoạt động không cao. Thêm vào đó, nguồn thông tin sơ cấp rất ít, không đủ cho Công ty tiến hành điều tra sâu thị trường. Do đó khối lượng và mức độ chính xác của thông tin phục vụ cho quá trình đánh giá còn chưa đạt yêu cầu cao. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty.

Hoạt động xúc tiến xuất khẩu còn yếu.

Mặc dù Công ty đã có chú trọng hơn tới Công tác xúc tiến những vẫn còn thua kém nhiều đối thủ cạnh tranh. Công ty có tiến hành quảng cáo trên các mạng Internet, tham gia các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế những kết quả thu được chưa cao, thương hiệu Công ty còn ít người biết đến.

Đội ngũ lao động gián tiếp của Công ty còn chưa thực sự hòa nhập với môi trường kinh doanh quốc tế sôi động và cạnh tranh gay gắt.

Tuy nguồn lao động gián tiếp của Công ty hầu hết là trình độ đại học nhưng còn tương đối trẻ, chưa có kinh nghiệm làm việc lâu năm. Do vậy, với hoạt động của Công ty là kinh doanh trên thị trường nước ngoài thì đội ngũ này vẫn còn yếu về năng lực và kinh nghiệm. Đặc biệt, trình độ cán bộ nhân viên trong phòng kinh doanh XNK còn hạn chế. Đội ngũ chủ yếu được tuyển dụng tự do,

62

Tiểu luận môn học Triết mác

không được đào tạo nghiệp vụ ngoại thương chuyên nghiệp nên vốn kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương còn hạn chế. Bên cạnh đó, kinh nghiệm cũng như vốn ngoại ngữ còn hạn chế. Mở rộng thị trường xuất khẩu luôn đòi hỏi đội ngũ nhân lực năng động, hoạt bát, trình độ chuyên môn tốt, ngoại ngữ thông thạo để có thể tiếp cận với các nguồn thông tin quốc tế một cách nhanh nhạy, thúc đẩy hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty, tránh bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu, thâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới. Như vậy, với thực trạng nhân lực như trên đã gây một số khó khăn cho Công ty trong hoạt động xuất khẩu và là một nguyên nhân dẫn đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu chưa đạt hiệu quả cao. Đây là một điểm yếu mà Công ty cần khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hàng may mặc.

Giá thành sản phẩm của Công ty còn cao do phải nhập khẩu hầu hết nguyên phụ liệu từ nước ngoài.

Nguyên phụ liệu để sản xuất của Công ty hầu hết là phải nhập khẩu từ các quốc gia khác, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc và Đài Loan chiếm tỷ trọng cao nhất: Trung Quốc 46%, Đài Loan 25,5% còn lại là nhập khẩu từ Ấn Độ, Bangladesh, Malaysia,... Lượng nguyên phụ liệu được cung cấp bởi nguồn trong nước chỉ chiếm có 2%. Nhập khẩu hầu hết nguyên vật liệu từ nước ngoài đã gây ra nhiều khó khăn cho Công ty vì khoảng cách xa xôi, chi phí vận chuyển tăng,...Việc phải nhập khẩu các nguyên phụ liệu này đã đẩy giá thành sản phẩm của Công ty cao hơn giá các sản phẩm của các đối thủ tới từ Trung Quốc, Ấn Độ, Banladesh, Malaysia,... Bảng 2.11 cho thấy giá thành một số sản phẩm chính của Công ty.

Bảng 2.11: Bảng giá thành một số sản phẩm chính của Công ty năm 2011

STT Tên sản phẩm Đơn vị Giá thành (VNĐ)

1 Jacket Chiếc 250,000 – 400,000

2 Áo khoác Chiếc 230,000 – 380,000

3 Quần âu nam Chiếc 200,000 – 300,000

4 Sơ mi nam Chiếc 150,000 – 350,000

5 Veston nam Bộ 1,550,000 – 2,500,000

6 Veston nữ Bộ 750,000 – 1,250,000

Nguồn: Phòng tài chính – kế toán – Công ty TNHH Foremart Việt Nam

So với các sản phẩm cùng loại đến từ Trung Quốc, Ấn Độ thì các sản phẩm của Công ty thường có giá cao hơn từ 0,5 USD – 2 USD. Do vậy, khả năng cạnh tranh về giá của Công ty cũng bị hạn chế nhiều khi tiến hành xâm nhập vào các thị trường có độ nhảy cảm về giá cao.

Mẫu mã sản phẩm còn thiếu tính thời trang, chưa phong phú và đa dạng.

Tiểu luận môn học Triết mác

Các sản phẩm của Công ty còn rất đơn điệu, ít mẫu mã, chủ yếu vẫn là gia công và sản xuất theo các mẫu thiết kế của khách hàng. Trong khi tính thời trang đang ngày trở nên quan trọng và là một nhu cầu lớn từ người tiêu dùng đặc biệt là thị trường EU và Mỹ. Người tiêu dùng ngày càng có nhu cầu cao về thẩm mỹ, đây là xu hướng chung trong thời buổi hiện đại và hội nhập. Do đó, với các sản phẩm có thiết kế tốt, mẫu mã đẹp sẽ là “con bài” thâm nhập thị trường hiệu quả.

Để mở rộng thị trường sâu vào trong khối EU, thị trường Mỹ và vươn ra các thị trường mới ở châu Á, châu Mỹ, châu Phi thì ngoài các đơn hàng gia công, Công ty cần tăng cường các đơn hàng xuất khẩu trực tiếp với yêu cầu nâng cao tính thời trang cho các sản phẩm may mặc của mình.

Trang thiết bị công nghệ chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu sản xuất của Công ty

Mặc dù Công ty đã đầu tư vào trang thiết bị máy móc những vẫn tồn tại một bộ phận máy móc cũ, lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Do vậy ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất sản phẩm của Công ty, chất lượng sản phẩm còn một số hạn chế, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của một số khách hàng khó tính.

Hạn chế này đã làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm trong Công ty. Điều này có ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Do đó nó ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu tại Công ty.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan đối với Công ty

Nguồn cung ứng nguyên phụ liệu trong nước còn kém về chất lượng và không đáp ứng được yêu cầu sản xuất của Công ty.

Giá thành là một lợi thế cạnh tranh rất lớn. Tuy nhiên, Công ty gặp bất lợi về chi phí cho nguyên phụ liệu do đó không khai thác được yếu tố giá thành để cạnh tranh. Những hợp đồng xuất khẩu của Công ty vẫn chủ yếu là những hợp đồng gia công xuất khẩu. Công ty chủ yếu gia công dưới hình thức bên đối tác cung cấp nguyên liệu cho Công ty để Công ty sản xuất ra thành phẩm do chất lượng từ nguồn cung ứng nguyên phụ liệu trong nước không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Vì thế, để sản xuất một sản phẩm thì Công ty phải nhập tới 85% nguyên phụ liệu từ: vải, khuy, chỉ,... Trong khi các đối thủ của Công ty từ Trung Quốc, Ấn Độ thì tận dụng được hầu hết các nguồn nguyên phụ liệu được sản xuất trong nước. Do đó, yêu cầu đặt ra với Công ty là phải tìm kiếm được nguồn cung cấp nguyên phụ liệu có chất lượng đảm bảo nhưng lại có chi phí rẻ từ những nhà kinh doanh trong nước hoặc nước ngoài. Điều này sẽ tiết kiệm được cho Công ty rất nhiều từ chi phí vận chuyển đến thuế nhập khẩu.

Nhà nước chưa hỗ trợ nguồn thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp.

Trong hoạt động kinh doanh quốc tế, thông tin là yếu tố quan trọng quyết định tới chiến lược kinh doanh của Công ty. Có được nguồn thông tin sẽ

64

Tiểu luận môn học Triết mác

giúpcho Công ty có thế nắm bắt được cơ hội, hạn chế được rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Do vậy việc Nhà nước cung cấp nguồn thông tin cho các doanh nghiệp là điều cần thiết, đặc biệt là nguồn thông tin từ các đại sứ quán của các nước tại Việt Nam. Đó là nguồn thông tin quan trọng giúp Công ty hiểu được rõ hơn về các khách hàng quốc tế, xác định được các khách hàng tiềm năng cũng như hiểu rõ hơn về tình hình thị trường thế giới. Từ đó, Công ty có thể đưa ra các quyết định xuất khẩu phù hợp đạt hiệu quả, thúc đẩy hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, việc cung cấp thông tin từ Nhà nước còn hạn hẹp, mức độ chi tiết của thông tin không cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

Nhà nước chưa có chính sách ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may.

Thuế là một trong những yếu tố góp phần nâng giá thành sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp và vì vậy làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Hiện nay, Nhà nước chưa thực hiện chính sách ưu đãi về thuế cho các sản phẩm may mặc nên đây cũng là một khó khăn cho việc đẩy mạnh hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp may mặc nói chung và cho Công ty nói riêng.

Các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại và hợp tác quốc tế chưa được chú trọng đúng mức.

Từ các hoạt động xúc tiến thương mại và hợp tác quốc tế có thể giúp Công ty tìm được thông tin thị trường, tìm kiếm khách hàng trên thế giới thông qua các cuộc triển lãm, hội trợ quốc tế chuyên ngành. Hoạt động này còn giúp Công ty tìm hiểu rõ hơn về khách hàng cũng như các đối thủ cạnh tranh để từ đó có thể xây dựng được chương trình kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên, việc tham gia các hội chợ quốc tế chuyên nghành cũng như các cuộc triển lãm đều là do Công ty tự tìm kiếm nguồn thông tin mà chưa nhận được nhiều sự hỗ trợ từ Nhà nước.

Tóm lại, Chương 2 đã đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty TNHH Foremart Việt Nam, thông qua các hoạt động thực hiện và những kết quả Công ty đã đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2007 - 2011. Qua đấy, những tổng kết khái quát về những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hàng may mặc của Công ty được nêu ra cụ thể. Đây là cơ sở để đưa ra những định hướng và đề xuất giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu hàng may mặc cho Công ty từ nay tới năm 2020.

Tiểu luận môn học Triết mác

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Mở rộng thị trường xuất khẩu hàng may mặc tại công ty tnhh foremart việt nam (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)