Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẠC SƠN
1.3. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước của một số đơn vị sự nghiệp giáo dục ở một số địa phương trong nước
1.3.3. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách Nhà nước của Huyện Kim Bôi
Trong quản lý chi thường xuyên đối với Sự nghiệp giáo dục huyện Kim Bôi đã ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước, định mức phân bổ theo số học sinh và được bố trí hợp lý theo thứ tự ưu tiên từng nhóm chi, thứ tự ưu tiên thứ nhất là con người, nghiệp vụ chuyên môn, mua sắm, sửa chữa và chi khác.
Huyện Kim Bôi cũng đã tiến hành khoán biên chế và khoán chi hành
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP. Kết quả cho thấy các trường trung học phổ thông được giao khoán đã chủ động trong khai thác tối đa nguồn thu, quản lý chặt chẽ, tiết kiệm có hiệu quả ngân sách nhà nước cấp và kinh phí được chi từ nguồn thu để lại, chi thường xuyên cho bộ máy đáp ứng kịp thời, sát với dự toán giao. Thực hiện nghiêm túc việc công khai ngân sách, nhất là các quỹ đóng góp xây dựng trường, lớp học. Ủy ban nhân dân tỉnh đã thường xuyên chỉ đạo các ngành tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kịp thời uốn nắn và xử lý nghiêm túc những trường hợp chi sai, vượt chế độ, định mức của chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của nhà nước. Theo báo cáo của Kiểm toán nhà nước đối với các trường học trên địa bàn huyện Kim Bôi, đến nay chưa có phát sinh sai phạm lớn trong quá trình sử dụng ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trong công tác quản lý chi NSNN đối với giáo dục phổ thông trung học của tỉnh Hưng Yên cũng vấp phải những khó khăn, hạn chế:
- NSNN đối với giáo dục phổ thông trung học hàng năm có tăng lên nhưng nhìn chung chưa tương ứng với quy mô phát triển giáo dục. Áp dụng các định mức chi tính trên đầu học sinh do Trung ương quy định một số trường sẽ không đủ kinh phí để chi trả lương cho giáo viên.
- Dự toán chi tiết chi theo mục lục NSNN các đơn vị cơ sở lập không đáp ứng về mặt thời gian nên công tác thẩm tra, thông báo giao dự toán chi tiết theo mục lục NSNN của các các cơ quan tài chính các cấp còn chậm so với quy định, làm ảnh hưởng tới công tác chấp hành Ngân sách trong các đơn vị trực tiếp chi tiêu.
- Hàng năm chưa thực hiện được việc đánh giá tình hình chi tiêu, hiệu quả chi tiêu của các nhóm mục chi vì vậy chưa tiến hành phân tích rút kinh nghiệm cho công tác quản lý có hiệu quả hơn.
1.3.4. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ việc kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý chi thường xuyên cho Sự nghiẹp giáo dục trên địa bàn Huyện Lạc Sơn
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về chi ngân sách nhà nước và quản lý chi NSNN; kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học phổ thông, có thể rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo, vận dụng vào quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với Sự nghiệp giáo dục và Đào tạo huyện Lạc Sơn như sau:
Một là, các địa phương khác nhau có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, có phương thức tạo lập ngân sách khác nhau nhưng đều rất coi trọng cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý chi NSNN, nhất là cải cách thể chế, cơ chế quả quản lý ngân sách phù hợp với tiến trình phát triển và thông lệ quốc tế; cải tiến các quy trình, thủ tục hành chính; tập trung sử dụng có hiệu quả công cụ quản lý để bồi dưỡng nguồn thu, khai thác có hiệu quả nguồn thu ngân sách, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển; hướng quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra.
Hai là, các địa phương rất coi trọng công tác phân tích, dự báo kinh tế phục vụ cho việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô và các chính sách liên quan đến chi ngân sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện và vững chắc (vì ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương liên quan đến nhiều tổ chức; nhiều đối tượng; chịu tác động của nhiều nhân tố ảnh hưởng, đặc biệt là các chính sách vĩ mô của nhà nước).
Ba là, các địa phương đều thống nhất chỉ đạo và mạnh dạn phân cấp quản lý kinh tế đi đôi với phân cấp quản lý chi ngân sách cho Sự nghiệp giáo dục trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ, tạo điều kiện cho giáo dục trung học phổ thông phát huy được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo các quy định của pháp luật, thực hiện quản lý tài chính và sử dụng linh hoạt nguồn lực tài chính, cho phép thi hành những biện pháp tài chính cụ thể
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
Bốn là, các địa phương đều thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ, có hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho Sự giáo dục trên toàn bộ các khâu của chu trình ngân sách (từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN).
Năm là, việc triển khai các hoạt động quản lý chi ngân sách địa phương phải xuất phát từ điều kiện thực tế về kinh tế - xã hội trên địa bàn và phải liên tục hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý ngân sách theo mức độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bằng các cơ chế đặc thù, chính quyền địa phương có thể quyết định những vấn đề riêng có của mình.
Kinh nghiệm của địa phương khác là rất qúy báu, tuy nhiên, do thể chế chính trị, đặc điểm kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên và chính sách phát triển trong từng giai đoạn của từng địa phương khác nhau nên viêc vận dụng kinh nghiệm của địa phương khác phải sáng tạo, hợp lư, linh hoạt, tránh dập khuôn, máy móc.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế