Củng cố và nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác tài chính kế toán tại các đơnvị trường mầm non, tiểu học, THCS

Một phần của tài liệu Quản Lý Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Cho Sự Nghiệp Giáo Dục Huyện Lạc Sơn Tỉnh Hòa Bình.pdf (Trang 85 - 92)

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẠC SƠN TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2020

3.4. Những điều kiện cần thiết để bảo đảm thực thi giải pháp

3.4.1. Củng cố và nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác tài chính kế toán tại các đơnvị trường mầm non, tiểu học, THCS

Số lượng cán bộ kế toán tại các trường mầm non, tiểu học, THCS còn hạn chế cả về số lượng, chất lượng và khả năng cập nhật các chính sách chế độ mới. Để đảm bảo cho việc quản lý và sử dụng vốn NSNN tại các trường mầm non, tiểu học, THCS phải đúng mục đích, đúng đối tượng và đạt hiệu quả thì trước hết đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ kế toán tại các đơn vị trường học có nghiệp vụ, nắm vững chuyên môn, có khả năng nắm bắt và thực hiện tốt những thay đổi trong các chính sách, chế độ tài chính của Nhà nước. Nhưng trên thực tế đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán tại các trường học trình độ chuyên môn chỉ là trung cấp, hoặc cán bộ hành chính kiêm nhiệm, nên việc ghi chép, hạch toán nhiều khi còn sai sót chưa đúng với chế độ hiện hành.

Tuyển dụng đội ngũ các cán bộ kế cận thì cần phải lựa chọn những

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

người có đủ năng lực, trình độ nghiệp vụ chuyên môn, được đào tạo chính quy tránh tình trạng ưu tiên con em của các cán bộ trong ngành mà không đáp ứng được trình độ chuyên môn. Trong quá trình tuyển dụng cần quan tâm đến trình độ thực tế chứ không chỉ là bằng cấp vì nhiều khi trình độ thực tế lại không tương xứng với trình độ đã được trên bằng cấp. Cùng với đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn thì cần đẩy mạnh công tác giáo dục về tư tưởng để làm trong sạch đội ngũ cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ liêm chính, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cùng với việc nâng cao ý thức trách nhiệm làm việc của mỗi cán bộ sẽ làm cho cả hệ thống bộ máy quản lý được vận hành tốt hơn; là điều kiện đảm bảo cho việc quản lý cấp phát kinh phí của ngành tài chính cũng như việc quản lý sử dụng các khoản chi trong thời gian tới đạt kết quả cao.

3.4.2 .Các điều kiện khác

Để các giải pháp trên triển khai có hiệu quả cần có sự quan tâm của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương đối với sự nghiệp giáo dục mầm non, tiểu học, THCS. Có thể nói đây là điều kiện cần thiết tối thiểu để đảm bảo cho các giải pháp trên có thể thực hiện được. Chỉ bằng sự quan tâm của sát sao của cấp uỷ Đảng chính quyền Nhà nước các cấp của địa phương mới đảm bảo cho các tư tưởng,định hướng, chiến lược phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước được thực hiện đúng đắn và hiệu quả. Sự quan tâm của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương không phải chung chung, hô hào trong lời nói mà phải được cụ thể hoá trong các kế hoạch, chiến lược phát triển KT-XH của huyện, trong các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước đối với quá trình phát triển của sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục huyện Lạc Sơn nói

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

riêng. Điều quan trọng là các văn bản, Chỉ thị này phải có hiệu lực trong thực tiễn và phải biến thành những việc làm cụ thể thực sự có ích đối với sự phát triển chung của sự nghiệp giáo dục.

Một điều kiện quan trọng nữa là việc thống nhất cơ chế, hoàn thiện việc phân cấp quản lý tài chính đối với các đơn vị trường học trên địa bàn huyện theo hướng đưa việc quản lý kinh phí về ngân sách cấp huyện để thống nhất với việc quản lý về chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp giữa cơ quan tài chính và cơ quan giáo dục trong việc thực thi các chính sách chế độ, giải pháp cụ thể là: Phòng Giáo dục vàĐào tạo chủ trì phối hợp với Phòng Tài chính- Kế hoạch cụ thể hóa các tiêu chuẩn, định mức kinh phí giáo dục địa phương; hướng dẫn xây dựng và lập dự toán ngân sách giáo dục hàng năm đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc Phòng GD&ĐT huyện; quyết định giao dự toán chi ngân sách giáo dục đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; xác định, cân đối ngân sách nhà nước chi cho giáo dục hàng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác của các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện.

Bên cạnh đó, phải có sự phối kết hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể trong việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển giáo dục hàng năm của huyện. Sự nghiệp giáo dục của huyện chỉ có thể phát triển một cách đồng bộ và đem lại hiệu quả cao nhất đối với học sinh khi có được sự quan tâm, phối kết hợp chặt chẽ của các ngành các cấp. Sự phối kết hợp đó được thể hiện cụ thể như sau: ngành Tài chính và tổ chức chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục để thực hiện những yêu cầu

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

trong kế hoạch phát triển của Giáo dục hàng năm về ngân sách, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên giảng dạy, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị tạo điều kiện cho ngành Giáo dục chủđộng điều hành hoạt đông của ngành. Hay như ngành Văn hoá thông tin, Thể dục thể thao chủ động thực hiện tuyên truyền vận động nhân dân trong toàn tỉnh cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Phối hợp để thực hiện yêu cầu về giáo dục thể chất, các phong trào văn hoá văn nghệ, nêu gương điển hình người tốt việc tốt, giáo dục nếp sống tốt đẹp cho học sinh… Tất cả các Phòng, ban, ngành trong toàn huyện tuỳ chức năng, nhiệm vụ của mình đều cần đóng góp công sức, tiền của cho giáo dục ngày càng phát triển.

Cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền về vai trò của giáo dục - đào tạo nói chung và giáo dục mầm non, giáo dục PTCS nói riêng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và trách nhiệm của từng người dân, giúp cho người dân hiểu rằng trách nhiệm phát triển sự nghiệp giáo dục không chỉ của riêng Nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn dân. Từ đó họ sẽ chủ động và tích cực hơn trong việc góp phần làm cho sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục của các cấp học mầm non, tiểu học, THCS nói riêng phát triển.

Cần có chính sách ưu đãi đối với các học sinh có trường hợp khó khăn.

có chế độ khen thưởng kịp thời đối với học sinh và giáo viên có thành tích tốt trong dạy và học. Các chính sách, chế độ này phải được ban hành kịp thời và có văn bản hướng dẫn thực hiện để nhanh chóng đi vào thực tiễn.

Tạo môi trường thuận lợi để huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục. Phát triển sự nghiệp giáo dục là trách nhiệm không của riêng ai, vì vậy phải làm cho người dân hiểu được trách nhiệm của mình với sự nghiệp giáo dục. Tạo điều kiện thuận lợi, xây dựng các chính sách ưu đãi

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

để huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước từ các tổ chức hoặc cá nhân đầu tư vào sự nghiệp giáo dục để làm giảm gánh nặng cho NSNN.

Để hoàn thiện công tác tổ chức thông tin tài chính; kiểm tra, kiểm soát nội bộ các cấp, các ngành, đặc biệt Phòng Tài chính- Kế hoạch nên có những biệt pháp hỗ trợ như trao đổi thông tin, chế độ kế toán mới và cách thức áp dụng cùng với việc tổ chức các buổi tập huấn kế toán để nâng cao trình độ của cán bộ kế toán.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng chi ngân sách Nhà nước đối với Sự nghiệp giáo dục mầm non, tiểu học , THCS địa bàn huyện Lạc Sơn cần kiểm tra, kiểm soát nội bộ các yếu tố chi của từng bộ phận đầu vào, từ đó kiểm soát được hiệu quả tổng chi và giữ được kỷ luật tài chính tổng thể. Muốn vậy cần thiết lập cơ chế phân bổ hiệu quả NSNN, lựa chọn thứ tự ưu tiên cho các nội dung mà NSNN phải đảm bảo và nâng cao hiệu quả chi NSNN để trong khả năng ngân sách có hạn vẫn hoàn thành được khối lượng công việc với chất lượng đầu ra cao nhất.

Nghiêm túc công khai tài chính theo quy định của pháp luật. Làm được điều này Hiệu trưởng nhà trường không chỉ giúp bản thân các trường trung học trên địa bàn huyện Lạc Sơn nâng cao được tính chính xác, minh bạch trong các khâu lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước mà còn nâng cao được uy tín học sinh và phụ huynh học sinh cũng như các cấp các cấp, các ngành.

Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước và các cơ quan liên quan. Trong công tác quản lý chi ngân sách và áp dụng thành công hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho là phần quan trọng nhất trong Dự án cải cách quản lý tài chính công được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính chủ trì và triển khai theo Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 21/4/2003 về việc

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

phê duyệt báo cáo khả thi Dự án Cải cách quản lý tài chính công nhằm hiện đại hoá công tác quản lý ngân sách nhà nước từ khâu lập kế hoạch, thực hiện ngân sách, báo cáo ngân sách và tăng cường trách nhiệm ngân sách của Bộ Tài chính; nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công, hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách, đảm bảo an ninh tài chính trong quá trình phát triển và hội nhập của quốc gia.

3.5. KIẾN NGHỊ

Qua thực tế đã nhận thấy sự quan tâm của các ngành trên địa bàn huyện Lạc Sơn, sự lãnh đạo của Huyện ủy HĐND- UBND đã được quan tâm đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo trên địa bàn (huyện đã hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở, Mầm non 5 tuổi…) Trong điều kiện ngân sách địa phương còn hết sức khó khăn hạn hẹp, đã đảm bảo chi lương và các khoản chi thường xuyên, phụ cấp, chi các hoạt động cho sự nghiệp giáo dục; chú trọng đầu tư cơ sở vật chất trường học.

Thứ nhất: tiếp tục quan tâm lãnh chỉ đạo đối với sự nghiệp giáo dục trên địa bàn (bố trí đội ngũ giáo viên, điều động, đề bạt, thực hiện các chính sách chế độ đối với giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất của các trường…), bố trí nguồn lực một cách hợp lý, phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương, đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo nhằm nâng cao chất luợng đào tạo, huy động học sinh đến lớp đảm bảo theo quy đinh

Thứ hai: phải có các chính sách hợp lý giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên hiện nay của một số trường Tiểu học và THCS. Yếu tố này không những tác động đến cơ cấu chi ngân sách đối với giáo dục mà còn ảnh hưởng đến các khâu khác của quá trình quản lý chi ngân sách. Sẽ không có một cơ cấu chi, quy trình phân bổ dự toán hợp lý nếu không giải quyết được tình trạng này. Vì vậy, song song với các chính sách sắp xếp lại đội ngũ giáo viên

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

hiện có, cần có các quy định chặt chẽ từ khâu tuyển dụng.

Thứ ba: về con người và cơ sở vật chất, cần củng cố tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính trong ngành giáo dục, cần phải bổ sung thêm lực lượng làm công tác quản lý tài chính cho Sở Giáo dục và Đào tạo để có thể thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra việc sử dụng kinh phí tại các đơn vị cơ sở. Đổi mới khâu mua sắm, trang bị tài sản để phục vụ công tác quản lý theo hướng ngày càng hiện đại hóa. Việc mua sắm tài sản phải cân đối với nhiệm vụ được giao, không chỉ đơn thuần là việc mua sắm tài sản, trang thiết bị đắt tiền mà thực chất của nó là cung cấp đầy đủ các thiết bị cần thiết, phục vụ công tác quản lý. Vì vậy, vẫn cần thiết phải giành một khoản kinh phí hợp lý cho công tác quản lý, ưu tiên tin học hóa việc quản lý cấp phát kinh phí.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Một phần của tài liệu Quản Lý Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Cho Sự Nghiệp Giáo Dục Huyện Lạc Sơn Tỉnh Hòa Bình.pdf (Trang 85 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)