Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN cho Sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu Quản Lý Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Cho Sự Nghiệp Giáo Dục Huyện Lạc Sơn Tỉnh Hòa Bình.pdf (Trang 61 - 66)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẠC SƠN TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2012-2016

2.3. Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN cho Sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình

2.3.1. Lập dự toán chi thường xuyên từ NSNN

Đây là khâu đầu tiên của chu trình quản lý chi thường xuyên NSNN, nó là nền tảng, cơ sở cho các khâu tiếp theo. Nếu khâu lập dự toán được thực hiện chính xác và có cơ sở khoa học thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các khâu tiếp theo thực hiện có hiệu quả, đặc biệt là khâu chấp hành dự toán.

Hiện nay tại tỉnh Hòa Bình nói chung và huyện Lạc Sơn nói riêng, việc lập dự toán ngân sách cho hoạt động chi thường xuyên NSNN cho giáo dục Mầm non, Tiểu học, THCS và chi chi quản lý nhà nước Phòng GD&ĐT được tiến hành như sau: Căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm kế hoạch, các hướng dẫn của các bộ ngành có liên quan về trình tự, thời gian xây dựng dự toán thu chi NSNN và chỉ thị của UBND tỉnh về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN ở địa phương, Sở Tài chính hướng dẫn các huyện, thành phố xây dựng chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực phụ trách và gửi về Sở Tài chính làm cơ sở cho việc lập dự toán.

Căn cứ vào số kiểm tra dự toán ngân sách Trung ương giao và số đã thảo luận vòng một với Bộ Tài chính, Sở Tài chính lên phương án số kiểm tra chi NSNN theo từng lĩnh vực trong đó có sự nghiệp giáo dục đồng thời, tổng hợp trình UBND tỉnh ra quyết định giao số kiểm tra và ủy quyền cho Sở Tài chính thông báo số kiểm tra dự toán ngân sách cho các đơn vị, huyện, thành phố, các ngành.

Đối với sự nghiệp giáo dục huyện Lạc Sơn, Ủy ban nhân dân huyện Lạc Sơn đã ký Quyết định số 7849/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 về việc

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

chuyển đổi các đơn vị dự toán cấp I khối giáo dục trực thuộc huyện thành đơn vị dự toán cấp II và thành lập mới đơn vị dự toán cấp II trực thuộc đơn vị dự toán cấp I Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lạc Sơn. Vì thế, việc lập dự toán ngân sách cho các trường cũng có sự khác biệt:

Sau khi Phòng Giáo dục nhận được quyết định giao dự toán thu, chi NSNN của Ủy ban nhân dân huyện, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lạc Sơn phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp thẩm tra dự toán và giao dự toán đến các đơn vị trường theo định mức phân bổ của HĐND huyện Lạc Sơn.

Nghị quyết số 157/2010/NQ-HĐND ngày 02/11/2010 của HĐND tỉnh Hòa Bình về ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011 và các năm tiếp theo thời kỳ ổn định ngân sách củ thể:

Định mức phân bổ ngân sách chi quản lý hành chính Nhà nước, Đảng đoàn thể, cán bộ, công chức, viên chức SNGD phân bổ: 18 triệu đồng/biên chế/năm ( Tính theo mức lương tối thiểu chung 730.000 đồng/tháng ).

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

2.3.2. Chấp hành dự toán chi thường xuyên từ NSNN

Đây là khâu quan trọng nhất trong chu trình quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiêp giáo dục, là khâu quyết định đến việc biến các chỉ tiêu trong dự toán ngân sách kế hoạch thành hiện thực. Việc tổ chức thực hiện dự toán bao gồm các công việc: phân phối, cấp phát vốn NSNN cho các đơn vị đồng thời kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng kinh phí của hệ thống giáo dục thuộc Phòng GD&ĐT huyện quản lý.

Công tác điều hành, cấp phát ngân sách cho sưn nghiệp giáo dục nói chung và các trường Mầm non, tiểu học, THCS nói riêng trên địa bàn huyện được thực hiện như sau:

Ở cấp huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho UBND huyện Lạc Sơn điều hành và cấp phát kinh phí trực tiếp cho đơn vị trường mầm non, tiểu học, THCS.

Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao trong năm, các trường lập dự toán chi phân theo quý, chi tiết theo 4 nhóm mục chi: chi thanh toán cá nhân, chi hoạt động chuyên môn, chi mua sắm sửa chữa, chi khác... gửi cơ quan tài chính thẩm định. Cơ quan tài chính thông báo nội dung sau khi thẩm định cho đơn vị đồng gửi Kho bạc Nhà nước để kiểm soát chi. Các trường mầm non, tiểu học, THCS được quyền chủ động sử dụng nguồn kinh phí theo quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/4/2009 về hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo để thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. Với cơ chế điều hành như trên, việc cấp phát kinh phí cho các trường Mầm non, tiểu học, THCS được thực hiện như sau:

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Đầu năm, căn cứ dự toán chi tiết theo từng nhiệm vụ đã được cơ quan có thẩm quyền giao, Phòng GD&ĐT huyện phối hợp với PhòngTài chính - Kế hoạch huyện, tiến hành phân bổ dự toán đến tài khoản dự toán cấp 4 cho đơn vị. Đơn vị tiến hành rút dự toán tại KBNN theo chứng từ chi thực tế hoặc rút tạm ứng dự toán. KBNN có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, chính xác và hợp lệ của chứng từ. Hàng quý, đơn vị lập bản đối chiếu số rút dự toán gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, xác nhận, đồng gửi KBNN huyện kiểm soát.

Đây là khâu quan trọng nhất trong chu trình quản lý chi thường xuyên NSNN cho Sự nghiệp giáo dục, là khâu quyết định đến việc biến các chỉ tiêu trong dự toán ngân sách kế hoạch thành hiện thực. Việc tổ chức thực hiện dự toán bao gồm các công việc: phân phối, cấp phát vốn NSNN cho các đơn vị đồng thời kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng kinh phí của hệ thống giáo dục trong toàn tỉnh trong đó có huyện Lạc Sơn.

2.3.3. Quyết toán chi thường xuyên NSNN

Quyết toán là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý chi NSNN, được tiến hành trên cơ sở xem xét, phân tích các khoản chi trong báo cáo quyết toán của đơn vị để xác định các khoản chi đúng dự toán, đúng chính sách chế độ của Nhà nước. Công tác này có tác dụng tăng cường kỷ luật tài chính, kế toán, ngăn ngừa và có biện pháp xử lý kịp thời các hiện tượng vi phạm chế độ chính sách tài chính. Làm tốt khâu quyết toán tại đơn vị sẽ giúp cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chính tổng hợp quyết toán ngân sách được đầy đủ, chính xác hơn.

Công tác quyết toán các khoản chi ngân sách tại các trường mầm non, tiểu học, THCS trênđịa bàn huyện Lạc Sơn được tiến hành theo một trình tự chung, đó là: Các đơn vị dự toán cấp dưới lập báo cáo quyết toán gửi đơn vị dự toán cấp trên và cơ quan tài chính đồng cấp để xét duyệt và tổng hợp. Báo

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

cáo quyết toán phải lập đúng theo biểu mẫu, đúng thời gian, đúng biểu mẫu quy định tại Thông tư số 01/2007/TT-BTC ngày 02/01/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và Ngân sách các cấp. Cơ quan tài chính có trách nhiệm thẩm tra và thông báo phê duyệt quyết toán cho đơn vị, đồng thời tổng hợp vào quyết toán chi ngân sách địa phương.

Một phần của tài liệu Quản Lý Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Cho Sự Nghiệp Giáo Dục Huyện Lạc Sơn Tỉnh Hòa Bình.pdf (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)