Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty TNHH Foremart Việt Nam giai đoạn 2007 – 2011

Một phần của tài liệu Mở rộng thị trường xuất khẩu hàng may mặc tại công ty tnhh foremart việt nam (Trang 59 - 66)

Công tác mở rộng thị trường xuất khẩu rất được Công ty quan tâm. Năm 2008, Công ty đã bắt đầu chú trọng hơn tới hoạt động xuất khẩu đẩy kim ngạch xuất khẩu tăng thêm 31,5% so với năm 2007. Từ đó tới nay, thị trường xuất khẩu của Công ty luôn được mở rộng.

2.2.2.1. Công tác nghiên cứu và dự báo về thị trường quốc tế của Công ty 2.2.2.1.1. Nghiên cứu thị trường quốc tế

Khách hàng là người đem lại doanh thu, lợi nhuận cho công ty, vì vậy mọi hoạt động của công ty đều hướng vào phục vụ khách hàng. Hoạt động nghiên cứu thị trường là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp xác định được thị trường tiềm năng, trọng điểm và nhu cầu của khách hàng. Với đặc thù là một doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài nên Công ty đã tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế từ ngày đầu mới thành lập. Công ty kinh doanh theo hình thức gia công xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp, 100% các sản phẩm may mặc của Công ty được tiêu thụ tại các thị trường nước ngoài nên công tác nghiên cứu, dự báo và lựa chọn thị trường nước ngoài được Công ty tiến hành ngay khi hoạt động kinh doanh được bắt đầu.

Cùng với quá trình phát triển của Công ty, Công ty đã quan tâm và đầu từ nhiều hơn cho hoạt động này. Công ty đã chủ động tìm kiếm bạn hàng, mở rộng

48

Tiểu luận môn học Triết mác

thị trường tập trung vào các sản phẩm mà Công ty đang có thế mạnh như áo Jacket, áo khoác, quần âu, comple,...nhằm tạo được sức cạnh tranh và có thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Công ty luôn chú ý đến việc nghiên cứu các nhân tố mang tính chất toàn cầu, nắm bắt các thông tin liên quan đến ngành may mặc thế giới như: Thuế quan, hạn ngạch, tình hình ngành công nghiệp may mặc của một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu như Trung Quốc, Ấn Độ, Philipin, Indonesia,... Việc nghiên cứu về kinh tế, nhu cầu nhập khẩu của một số thị trường chính là Mỹ, EU, Nhật Bản cũng là vấn đề mà Công ty quan tâm bởi đó là cơ sở để Công ty đưa ra những dự báo về tình hình thị trường nhập khẩu trong thời gian tới, từ đó có các chiến lược và giải pháp hợp lý.

Nguồn thông tin Công ty thu thập để tiến hành nghiên cứu thị trường chủ yếu là nguồn thông tin thứ cấp. Trên thực tế, các thị trường Công ty tiến hành hoạt động mở rộng thị trường phần lớn là các quốc gia có sức tiêu thụ lớn, là thị trường xuất khẩu của nhiều nước khác trên thế giới, tính hấp dẫn của thị trường là cao. Do vậy, các thông tin liên quan tới thị trường này rất nhiều và chi tiết.

Đây cũng là một thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu của Công ty.

Ngoài ra, các thông tin nghiên cứu còn được thu thập từ một số nguồn như:

- Thông qua các cơ quan hữu quan, các tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài và của nước ngoài tại Việt Nam, thông qua các hoạt động của Hiệp hội dệt may Việt Nam.

- Tham gia các cuộc hội thảo, hội nghị, hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế để hiểu biết thêm về thị trường và đối tác và để giới thiệu về Công ty và các sản phẩm mà Công ty sản xuất.

Từ các nguồn thông tin đó, Công ty tiến hành phân tích, đánh giá những yếu tố cần thiết như nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng đối với sản phẩm, sau đó căn cứ vào tình hình thực tế của Công ty để gửi các đơn hàng đến các công ty, doanh nghiệp hay các khách hàng quốc tế và tiếp tục đợi thông tin phản hồi từ phía khách hàng. Công tác nghiên cứu thị trường được tiến hành theo 4 bước từ xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu, thu thập thông tin, xử lý thông tin đến ra quyết định mở rộng thị trường xuất khẩu.

Chính nhờ chú trọng tới công tác nghiên cứu thị trường mà Công ty đã có vị thế tương đối vững tại một số thị trường chính như Mỹ, EU, Nhật. Đồng thời tìm ra được nhiều thị trường mới có tiềm năng như Canada, Nga,....

Tuy nhiên, hiện tại Công ty chưa có phòng ban hoặc bộ phận chuyên trách về mảng nghiên cứu thị trường. Các hoạt động nghiên cứu thị trường được giao

Tiểu luận môn học Triết mác

cho phòng kinh doanh XNK đảm trách. Vì vậy, hoạt động nghiên cứu chưa được đồng bộ và chuyên nghiệp nên đôi khi có thể bỏ lỡ thị trường tiềm năng nào đó.

2.2.2.1.2. Dự báo thị trường quốc tế

Hoạt động dự báo thị trường quốc tế có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu. Do chưa có bộ phận chuyên trách về công tác nghiên cứu thị trường nên việc dự báo thị trường nước ngoài chủ yếu cũng là do phòng kinh doanh XNK đảm nhiệm. Trước khi có quyết định quan hệ làm ăn với bất cứ một khách hàng nào, phòng kinh doanh XNK đều phải tự mình theo dõi, tìm hiểu những biến động trên thị trường đó để có dự báo chính xác nhất sau đó trình lên giám đốc xem xét và phê duyệt. Quá trình dự báo như vậy khiến kết quả nhiều khi mang tính chủ quan của phòng kinh doanh XNK và không được nhìn nhận trên nhiều giác độ. Do đó, điều này có thể ảnh hưởng không tốt tới quyết định mở rộng thị trường của Công ty.

Ngoài ra, công tác dự báo thị trường của Công ty cũng nhận được sự giúp đỡ từ Công ty mẹ, bằng cách Công ty mẹ sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết về khách hàng và giúp Công ty có thể tìm kiếm khách hàng nhanh hơn và ký kết hợp đồng. Sau đó, Công ty sẽ lựa chọn các thị trường phù hợp để mở rộng xuất khẩu cho sản phẩm của mình.

Với việc sử dụng các biện pháp nghiên cứu, dự báo và lựa chọn thị trường đã giúp Công ty mở rộng thị trường xuất khẩu của mình theo cả chiều rộng và chiều sâu. Bằng các nguồn thông tin thu thập được sẽ giúp Công ty có thêm các khách hàng mới, mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng. Đồng thời, với việc tìm kiếm thông tin về các khách hàng cũ Công ty có thể hiểu rõ hơn về thị trường đó cả về khách hàng và đối thủ cạnh tranh để từ đó có các chính sách mới thâm nhập sâu hơn vào thị trường đó.

2.2.2.2. Hoạt động xúc tiến xuất khẩu

Xúc tiến xuất khẩu là một trong nhữngbiện pháp vô cùng quan trọng để đẩy mạnh hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của một công ty. Do đó, bất cứ một công ty nào cũng đều phải quan tâm đến vấn đề này. Công ty TNHH Foremart Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Thời gian qua, Công ty đã triển khai một số biện pháp xúc tiến xuất khẩu sau:

- Quảng cáo và giới thiệu sản phẩm: Đây là biện pháp nhanh chóng và hữu hiệu nhất để đưa sản phẩm đến gần với các khách hàng. Tuy nhiên, Công ty lại không tận dụng được triệt để được biện pháp này. Công ty mới chỉ thực hiện quảng cáo trong nước thông qua báo, đài mà không đưa sản phẩm lên truyền hình – một phương thức vốn được coi là tiếp cận khách hàng nhanh nhất. Trong

50

Tiểu luận môn học Triết mác

thời đại thương mại điện tử như ngày nay, việc sử dụng website chính thức của Công ty cũng là một cách hiệu quả để quảng bá và giới thiệu hình ảnh của Công ty. Nhưng Công ty vẫn chưa tận dụng được phương thức này. Trên website của mình, thông tin về hoạt động của Công ty cũng chưa được cập nhật đầy đủ, thông tin về sản phẩm còn hạn chế.

- Tham gia các hội chợ, triển lãm: Hàng năm, Công ty có tham gia các hội chợ triển lãm trong nước như hội chợ xuân, hội chợ Việt Nam EXPORT,... Đó chính là dịp để Công ty giới thiệu cũng như khẳng định uy tín, thương hiệu sản phẩm may mặc của mình. Bên cạnh đó, Công ty cũng tham dự các hội chợ quốc tế tại Mỹ, một số nước EU,... một mặt để giới thiệu sản phẩm tới bạn bè thế giới, mặt khác thu thập những thông tin thị trường và các thương hiệu hàng may mặc trên thế giới đang có mặt tại đó.

- Các hoạt động khác như: Thành lập các văn phòng đại diện tại các thị trường xuất khẩu hiện tại Công ty vẫn chưa thực hiện.

2.2.2.3. Công tác lựa chọn thị trường và chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty

2.2.2.3.1. Lựa chọn thị trường nước ngoài

Hoạt động lựa chọn thị trường được tiến hành sau quá trình tổng hợp, đánh giá các thông tin. Dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu và dự báo về thị trường quốc tế, Công ty tiến hành phân tích các yếu tố dựa trên các chỉ tiêu sẵn có và tìm ra thị trường phù hợp với khả năng và nguồn lực của mình. Việc lựa chọn thị trường của Công ty sẽ dựa trên các tiêu chí chính sau:

 Hàng rào chắn của các quốc gia.

 Luật pháp của quốc gia nhập khẩu.

 Tiềm năng thị trường.

 Mức độ cạnh tranh.

Khu vực trọng điểm mà Công ty lựa chọn gồm: Mỹ, EU, Nhật Bản dựa trên tiềm năng thị trường về hàng may mặc là chính. Đặc biệt là Mỹ với mức tiêu thụ hàng dệt may rất cao 27kg/người/năm là một thị trường nhiều tiềm năng. Nhưng với tình hình ảnh hưởng của hậu khủng hoảng, Công ty cần cẩn trọng hơn khi tiếp tục hoạt động xuất khẩu sang thị trường này. Tuy vậy, Mỹ vẫn sẽ là thị trường trọng điểm mà Công ty lựa chọn. Thị trường tiêu thụ mạnh của Công ty cũng tập trung ở Châu Âu, chủ yếu là khối EU, nơi có dung lượng thị trường lớn và ngày càng gia tăng nhu cầu về may mặc. Khu vực này còn có rất nhiều cơ hội để khai thác mở rộng theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Do vậy, hướng lựa chọn của Công ty trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu là tiếp tục nhằm vào các

Tiểu luận môn học Triết mác

quốc gia thuộc khu vực này.Hiện tại, Công ty vẫn chưa vươn được ra một số thị trường tiềm năng trong EU như Pháp, Tây Ban Nha,... cho nên trong thời gian tới Công ty sẽ tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu sang khu vực này, đặc biệt là ra thị trường Pháp. So với các nước châu Âu khác thì xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Pháp thấp hơn. Do thị trường Pháp có những đặc thù riêng, sự cạnh tranh của các nhà bán lẻ cũng khốc liệt hơn nhưng đây là thị trường còn rất nhiều tiềm năng cho hàng dệt may Việt Nam. Bởi vậy, Công ty đang có chiến lược để thâm nhập vào thị trường Pháp.

2.2.2.3.2. Lựa chọn chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu

Sau khi lựa chọn được thị trường, Công ty đã lựa chọn chiến lược thâm nhập thị trường sao cho phù hợp với mình và với thị trường xuất khẩu. Chiến lược mà Công ty lựa chọn là chiến lược tập trung. Công ty sẽ phát triển các mặt hàng chủ lực trên một số thị trường trọng điểm để phát huy lợi thế của mình. Mặt hàng chính của Công ty là gia công xuất khẩu các sản phẩm áo Jacket, áo khoác trên các thị trường Mỹ, Nhật, EU. Công ty đã luôn giữ uy tín trên từng thị trường này. Chiến lược tập trung cho phép Cô g ty có thể tập trung nguồn lực của mình, chuyên môn hóa sản xuất. Do vậy, Công ty dễ dàng quản lý hoạt động mở rộng xuất khẩu của mình và sản phẩm sản xuất ra đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nguyện vọng của thị trường. Tuy nhiên, tính linh hoạt trong kinh doanh của Công ty sẽ bị hạn chế và rủi ro sẽ tăng lên, Công ty có thể gặp khó khăn khi thị trường có những biến động. Tiêu biểu là thị trường Mỹ vào năm 2009 trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Công ty đã gặp phải nhiều khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường này.

2.2.2.4. Công tác thâm nhập thị trường nước ngoài của Công ty

Sau khi đã tiến hành tất cả các hoạt động trên, Công ty tiến hành thâm nhập thị trường nước ngoài đã chọn thông qua hình thức xuất khẩu.Phòng kinh doanh XNK của Công ty sẽ đảm nhận nhiệm vụ này thông qua việc thực hiện các bước trong quy trình xuất khẩu. Công ty xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài dưới hai hình thức đó là gia công xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp, trong đó hình thức gia công xuất khẩu là chủ yếu. Được thành lập từ 100% vốn nước ngoài nên việc kinh doanh của Công ty phụ thuộc vào sự chỉ đạo của Công ty mẹ.

Hình thức xuất khẩu mà Công ty áp dụng để thâm thị trường giúp Công ty mở rộng thị trường quốc tế nhanh hơn, tăng kim ngạch xuất khẩu. Những năm gần đây, công ty đã đổi mới, lắp đặt thêm nhiều trang thiết bị mới cho nên giá trị hàng xuất khẩu trực tiếp đã tăng lên rõ rệt. Xuất khẩu bằng hình thức gia công giúp bên đối tác tận dụng được nguồn nhân công rẻ của Công ty.

52

Tiểu luận môn học Triết mác

Công ty luôn tìm cách duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng truyền thống, lâu dài bằng các chính sách ưu đãi của mình song song với việc đảm bảo chất lượng cao của sản phẩm và giao hàng đúng tiến độ. Cơ cấu đối tác của Công ty luôn duy trì tỷ lệ ổn định với số lượng lớn các đối tác tập trung ở 3 khu vực chính là Mỹ, EU và Nhật Bản. (Hình 2.6).

Đơn vị: %

Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty TNHH Foremart Việt Nam

Hình 2.6: Cơ cấu đối tác của Công ty

Sau khi đàm phán với các nội dung mà đối tác đưa ra cũng như các vấn đề liên quan về điều kiện sản xuất, trình độ khoa học công nghệ của Công ty, nếu các điều khoản được cả hai bên thống nhất và đồng ý thì sẽ dẫn đến việc ký kết hợp đồng. Công ty có những hợp đồng gia công và hợp đồng xuất khẩu trực tiếp.

Trong hợp đồng xuất khẩu trực tiếp ghi rõ các điều khoản cụ thể mang tính bắt buộc như: Giá cả, số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng,…và các điều khoản tùy ghi khác. Với các hợp đồng gia công cần đảm bảo các điều kiện sau:

- Về thành phẩm: Ghi rõ số lượng, quy cách phẩm chất, đóng gói bao bì, thời hạn giao hàng,...

- Về nguyên liệu: Thể hiện yêu cầu về số lượng, phẩm chất nguyên liệu, định mức hao phí nguyên liệu, thời gian giao nguyên liệu.

- Về giá cả gia công: Giá phải bao gồm các chi phí về nhân công, nguyên liệu phụ, lãi định mức và cả chi phí hành chính của công ty.

- Về cách thanh toán và điều kiện thanh toán.

- Về thực hiện nghiệm thu: Ghi phương pháp và thời gian nghiệm thu.

Tiểu luận môn học Triết mác

- Cách giải quyết khiếu nại, bồi thường.

Dù là hợp đồng xuất khẩu trực tiếp hay gia công xuất khẩu, Công ty luôn lấy uy tín làm đầu nên những sản phẩm lỗi, những sản phẩm bị trả lại là rất ít. Chính vì vậy mà số hợp đồng mà Công ty nhận được tăng lên không ngừng, nhiều khách hàng trở thành bạn hàng truyền thống của Công ty (Hình 2.7). Có thể nói rằng, Công ty đã rất thành công trong việc thâm nhập thị trường nước ngoài trong những năm qua và được các đối tác, bạn hàng đánh giá cao.

Nguồn: Phòng kinh doanh XNK – Công ty TNHH Foremart Việt Nam

Hình 2.7: Số lượng hợp đồng xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2007 - 2011 2.2.2.5. Công tác đánh giá quá trình mở rộng thị trường xuất khẩu

Hoạt động đánh giá quá trình mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty thường được tiến hành theo chu kỳ một năm. Phòng kinh doanh XNK và phòng Tài chính – Kế toán sẽ kết hợp đảm nhận việc tổng kết kết quả kinh doanh và lập báo cáo XNK. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để tiến hành hoạt động đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu.

Việc đánh giá đều đặn quá trình mở rộng thị trường đã đúc rút cho Công ty rất nhiều kinh nghiệm khi tiến hành hoạt động này. Đồng thời, quá trình này cũng giúp Công ty tìm ra những hạn chế và biện pháp khắc phục các hạn chế đó khi tiến hành mở rộng thị trường.

Cũng từ hoạt động đánh giá này, Công ty đã xác định cho mình được nhóm thị trường xuất khẩu trọng điểm bao gồm Mỹ, EU và Nhật Bản. Quá trình đánh giá cũng cho thấy mức độ tiềm năng, khả năng còn có thể khai thác tiếp ở các thị

54

Tiểu luận môn học Triết mác

Một phần của tài liệu Mở rộng thị trường xuất khẩu hàng may mặc tại công ty tnhh foremart việt nam (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)