Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẠC SƠN TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2020
3.3. Các giải pháp quản lý chi thường xuyên NSNN cho Sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình
3.3.5. Về quy trình quản lý chi thường xuyên
* Về công tác lập và phân bổ dự toán
Quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục là công tác vô cùng quan trọng và cần thiết. Quy trình quản lý trải qua các khâu: Lập dự toán, phân bổ dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do đó việc quản lý phải tiến hành đồng bộ trên các khâu.
Khâu lập dự toán:
Dự toán phải được lập chi tiết, đầy đủ nội dung và nhu cầu chi, có tính thực tiễn cao để làm căn cứ vững chắc cho cơ quan chức năng phân bổ một cách hợp lý. Lập dự toán phải đúng theo mục lục ngân sách, căn cứ vào tình hình thực tế cũng như yêu câu phát triển sự nghiệp giáo dục trong thời gian tới. Để khắc phục những tồn tại trong khâu này ta có những biện pháp:
+ Yêu cầu các trường mầm non, tiểu học, THCS nộp dự toán kinh phí chi thường xuyên đúng thời gian quy đinh, theo đúng trình tự và phương pháp lập dự toán NSNN, mức chi cho các hoạt động giáo dục phải dựa trên cơ sở chính sách, chế độ tài chính hiện hành của nhà nước. Đồng thời lập dự toán phải bám sát các tiêu chuẩn, định mức để đảm bảo khoản chi được đúng đối tượng, đúng mục đích, chi đúng, chi đủ và phù hợp với nguồn thu.
+ Phòng Tài chính yêu cầu các trường mầm non, tiểu học, THCS công
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
lập phải lập dự toán kinh phí cho đơn vị mình chi tiết đến từng mục chi và phải sát với thực tế nhằm tăng tính khoa học cho dự toán ngân sách hàng năm của đơn vị mình.
+ Tăng cường hơn nữa việc công khai dự toán ngân sách cho giáo dục mầm non, tiểu học, THCS công lập qua các phương tiện thông tin (trang thông tin điện tử của huyện, của Phòng Tài chính, của Phòng GD&ĐT…), báo cáo tại hội nghị công chức hàng năm của đơn vị mình.
+ Thực hiện chế độ trách nhiệm, nhằm đảm bảo các khoản chi được thực hiện theo dự toán giao. Đơn vị phải nhận thức được dự toán là mức chi cao nhất mà đơn vị được thực hiện trong năm trừ một số trường hợp đặc biệt.
Chấp hành dự toán:
+ Phòng Tài chính phối hợp, Phòng GD&ĐT phối hợp với KBNN kiểm tra, giám sát các khoản chi của các trường đảm bảo đúng chính sách, chế độ cũng như đúng với dự toán được duyệt.
+ Đẩy mạnh công tác kiểm tra định kỳ cũng như đột xuất đối với việc sử dụng kinh phí tại các trường học để hạn chế những trường hợp chi sai mục đích, nếu có thì cũng phát hiện sớm để có biện pháp xử lý.
+ Hướng dẫn chi tiết cách làm việc với hệ thống thông tin quản lý tài chính và kho bạc mới – TABMIS. Sử dung tốt TABMIS cơ quan tài chính, KBNN và cả các đơn vị (nếu có) để có thể khai thác và cập nhật dữ liệu nhanh chóng và đồng bộ, nắm bắt kịp thời tình hình sử dụng ngân sách tại các đơn vị dự toán, làm cho cơ sở cho việc điều hành ngân sách và tổng hợp báo cáo của các cơ quan chức năng.
+ Trong trường hợp phải điều chỉnh dự toán theo các nhóm mục chi, Phòng Tài chính và KBNN nên thẩm định và xét duyệt trong thời gian ngắn nhất để đảm bảo hoạt động thường xuyên của các nhà trường.
+ Trong khâu này cũng cần yêu cầu các trường mầm non, tiểu học, THCS
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán, sao cho việc hình thành nguồn kinh phí và sử dụng nguồn kinh phí để phải được hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác và có đầy đủ các thủ tục thanh toán trước khi gửi KBNN duyệt chi.
Quyết toán:
Công tác lập báo cáo quyết toán phải đảm bảo tính chính xác, kịp thời và thống nhất từ các đơn vị đến cơ quan cấp trên. Kèm theo các báo cáo là phần giải trình và đánh giá việc thực hiện kế hoạch và kết quả đạt được từ sử dụng nguồn kinh phí. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra những gì đã làm được và chưa làm được để đưa ra những quyết định hợp lý cho năm ngân sách tới.
+ Yêu cầu các trường mầm non, tiểu học, THCS công lập nộp đúng hạn báo cáo quyết toán lên Phòng GD&ĐT tổng hợp và gửi sang PhòngTài chính- Kế hoạch đúng hạn.
+ Phòng Tài chính- Kế hoạch phối hợp với Phòng GD&ĐT, KBNN và các ban ngành có liên quan cùng thẩm tra số liệu quyết toán của các trường mầm non, tiểu học, THCS theo đúng quy định.
+ Trong quá trình quyết toán cần xác định rõ ràng thẩm quyền, trách nhiệm xem xét duyệt quyết toán của Phòng GD&ĐT, trách nhiệm của các thủ trưởng đơn vị có liên quan.
+ Trong quá trình quyêt toán phải xuất toán các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu và thu hồi giảm chi NSNN đối với các khoản chi sai chế độ.
* Về công tác cấp phát
Để việc chấp hành dự toán NSNN chi cho Sự nghiệp giáo dục huyện Lậc Sơn được hoàn thiện, ngoài việc cần tăng cường công tác quản lý các khoản chi cũng như đổi mới cách thức chi.
Chi tiêu nội bộ trước tiên phải đảm bảo ưu tiên chi thanh toán cá nhân
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
và chi cho nghiệp vụ chuyên môn. Bố trí các khoản chi hợp lý để tránh tình trạng lấy khoản chi này để bù vào khoản chi khác. Tuỳ theo quy mô, số lượng lớp học, số học sinh, chất lượng học tập... để có hệ thống sổ sách ghi chép phù hợp và đảm bảo cho việc theo dõi quản lý được thuận tiện nhưng vẫn phải đảm bảo quy định chung của Bộ Tài chính.
Cần hạch toán rõ ràng các nguồn vốn được hưởng từ ngân sách nhà nước hay ngoài ngân sách nhà nước. Từ đó sẽ thuận lợi cho cơ quan tài chính trong việc thanh, kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí, bên cạnh đó các trường cũng có kế hoạch quản lý, chi tiêu theo đúng quy định của Nhà nước.
Tăng cường tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị trong việc phân bổ và thực hiện các nhiệm vụ chi trong năm đã được phê duyệt, hạn chế tối đa việc điều chỉnh mục chi. Xác định rõ ràng vai trò và trách nhiệm của chủ tài khoản trong quản lý tài chính của đơn vị, từ đó tạo điều kiện cho quản lý được thống nhất, thiết lập tính kỷ luật trong quản lý tài chính.
Cuối cùng, cần xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ, quy chế phối hợp phân định rõ ràng phạm vi, mức độ kiểm soát giữa KBNN với cơ quan tài chính, Phòng Giáo dục và Đào tạo trong công tác quản lý chi NSNN cũng như vấn đề trách nhiệm giải trình, các biện pháp cụ thể để điều hành ngân sách theo dự toán.
* Về công tác quản lý kiểm soát chi NSNN, yêu cầu các cơ quan kho bạc tổ chức triển khai tốt công tác công khai hoá toàn bộ các quy định về hồ sơ, thủ tục, quy trình giao dịch theo quy định của Luật NSNN và hướng dẫn của KBNN để các đơn vị, cá nhân biết rõ trách nhiệm, quyền hạn khi giao dịch với KBNN.
Định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc khi có sự thay đổi lớn về chế độ,
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
chính sách, các đơn vị KBNN tổ chức hội nghị với các đơn vị thường xuyên có quan hệ giao dịch với KBNN để phổ biến những quy định mới, đồng thời tiếp thu các ý kiến đóng góp để tiếp tục hoàn thiện các quy trình, thủ tục đặc biệt là về tổ chức công việc và thái độ phục vụ của cán bộ KBNN.Thực hiện việc cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN khi đã có đầy đủ các hồ sơ, theo đúng trình tự, thủ tục quy định; Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN, đặc biệt là các khoản chi mua sắm, sửa chữa, chi khác. Kiên quyết từ chối thanh toán bất kỳ khoản chi nào không đủ hồ sơ, thủ tục hoặc vượt định mức, đơn giá quy định. Bên cạnh đó, KBNN cần thông báo bằng văn bản cho thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN về những lý do từ chối thanh toán các khoản chi; đồng thời, chịu trách nhiệm về quyết định thanh toán các khoản chi không đúng chế độ thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của KBNN.