Những vấn đề cơ bản về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Quản Lý Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Cho Sự Nghiệp Giáo Dục Huyện Lạc Sơn Tỉnh Hòa Bình.pdf (Trang 21 - 30)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẠC SƠN

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục

1.1.2. Những vấn đề cơ bản về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

1.1.2.1. Khái niệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng các phương pháp và công cụ chuyên ngành để tác động đến quá trình chi NSNN nhằm đảm bảo các khoản chi NSNN được thực hiện theo đúng chế độ chính sách đã được Nhà nước quy định, phục vụ tốt nhất việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ.

Quản lý chi thường xuyên từ NSNN là việc sử dụng những công cụ, biện pháp tổng hợp để tập trung một phần nguồn tài chính, hình thành quỹ ngân sách của địa phương (theo các chức năng thẩm quyền của địa phương được phân định theo các quy định của pháp luật) và thực hiện phân phối, sử dụng quỹ đó một cách hợp lý, có hiệu quả nhằm thực hiện các yêu cầu của Nhà nước giao cho địa phương; đạt được những mục tiêu KTXH của địa phương.Quản lý chi thường xuyên NSNN phải được thực hiện ở tất cả các

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

khâu của chu trình ngân sách (từ lập dự toán ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách); phải đảm bảo tính thống nhất trong thực hiện trong hệ thống ngân sách các cấp; phải đảm bảo tính cân đối của ngân sách; phải quản lý rành mạch, công khai để mọi đối tượng biết trong suốt chu trình ngân sách và phải được áp dụng cho tất cả các cơ quan tham gia vào chu trình ngân sách (cả ở cơ quan quản lý và cơ quan, đối tượng thụ hưởng), tạo tiền đề cho mọi đối tượng có thể nhìn nhận được hiệu quả các chương trình hành động của Chính quyền địa phương trên cơ sở các chính sách tài chính quốc gia.

1.1.2.2. Mục tiêu quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Quản lý tốt các khoản chi thường xuyên là hướng tới mục tiêu đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả, từ đó sẽ tạo nhiều nguồn lực hơn để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ sản xuất của nhân dân, tạo tiền đề cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướcQuản lý chi thường xuyên có hiệu quả cũng sẽ tạo ra một nền tài chính lành mạnh, hạn chế tiêu cực, tham ô, lãng phí ngân sách, tiền của nhân dân. Đồng thời Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà Chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.

Thông qua chi ngân sách Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng không đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp). Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách Nhà nước cũng có thể được

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn.

Thông qua hoạt động thu, bằng việc huy động nguồn tài chính thông qua thuế, ngân sách Nhà nước đảm bảo thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh.

1.1.2.3. Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên NSNN

- Nguyên tắc quản lý theo dự toán: Dự toán là khâu mở đầu của một chu trình NSNN. Những khoản chi thường xuyên một khi đã được ghi dự toán chi và đã được cơ quan quyền lực Nhà nước xét duyệt được coi là chi tiêu pháp lệnh xét trên giác độ quản lý số chi thường xuyên đã được ghi trong dự toán thể hiện thể hiện sự cam kết của cơ quan chức năng quản lý tài chính nhà nước với các đơn vị thủ hưởng NSNN. Từ đó nảy sinh nguyên tác quản lý chi thường xuyên theo dự toán.

- Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả: Tiết kiệm và hiệu quả là một trong những nguyên tác quan trọng hàng đầu của quản lý kinh tế , tài chính boie lẽ nguồn lực thì luôn có giới hạn nhưng nhu cầu thì không có giới hạn. Do vậy trong quá trình phân bổ và sử trọng nguồn lực khan hiếm đó luân phải tính toán sao cho với chi phí ít nhất nhưng phải đạt hiệu quả một cách tốt nhất.

Mặt khác do đặc thù hoạt động của NSNN diễn ra trên phạm vị rộng đa dạng và phức tạp, nhu cầu chi từ ngân sách luôn tăng với tốc độ nhanh trong khi khả năng huy động nguồn thu có hạn, nên càng phải tôn trọng nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trong quản lý chi thường xuyên từ NSNN.

- Nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN: Một trong những chức năng quan trọng của KBNN là quản lý NSNN, vì vậy KBNN vừa có quyền, vừa có trách nhiệm phải kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi NSNN, đặc biệt là các khoản chi thường xuyên. Để tăng cường vai trò của KBNN về kiểm soát chi thường xuyên của NSNN hiện nay ở nước ta và đang thực hiện việc chi trả trực tiếp qua

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

KBNN như là một nguyên tắc quản lý khoản chi này. Để thực hiện nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN cần phải giải quyết một số vấn đề sau:

Thứ nhất: Tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được duyệt đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp thẩm quyền quy định và phải được thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí NSNN hoặc người được ủy quyền quyết định chi.

Thứ hai: Tất cả các cơ quan đơn vị, các chủ dự án...sử dụng kinh phí NSNN (gọi chung là ĐVSD ngân sách nhà nước) phải mở tài khoản tại KBNN chị sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, KBNN, trong quá trình lập dự toán, phân bổ dự toán, cấp phát, thanh toán, hạch toán kế toán và quyết toán NSNN.

Thứ ba: BTC, Sở tài chính, vật giá tỉnh thành phố trực thuộc TW, Phòng tài chính- kế hoạch quận huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gội chung là CQTC) có trách nhiệm thẩm định dự toán và thông báo dự toán đã được thẩm tra cho các đơn vị thụ hưởng kinh phí NSNN, kiểm tra việc sử dụng kinh phí, xét duyệt quyết toán chi của các đơn vị và tổng hợp quyết toán chi NSNN.

Thứ tư: KBNN có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, kiều kiện chi và thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN các khoản chi NSNN theo đúng quy định, tham gia với các CQTC, cơ quan QLNN có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình thực hiện sử dụng NSNN và xác định số thực chi NSNN. KBNN có quyền tạm đình chỉ, từ chối thanh toán, chi trả và thông báo cho các ĐVSD NSNN biết, đồng thời gửi cho CQTC đồng cấp giải quyết trong các trường hợp sau:

- Chi không đúng mục đích, đối tượng theo dự toán được duyệt.

- Chi không đúng chế độ, định mức chi tiêu tài chính nhà nước.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

- Không đủ các điều kiện về chi theo quy định.

Thứ năm: Mọi khoản chi tiêu NSNN được hạch toán bằng đồng Việt nam theo từng niên độ NS, từng cấp NS, các khoản chi NSNN bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động được quy đổi và hạch toán bằng đồng Việt nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công lao động cho cơ quan có thẩm quyền quy định.

Thứ sáu: Trong quá trình quản lý cấp phát, quyết toán chi NSNN các khoản chi sai phải thu hồi và giảm chi NSNN

1.1.2.4 Nội dung quản lý chi thường xuyên NSNN

Quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục cũng được quản lý theo 3 khâu cơ bản trong quản lý chi NSNN, đó là: quản lý quá trình lập và phân bổ dự toán, quản lý quá trình chấp hành dự toán và quản lý quá trình quyết toán NSNN.

* Quản lý quá trình lập và phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN - Các chi tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, đăc biệt các chỉ tiêu có liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí thường xuyên của NSNN kỳ kế hoạch. Đây chính là việc cụ thể hóa các chủ trương của nhà nước trong từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội kết hợp với các định mức chi thường xuyên sẽ là những yêu tố cơ bản để xác lập dự toán chi thường xuyên của NSNN.

- Định mức chi là cơ sở quan trọng để lập dự toán chi, cấp phát và quyết toán các khoản chi, đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá hiệu quả sử dụngNSNN. Định mức chi phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Định mức chi phải được xây dựng trên các cơ sở khoa học, chặt chẽ, từ việc phân loại đối tượng đến trình tự, cách thức xây dựng định mức.

- Các định mức chi phải có tính thực tiễn cao, tức là các định mức chi phải phù hợp với nhu cầu kinh phí cho các hoạt động.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

- Định mức chi phải đảm bảo thống nhất với từng khoản chi, với từng đối tượng thụ hưởng ngân sách cùng loại.

- Định mức chi phải đảm bảo tính pháp lý cao.

- Chi NSNN nói chung và chi thường xuyên NSNN cho giáo dục nói riêng đều phải đảm bảo nguyên tắc “Quản lý theo dự toán”. Khi lập dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục phải dựa trên các căn cứ sau:

- Chủ trương của Đảng và Nhà nước về duy trì, phát triển sự nghiệp giáo dục trong từng thời kỳ. Dựa vào căn cứ này sẽ giúp cho việc xây dựng dự toán chi NSNN cho giáo dục cân đối với dự toán chi cho các lĩnh vực khác.

- Các chỉ tiêu kế hoạch phát triển giáo dục đào tạo, đặc biệt là các chỉ tiêu có liên quan trực tiếp tới kinh phí cấp từ ngân sách như số lượng trường, lớp, số biên chế, số học sinh...

- Căn cứ nhu cầu kinh phí, khả năng huy động nguồn vốn ngoài ngân sách cũng như khả năng đáp ứng của NSNN trong kỳ kế hoạch để lập dự toán.

- Các chính sách, chế độ, định mức chi sử dụng kinh phí NSNN hiện hành và những thay đổi dự kiến trong kỳ kế hoạch.

- Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh phí năm trước.

- Quy trình lập dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Căn cứ vào dự toán sơ bộ về thu - chi NSNN kỳ kế hoạch để xác định mức chi dự kiến phân bổ cho sự nghiệp ngành giáo dục. Trên cơ sở đó, cơ quan tài chính hướng dẫn các đơn vị, cơ sở giáo dục lập dự toán kinh phí

Bước 2: Các đơn vị, cơ sở giáo dục căn cứ vào chỉ tiêu được giao vàcác văn bản hướng dẫn để lập dự toán kinh phí của đơn vị mình gửi đơn vị dự

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

toán cấp trên hoặc gửi cơ quan tài chính, cụ thể:

Đối với kinh phí giao tự chủ (các khoản chi thanh toán cá nhân, chi nghiệp vụ chuyên môn...): căn cứ định mức giao trong thời kỳ ổn định ngân sách, biên chế được duyệt, các chính sách chế độ hiện hành, cơ quan tài chính tính toán dự toán giao tự chủ cho đơn vị.

Đối với kinh phí không giao tự chủ: gồm các khoản chi để thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên được cơ quan có thẩm quyền giao (các khoản mua sắm tài sản cố định, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kinh phí thực hiện các đề tài khoa học....): căn cứ nhiệm vụ được giao, các đơn vị lập dự toán gửi đơn vị dự toán cấp trên hoặc gửi cơ quan tài chính thẩm định.

Cơ quan tài chính xét duyệt và tổng hợp dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục vào dự toán chi ngân sách trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Bước 3: Căn cứ vào dự toán chi đã được cơ quan có thẩm quyền thông qua, cơ quan tài chính chính thức phân bổ dự toán cho các đơn vị, cơ sở giáo dục.

*Quản lý quá trình chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho giáo dục

- Quá trình thực hiện dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục phải chú ý đến các yêu cầu cơ bản sau:

- Đảm bảo phân phối nguồn vốn một cách hợp lý trên cơ sở dự toán giao.

- Tiến hành cấp phát kinh phí một cách đầy đủ, kịp thời, tránh thất thoát, lãng phí vốn NSNN.

- Trong quá trình sử dụng kinh phí NSNN cấp phải đảm bảo tiết kiệm, tuân thủ chính sách, chế độ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các khoản chi.

- Quá trính điều hành, cấp phát và sử dụng các khoản chi thường xuyên NSNN cho giáo dục cần dựa trên các căn cứ sau:

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

- Dựa vào định mức chi đã được duyệt của từng chỉ tiêu trong dự toán.

Đây là căn cứ có tính chất bao quát đến việc cấp phát và sử dụng các khoản chi, bởi mức chi của từng chỉ tiêu là cụ thể hóa mức chi tổng hợp đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Dựa vào khả năng nguồn kinh phí NSNN có thể đáp ứng được, tức là ngoài dự toán chi đã được phê duyệt, trong quá trình thực hiện cần căn cứ vào tình hình thực hiện dự toán thu NSNN để có biện pháp điều chỉnh dự toán chi cho phù hợp.

- Dựa vào định mức, chỉ tiêu, chế độ sử dụng NSNN hiện hành. Đây là căn cứ có tính pháp lý bắt buộc trong quá trình cấp phát và sử dụng các khoản chi, là căn cứ để đánh giá tính hợp lệ của việc cấp phát và sử dụng các khoản chi.

Trên cơ sở các căn cứ đó, việc quản lý quá trình cấp phát các khoản chi thường xuyên NSNN cho giáo dục phân định rõ bởi chức năng và quyền hạn của các chủ thể quản lý, trong đó thủ trưởng đơn vị là người chịu trách nhiệm chính về tính đúng đắn của các khoản chi đã giao tự chủ cho đơn vị. KBNN kiểm soát tính hợp lệ của chứng từ khi đơn vị thực hiện rút dự toán.

Cơ quan tài chính có trách nhiệm theo dõi quá trình rút dự toán của đơn vị đối với các khoản chi giao tự chủ và thẩm định, cấp phát các khoản chi không giao tự chủ.

Để quản lý tốt việc cấp phát và sử dụng các khoản chi thường xuyên NSNN cho giáo dục cần thực hiện một số biện pháp sau:

Trước hết, phải cụ thể hóa dự toán chi tổng hợp cả năm thành dự toán chi hàng quý, tháng để làm căn cứ quản lý, cấp phát. Quy định rõ ràng trình tự cấp phát, trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cơ quan (Giáo dục, Tài chính, Kho bạc) trong quá trình cấp phát và sử dụng các khoản chi NSNN.

Cơ quan tài chính phải thường xuyên xem xét khả năng đảm bảo kinh phí chi cho giáo dục và có biện pháp điều chỉnh kịp thời dự toán chi trong

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

phạm vi cho phép. Thường xuyên kiểm tra tình hình nhận và sử dụng kinh phí ngân sách ở các đơn vị, cơ sở giáo dục, đảm bảo đúng dự toán, phù hợp với các định mức chế độ chi NSNN hiện hành.

Cần có sự phối kết hợp giữa cơ quan tài chính, KBNN, cơ quan giáo dục trong việc hướng dẫn các đơn vị, cơ sở giáo dục thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp. Hạch toán đầy đủ, rõ ràng các khoản chi cho từng loại hoạt động.

*Quản lý quá trình quyết toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục Quyết toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục là việc kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý, phù hợp với định mức và các căn cứ pháp lý của các khoản chi thường xuyên, từ đó tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi, từ đó rút ra các ưu nhược điểm trong quản lý để có biện pháp khắc phục. Theo cơ chế quản lý hiện nay, các đơn vị, cơ sở giáo dục lập báo cáo quyết toán, thủ trưởng đơn vị và cơ quan chủ quản cấp trên có trách nhiệm duyệt quyết toán và chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, hợp lệ của số liệu quyết toán. Cơ quan tài chính có trách nhiệm thẩm định quyết toán của đơn vị và ra thông báo thẩm định quyết toán.

Trong quá trình kiểm tra, quyết toán các khoản chi phải chú ý đến các yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất, phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời đến các cơ quan có thẩm quyền để xét duyệt theo quy định.

Thứ hai, số liệu trong báo cáo quyết toán phải đảm bảo chính xác, trung thực. Nội dung các báo cáo tài chính phải tuân thủ theo đúng nội dung ghi trong dự toán được duyệt và theo đúng mục lục NSNN.

Thứ ba, báo cáo quyết toán năm của các đơn vị phải đảm bảo cân đốigiữa nguồn thu và nhiệm vụ chi.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Một phần của tài liệu Quản Lý Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Cho Sự Nghiệp Giáo Dục Huyện Lạc Sơn Tỉnh Hòa Bình.pdf (Trang 21 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)