Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu Mở rộng thị trường xuất khẩu hàng may mặc tại công ty tnhh foremart việt nam (Trang 89 - 94)

VIỆT NAM TỚI NĂM 2020

3.3.2. Kiến nghị với Nhà nước

Các chính sách của nhà nước liên quan tới hoạt động xuất khẩu có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình xuất hàng hóa của Công ty ra thị trường quốc tế.

Hiện nay, các chính sách này của Nhà nước vẫn còn nhiều những bất cập gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu, sau đây là một số kiến nghị với Nhà nước nhằm giúp Công ty thúc đẩy hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu.

3.3.2.1. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tiếp tục phát triển quan hệ quốc tế với các nước trên thế giới

Trong kinh doanh quốc tế, hoạt động thương mại đóng vai trò quan trọng, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế như Công ty TNHH Foremart Việt Nam. Nó tạo ra các điều kiện thuận lợi về luật pháp, thủ tục hay trong việc tìm kiếm thông tin thị trường, đối tác,...Tuy nhiên trong thời gian qua,Công ty chưa nhận được nhiều sự hỗ trợ cũng như các lợi ích của xúc tiến thương mạitừ phía phía Nhà nước.

Để đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển quan hệ quốc tế với các nước trên thế giới cũng là để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu phát triển, Nhà nước có thể thực hiện một số biện pháp sau:

- Thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại nâng cao các chương trình xuất khẩu trọng điểm, tìm kiếm khách hàng.

- Xây dựng thêm các trung tâm thương mại của Việt Nam trên các thị trường xuất khẩu trọng điểm để các doanh nghiệp có thế giới thiệu sản phẩm của mình được dễ dàng hơn và được nhiều khách hàng biết tới hơn.

- Xây dựng các chính sách hợp tác quốc tế mở rộng thông thoáng.

78

Tiểu luận môn học Triết mác

- Nhà nước cần ký kết được các thỏa ước thương mại với các nước và các khu vực trên thế giới. Hạn ngạch xuất khẩu là một rào cản lớn, quyết định tới khối lượng hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp, do vậy việc ký kết được các thỏa ước này có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu.

Qua việc thiết lập các quan hệ ngoại giao gắn bó và lâu dài giữa Việt Nam với các nước khác trên thế giới sẽ tạo điều kiện thông thoáng hơn cho việc xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các quốc gia này. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu sẽ được hưởng các ưu đãi và chế độ thuận lợi hơn về thuế quan, hạn ngạch,... Bởi vậy, các quan hệ ngoại giao và quan hệ thương mại vủa Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp may mặc. Đặc biêt, với khu vực thị trường trọng điểm là Mỹ và EU, các mối quan hệ thương mại tốt đẹp sẽ giúp cho doanh nghiệp may mặc trong đó có cả Công ty TNHH Foremart Việt Nam có những thuận lợi trong hoạt động mở rộng thị trường của mình.

3.3.2.2. Đổi mới các chính sách xuất khẩu

Trong thời gian qua, xuất khẩu đã được thừa nhận là một trong những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và xóa đói, giảm nghèo. Theo các chuyên gia kinh tế, để thúc đẩy phát triển xuất-nhập khẩu theo tiêu chí phát triển bền vững, Việt Nam cần có những chính sách đúng đắn được xây dựng trên cơ sở khoa học, hài hoà giữa mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường. Dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, do đó các chính sách xuất khẩu hàng dệt may cần được đổi mới sao cho phù hợp với hội nhập kinh tế thế giới nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Thời gian qua, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc nói chung đều gặp phải một số khó khăn trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa khi mà cơ chế, chính sách về xuất khẩu của Nhà nước còn chưa được hoàn thiện và sửa đổi. Đặc biệt, việc Nhà nước chưa thực hiện chính sách ưu đãi về thuế cho các sản phẩm may mặc cũng là một khó khăn trong việc đẩy mạnh hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp maymặc nói chung và cho Công ty nói riêng.

Vì vậy, để mở rộng thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp nói chung và cho Công ty TNHH Foremart Việt Nam nói riêng, Nhà nước nên có các chính sách về xuất khẩu như:

- Giảm hàng rào thuế quan tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Đó là giảm thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là hàng may mặc.

Thuế xuất khẩu có ảnh hưởng tới quyết định về giá của Công ty, giảm thuế xuất khẩu sẽ giúp Công ty có thể giảm giá thành sản phẩm, tạo lợi thế cho sản phẩm khi tiêu thụ ở thị trường nước ngoài, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cho hàng may mặc của Công ty. Đồng thời cũng cần thực hiện ưu đãi thuế đối với hoạt

Tiểu luận môn học Triết mác

động nhập khẩu nguyên phụ liệu dùng cho sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Giá thành nguyên phụ liệu là một trong những nhân tố quyết định giá thành sản phẩm xuất khẩu. Vì vậy, Nhà nước nên xem xét lại mức thuế nhập khẩu ở mức thấp hơn để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm.

- Giảm bớt các hàng rào phi thuế quan để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa. Các hàng rào phi thuế quan đó là hạn ngạch xuất khẩu, thủ tục hải quan, bộ giấy tờ hải quan hay công tác quản lý xuất khẩu. Hạn nghạch xuất khẩu ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng xuất khẩu của Công ty, giảm hạn ngạch xuất khẩu giúp Công ty có thể xuất khẩu được lượng hàng hóa lớn hơn.

Ngoài việc giảm hạn ngạch, Nhà nước ta cần giảm bớt sự phức tạp, rườm rà trong công tác quản lý xuất khẩu, đơn giản hóa thủ tục hải quan và giấy tờ xuất khẩu. Vì trên thực tế hiện nay, thủ tục hải quan ở nước ta còn phức tạp, quy trình thông quan còn rườm rà và lãng phí thời gian, do vậy gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu,ảnh hưởng tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty.

- Nhà nước cần đẩy mạnh chế độ một cửa khi làm các thủ tục hải quan, cắt giảm các loại giấy tờ cũng như một số thủ thục rườm rà không cần thiết và đưa ra các quy định hải quan thông thoáng. Thông thương, các doanh nghiệp xuất khẩu được hàng hóa của mình cần phải vượt qua một chuỗi các thủ tục hành chính phức tạp và quá trình nhận hồ sơ còn tồn tại nhiều loại giấy tờ không cần thiết như chúng nhận mã số thuế, giấy đăng ký kinh doanh,... Bên cạnh đó, còn tồn tại một bộ phận không nhỏ nhân viên tại các cơ quan hải quan nhũng nhiễu doanh nghiệp gây khó khăn cho doanh nghệp trong quá trình thông quan hải quan và làm chậm tiến trình xuất khẩu hàng hóa. Nhà nước tuy đã áp dụng chế độ thông quan điện tử nhưng lại không hướng dẫn cụ thể quy trình làm việc nên đã gây khó khăn và tốn kém trong việc thông quan. Do vậy, áp dụng thông quan điện tử Nhà nước phải có hướng dẫn cụ thể, chi tiết để quá trình thông quan được nhanh chóng, đơn giản. Nhà nước cũng cần phải có các biện pháp để nâng cao thái độ phục vụ của các nhân viên hải quan nhằm hạn chế việc làm khó dễ cho các nhà xuất khẩu, ngăn chặn sự nhũng nhiễu doanh nghiệp tại các cơ quan hải quan. Nếu cần thiết, có thể thành lập các đoàn thanh tra để kiểm tra, kiểm soát hoạt động thực hành các quy định cũng như thái độ phục vụ để nâng cao ý thức cũng như trách nhiệm cho các nhân viên hải quan. Từ đó tăng hiệu quả cho quá trình thông quan, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa dễ dàng hơn.

3.3.2.3. Hoàn thiện chính sách tài chính, tín dụng, đầu tư phục vụ cho xuất khẩu

Các chính sách tài chính, tín dụng, đầu tư của Nhà nước ta còn một số chưa phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế như hiện nay. Do vậy cần thay đổi, hoàn thiện các chính sách này sao cho phù hợp với cơ chế thị trường mở cửa. Đây là

80

Tiểu luận môn học Triết mác

điều kiện để các doanh nghiệp có thế hội nhập được với xu thế kinh tế thế giới, tạo thuận lợi thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO nên các chính sách tín dụng, tài chính cũng như đầu tư cần được hoàn thiện sao cho phù hợp với nguyên tắc của WTO và các cam kết quốc tế mà các thành viên phải tuân thủ.

Điều chỉnh các chính sách này phù hợp với các nguyên tắc của WTO thì các doanh nghiệp mới có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh quốc tế của mình một cách thuận lợi. Nhà nước có thể thực hiện một số biện pháp sau để hoàn thiện chính sách tài chính, tín dụng, đầu tư phục vụ xuất khẩu:

- Đổi mới chính sách tín dụng theo cơ chế thị trường.

- Hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu phù hợp với nguyên tắc của WTO và các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Mở rộng các hình thức tín dụng, bảo đảm các điều kiện tiếp cận với vốn và các hình thức bảo lãnh thuận lợi hơn tại các ngân hàng thương mại.

- Cải cách, hoàn thiện các định chế tài chính theo hướng tập trung cho các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất hàng xuất khẩu, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu.

- Điều hành tỷ giá sát tỷ giá thực tế phù hợp với sức mua của đồng Việt Nam, đồng thời có chính sách gắn đồng Việt Nam với một số ngoại tệ chuyển đổi có lợi thế để tránh rủi ro cho xuất khẩu.

3.3.2.4. Nhà nước cần đầu tư vào hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho xuất khẩu hơn nữa

Nguồn nhân lực là yếu tố mang tính quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh ngiệp. Đồng thời, nó cũng là một trong những động lực quan trọng đảm bảo cho doanh nghiệp không ngừng phát triển và đứng vững trên thị trường. Trong ngành may mặc thì cả nguồn lao động trực tiếp và lao động gián tiếp đều đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt, với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế như Công ty thì lực lượng lao động gián tiếp sẽ góp phần rất lớn vào thành công của Công ty. Do vậy, để hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt hơn, Nhà nước cũng cần đầu tư vào hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho xuất khẩu thông qua các biện pháp như:

- Cải cách chương trình đào tạo các cử nhân kinh doanh quốc tế trong các trường đại học. Cần đào tạo sâu hơn cho các cử nhân về các nghiệp vụ ngoại thương nói chung và các nghiệp vụ liên quan đến xuất nhập khẩu nói riêng. Đặc biệt, cần chú trọng hơn nữa kỹ năng sử dụng tiếng Anh cũng như một số kỹ

Tiểu luận môn học Triết mác

năng mềm cho sinh viên trong các trường đại học. Có được nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ thúc đẩy xuất khẩu và hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu được hiệu quả hơn.

- Thường xuyên cử các chuyên gia, giáo viên về lĩnh vực kinh doanh quốc tế xuống các doanh nghiệp xuất khẩu để đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, bổ sung kiến thức cho đội ngũ kinh doanh quốc tế hiện đang làm việc trong các doanh nghiệp xuất khẩu. Hoạt động này nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ xuất nhập khẩu tại các doanh nghiệp.

Ngành may mặc với đặc điểm sử dụng nhiều lao động trực tiếp, do vậy chất lượng của nguồn lao động này là một nhân tố mang tính sống còn cho ngành.

Việc nâng cao chất lượng lao động, đặc biệt là lực lượng lao động trực tiếp, lao động quản lý bậc trung sẽ góp phần hết sức quan trọng trong việc nâng cao được giá trị gia tăng, cải thiện mức thu nhập cho người lao động. Quá trình này sẽ được thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp như: Đào tạo nghề, kỹ năng thực hành máy, các nhà thiết kế mẫu và thiết kế công nghệ (thiết kế nguyên liệu vải sợi,

…).

Để thực hiện điều này, đòi hỏi Nhà nước cần xây dựng các cơ sở, các trung tâm dạy nghề để đào tạo nguồn nhân lực phổ thông, lao động trực tiếp. Chất lượng nguồn lao động có tác động tích cực tới việc sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đầu vào nguồn nhân lực tốt sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong việc giảm chi phí cho quá trình đào tạo mà vẫn đảm bảo hiệu quả sản xuất.

Nhà nước ta cũng như các tổ chức quốc tế cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầy tư nhiều hơn nữa vào công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành maymặc, đặc biệt là đào tạo trong lĩnh vực thiết kế, điều hành sản xuất, Marketing để nâng cao năng suất lao động và sản xuất ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn.

Tóm lại, chương 3 đã hoàn thành nhiệm vụ thứ ba của chuyên đề là đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu hàng may mặc của Công ty TNHH Foremart Việt Nam đến năm 2015.

Dựa trên các nguyên nhân từ chương 2, các giải pháp được đưa ra chủ yếu nhằm khắc phục những nguyên nhân cản trở hoạt động mở rộng thị trường của Công ty. Giải pháp được đưa ra dựa trên tình hình hoạt động thực tế của Công ty trong giai đoạn 2007 – 2011 và tình hình thị trường may mặc thế giới. Ngoài ra, chương 3 cũng đưa ra một số kiến nghị với nhà nước về việc đổi mới và hoàn thiện các chính sách liên quan tới hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và xuất khẩu nói riêng nhằm tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu cả về chiều sâu lẫn chiều rộng.

82

Tiểu luận môn học Triết mác

Một phần của tài liệu Mở rộng thị trường xuất khẩu hàng may mặc tại công ty tnhh foremart việt nam (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)