Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên NSNN đối với SNGD của huyện Kim Bôi

Một phần của tài liệu Quản Lý Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Cho Sự Nghiệp Giáo Dục Huyện Lạc Sơn Tỉnh Hòa Bình.pdf (Trang 40 - 43)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẠC SƠN

1.2. Một sô vấn đề lý luận về quản lý chi thường xuyên NSNN đối với sự nghiệp giáo dục của huyện Kim Bôi

1.2.5. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên NSNN đối với SNGD của huyện Kim Bôi

- Tiêu chí đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên để theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khách quan, công bằng và lượng hóa kết quả thực hiện hàng năm của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước nhằm quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước một cách hiệu quả.

- Chỉ tiêu tiết kiệm tại Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ hàng năm.

- Số kinh phí tiết kiệm được trên cơ sở so sánh số liệu quyết toán với dự toán chi thường xuyên đã được duyệt, trong đó:

- Số liệu dự toán là số kinh phí dự toán được giao trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao trong năm ngân sách.

- Số liệu quyết toán là số sau khi thực hiện chỉnh lý quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi thường xuyên NSNN đối với SNGD của huyện Kim Bôi.

* Tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước: Quốc gia nào có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nguồn thu NSNN lớn thì nguồn vốn đầu tư cho GD&ĐT sẽ cao. Ngược lại, một Quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, nguồn thu

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

NSNN hạn hẹp thì việc đầu tư ngân sách cho sự nghiệp GD&ĐT sẽ gặp nhiều khó khăn.

* Tốc độ phát triển dân số: Dân số tăng nhanh sẽ làm tăng số lượng học sinh, từ đó làm tăng số trường, lớp, giáo viên… để đảm bảo điều kiện học tập cho học sinh. Khi đó, đòi hỏi lượng NSNN chi cho sự nghiệp GD&ĐT tăng.

* Cơ chế chính sách thay đổi: Môi trường pháp lý cũng là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT.

Chẳng hạn, chính sách quy định định mức chi cũng là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát chi thường xuyên NSNN, cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành NSNN của các cấp chính quyền địa phương. Việc ban hành các định mức chi một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý chi tiêu NSNN được chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Ngoài ra, cơ chế chính sách thay đổi như tăng lương tối thiểu, cơ chế đặc thù cho sự nghiệp GD&ĐT, các chế độ phụ cấp theo lương tăng cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT.

* Năng lực quản lý và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chi chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT:

Năng lực quản lý của người lãnh đạo bộ máy chi NSNN và năng lực chuyên môn của bộ phận quản lý các khoản chi NSNN cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách cũng là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả chi NSNN. Một người lãnh đạo có năng lực, cán bộ có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu được sai lệch trong cung cấp thông tin của đối tượng sử dụng nguồn lực tài chính ngân sách, kiểm soát được toàn bộ nội dung chi, nguyên tắc chi và tuân thủ theo các quy định về quản lý nguồn tài chính ngân sách đảm bảo theo dự toán đã đề ra. Ngược lại, nếu năng lực của người lãnh đạo

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lược không phù hợp với thực tế thì việc quản lý chi tiêu nguồn lực tài chính ngân sách sẽ không hiệu quả, dễ gây tình trạng chi vượt quá thu, phân bổ chi ngân sách không hợp lý dẫn đến tình trạng thất thoát, gây lãng phí ngân sách.

* Tổ chức bộ máy quản lý chi thường xuyên NSNN: Tổ chức bộ máy quản lý chi thường xuyên NSNN và việc vận dụng quy trình nghiệp vụ quản lý vào thực tiễn của hoạt động quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT được triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt là quy trình nghiệp vụ quản lý. Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý, quyền hạn trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng bộ phận trong quá trình thực hiện từ lập, chấp hành, quyết toán và kiểm toán chi NSNN có tác động rất lớn đến quản lý chi NSNN. Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ nâng cao chất lượng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm trong quản lý. Từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý chi NSNN trên địa bàn địa phương.

* Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển GD&ĐT của đất nước:

Tùy thuộc vào số lượng cũng như tầm quan trọng của các chương trình phát triển GD&ĐT mà mức độ và số lượng NSNN dành cho chúng có sự khác nhau. Trong những năm qua chi NSNN cho chương trình mục tiêu Quốc gia về lĩnh vực GD&ĐT như chương trình kiên cố hóa trường lớp, chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học, chương trình dạy nghề nông thôn,... chiếm tỷ trọng không nhỏ trong chi NSNN. Ngoài ra, còn có các yếu tố khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chi NSNN cho GD&ĐT như: Công nghệ thông tin trong quản lý chi NSNN; Thực trạng của ngành GD&ĐT như số lượng học sinh, giáo viên ở mỗi cấp học; cơ sở vật chất của các trường,...cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Một phần của tài liệu Quản Lý Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Cho Sự Nghiệp Giáo Dục Huyện Lạc Sơn Tỉnh Hòa Bình.pdf (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)