Tình hình thực hiện các chỉ tiêu nhằm đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty TNHH Foremart Việt Nam

Một phần của tài liệu Mở rộng thị trường xuất khẩu hàng may mặc tại công ty tnhh foremart việt nam (Trang 66 - 70)

Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty được đánh giá là luôn có xu hướng phát triển, từ năm 2008 tới nay Công ty đã mở rộng thị trường xuất khẩu của mình thêm 10 quốc gia trên thế giới. Số lượng, chủng loại sản phẩm xuất khẩu cũng gia tăng với các loại áo Jacket, áo khoác, quần âu, veston nam,...

Bằng một số chỉ tiêu đo lường, ta có thể đưa ra các nhận định chính xác về hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hàng may mặc của Công ty TNHH Foremart Việt Nam. Sau đây là một số chỉ tiêu chính sử dụng để phân tích:

2.2.3.1. Số lượng thị trường xuất khẩu thực mới hàng năm Chỉ tiêu t được tính bằng công thức:t = tn - tm

Trong đó:

t : Số thị trường thực mới tn : Số thị trường mới mở tm : Số thị trường thực mất đi

Chỉ tiêu này càng lớn hơn 0 và càng cao thì chứng tỏ hoạt động mở rộng thị trường của Công ty càng có hiệu quả.

Theo cách tính này ta có thể tính được số thị trường thực hiện tại của Công ty theo như bảng dưới đây.

Bảng 2.9: Số lượng thị trường xuất khẩu thực mới hàng năm của Công ty giai đoạn 2007 - 2011

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

t 4 1 2 3

Nguồn: Phòng kinh doanh XNK – Công ty TNHH Foremart Việt Nam

Các thị trường được Công ty mở rộng thêm hầu như là mới hoàn toàn và các thị trường xuất khẩu cũ không bị mất từ năm 2008 tới năm 2011. Điều này cho thấy công tác mở rộng thị trường đã làm tốt hoạt động duy trì các thị trường cũ,

Tiểu luận môn học Triết mác

truyền thống và mở rộng phạm vi địa lý sang các thị trường khác qua các năm.

Số lượng các thị trường xuất khẩu được mở rộng tăng mạnh ở năm 2008, mở rộng thêm 4 thị trường mới. Nhưng sang năm 2009 thì số thị trường tăng thêm đãchậm lại, chỉ có 1 thị trường mới. Năm 2010, số thị trường được mở rộng tăng thêm 2 thị trường và năm 2011 tăng thêm 3 thị trường mới.

Từ bảng 2.9 ta thấy chỉ tiêu t đều tăng qua các năm từ 2007 đến 2011. Điều đó chứng tỏ hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty có hiệu quả, thị trường xuất khẩu được mở rộng theo bề rộng qua các năm.

2.2.3.2. Tốc độ tăng số lượng thị trường xuất khẩu bình quân

Đây là chỉ tiêu thứ 2 phản ánh mức độ mở rộng thị trường theo chiều rộng.

Nó cho biết số thị trường mới tăng bình quân của Công ty trong một giai đoạn.

Chỉ tiêu này được tính theo công thức:

t’=

Trong đó:

- t1, t2, t3,…, tn là số lượng thị trường thực tế mới mà Công ty mở rộng được hàng năm.

- n là số năm.

- t’ là số thị trường mới tăng bình quân.

Dựa vào bảng 2.4 và công thức tính t’, ta tính được giá trị của t’ trong giai đoạn 2007 – 2011 như sau:

t’ = = = 2 > 0

Như vậy, trong giai đoạn 2007 - 2011 hoạt động mở rộng thị trường của Công ty đã đưa phạm vi thị trường ngày một rộng ra. Với tốc độ bình quân là tăng 2 thị trường một năm. Điều đó đã cho thấy sự hiệu quả trong công tác mở rộng thị trường xuất khẩu hàng may mặc của Công ty.

Khu vực thị trường trọng tâm của Công ty vẫn là thị trường châu Âu nhưng trong vòng 4 năm qua, thị trường Công ty đã mở rộng được thêm ra 2 nước ở châu Á (UAE, Malaysia) và 2 nước ở châu Mỹ (Cannada, Brazil).

2.2.3.3. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm

Chỉ tiêu này để đánh giá tính hiệu quả của hoạt động xuất khẩu thông qua giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Doanh nghiệp sử dụng chỉ tiêu này để so sánh sự tăng trưởng hay tụt lùi về doanh thu, lợi nhuận xuất khẩu của mình.

Công thức:

56

Tiểu luận môn học Triết mác

K = Kn – K(n-1)

Trong đó:

K: Giá trị tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng năm.

Kn : Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm n.

K(n-1) : Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm (n-1).

Theo số liệu trong bảng 2.8 ta có thể tính được tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Công tygiai đoạn 2007 – 2011 như dưới đây:

Bảng 2.10: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Công ty giai đoạn 2007 – 2011

Đơn vị: 1 000 000

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

K 2,107 2,051 3,414 4,662

Nguồn: Phòng kinh doanh XNK – Công ty TNHH Foremart Việt Nam

Qua bảng 2.10 ta thấy, kim ngạch xuất khẩu của Công ty có sự tăng trưởng liên tục, năm 2009 kim ngạch xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng thấp nhất. Phạm vi thị trường đều được mở rộng về số lượng, số hợp đồng xuất khẩu đều tăng qua các năm. Năm 2009, Công ty có sự tăng trưởng giảm sút đáng kể này do thị trường trọng điểm là Mỹ có sự biến động. Năm 2009, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đặt ngành dệt may Việt Nam đứng trước nhiều khó khăn, các nước nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam đều cắt giảm sản lượng, tiêu biểu là thị trường Mỹ giảm 4,4%. Đồng thời trong năm này, Mỹ cũng đã hoàn toàn xóa bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc. Những điều này đã làm ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu của Công ty. Nhu cầu nhập khẩu giảm, thời điểm đó lại là lúc các nhà nhập khẩu Mỹ đang tìm nhà sản xuất để đặt hàng cho kế hoạch tiêu thụ trong năm 2010 trong khi đó sản phẩm may mặc Trung Quốc lại có lợi thế lớn về giá cả, mẫu mã hơn so với sản phẩm của Công ty. Do vậy các hợp đồng lớn đã không đến với Công ty nói riêng và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung trong năm 2009.

2.2.3.4. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân

Chỉ tiêu này đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp theo chiều sâu. Nó cho phép đánh giá mức độ thâm nhập sâu vào các thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp như thế nào.

Công thức:

Tiểu luận môn học Triết mác

K = Trong đó:

n: Số năm

K: Tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu bình quân

k1,k2, ..., kn: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn (được tính bằng cách lấy kim ngạch năm sau chia cho năm trước)

Cũng theo như số liệu trong bảng 2.3 (Chương 2) ta có thể tính được giá trị của K = 1,29 > 1.Vậy trong năm 5 từ năm 2007 đến năm 2011 thì kim nghạch xuất khẩu bình quân của Công ty có xu hướng tăng.Điều này cho thấy hàng hóa xuất khẩu của Công ty đã khai thác tốt tiềm lực thị trường, kim ngạch xuất khẩu đều tăng qua các năm và hoạt động mở rộng là có hiệu quả.

- Nhận xét:

 Hoạt động mở rộng thị trường của Công ty phát triển theo chiều rộng.

Công ty đã phát triển phạm vi kinh doanh xuất khẩu của mình ra ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới.

 Tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu cho thấy hàng hóa xuất khẩu đã khai thác được thị trường trọng điểm đều đặn trong các năm nhưng tốc độ phát triển kim ngạch năm 2009 giảm sút hơn so với các năm khác.

Qua các chỉ tiêu đo lường trên, chúng ta có thể nhận thấy công tác mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty đã có những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, về khả năng mở rộng thị trường theo chiều sâu, Công ty cần có những định hướng, chiến lược để giảm thiểu những ảnh hưởng nếu như thị trường trọng điểm có biến động.

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY TNHH FOREMART VIỆT NĂM GIAI ĐOẠN 2007 - 2011

Để đánh giá thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu tại Công ty TNHH Foremart Việt Nam giai đoạn 2007 – 2011, chuyên đề sẽ tập trung trả lời những câu hỏi sau nhằm rút ra những kết quả đã đạt được và những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu tại Công ty TNHH Foremart Việt Nam giai đoạn 2007 – 2011:

1. Số lượng các thị trường xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2007 – 2011 tăng lên hay giảm đi? Tăng (giảm) với tốc độ nhanh hay chậm?

2. Số lượng các sản phẩm may mặc xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2007 – 2011 tăng lên hay giảm đi?

58

Tiểu luận môn học Triết mác

3. Số lượng, mẫu mã các mặt hàng may mặc xuất khẩu có đa dạng, phong phú hay không?

4. Số lượng các hợp đồng xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2007 – 2011 tăng lên hay giảm đi?

5. Giá trị kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng lên hay giảm đi? Tăng hay giảm với tốc độ như thế nào?

6. Phạm vi mở rộng thị trường của Công ty là rộng hay hẹp?

7. Khu vực thị trường nào của Công ty được mở rộng nhanh nhất, khu vực thị trường nào mở rộng chậm, khu vực nào chưa đượcmở rộng? Vì sao?

8. Kết quả mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2007 – 2011 đạt hiệu quả cao hay thấp?

9. Công ty có thực hiện các hoạt động để mở rộng thị trường không?

10. Việc thực hiện các hoạt động mở rộng thị trường có mang lại hiệu quả không?

Trong các câu hỏi trên:

- Câu hỏi nào đã thực hiện tốt → nhận xét trong mục kết quả đạt được.

- Câu hỏi nào chưa thực hiện tốt → nhận xét trong mục hạn chế.

- Các vấn đề khác → nhận xét trong mục nguyên nhân của hạn chế.

Một phần của tài liệu Mở rộng thị trường xuất khẩu hàng may mặc tại công ty tnhh foremart việt nam (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)