CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ
3.4. Thực trạng hiệu quả nhập khẩu máy bơm từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH Ecoba Công nghệ môi trường
3.4.2. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu phản ánh một cách khái quát hiệu quả sử dụng các nguồn lực của công ty trong quá trình kinh doanh nhập khẩu. Chỉ tiêu này bao gồm tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu nhập khẩu và tỷ suất lợi nhuận trên chi phí nhập khẩu. Mỗi một chỉ tiêu lại phản ánh mức độ hiệu quả nhập khẩu khác nhau, qua đó sẽ mang lại cho ta cái nhìn cụ thể về hiệu quả nhập khẩu. Để có thể đánh giá chính xác tình hình hiệu quả nhập khẩu của Công ty TNHH Ecoba Công nghệ môi trường, bài nghiên cứu cũng sẽ đi theo hướng tìm hiểu và đánh giá trên các chỉ tiêu này.
3.4.2.1. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu nhập khẩu
Giai đoạn 2020-2022, ta có thể thấy kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu máy bơm của công ty TNHH Ecoba Công nghệ môi trường có sự tăng trưởng với những kết quả khả quan, tuy nhiên sự tăng trưởng không đều qua các năm. Cụ thể, về doanh thu nhập khẩu, doanh thu từ hoạt động cung cấp hàng hóa nhập khẩu của Công ty có xu hướng tăng khi năm 2020, doanh thu nhập khẩu đạt 23,854 tỷ VNĐ, con số
này đã tăng lên thành 25,446 tỷ VNĐ (tăng 6,7%) và năm 2022 đạt 29,468 tỷ VNĐ (tăng 15,8%). Sở dĩ có những con số tăng trưởng không đều như vậy là do sự tác động của yếu tố khách quan như đại dịch Covid-19 khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị trì trệ, hoạt động kinh doanh nhập khẩu máy bơm của công ty cũng không tránh khỏi những gián đoạn. Tuy nhiên, doanh thu nhập khẩu của công ty vẫn luôn đạt mức tăng trưởng dương, đây quả là tín hiệu đáng mừng chứng tỏ uy tín và vị thế của công ty vẫn luôn vững vàng trên thị trường sau 10 năm phát triển, và sự ổn định trước những khó khăn đại dịch.
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu nhập khẩu phản ánh cứ một đồng doanh thu từ kinh doanh nhập khẩu thì thu được bao nhiêu đồng về lợi nhuận nhập khẩu. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn càng lớn, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Đơn vị: %
Hình 3.4: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu nhập khẩu của Công ty TNHH Ecoba Công nghệ môi trường giai đoạn 2020-2022
Giai đoạn 2020-2022, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu nhập khẩu của công ty có chiều hướng tăng liên tục, tuy nhiên mức độ tăng không đồng đều giữa các năm. Trong năm 2020, với tình hình dịch Covid kéo dài và tình trạng cấm biên phía bên Trung Quốc chia thành nhiều đợt cùng giãn cách xã hội ở nước ta, hàng hóa không thể đưa về kho khiến cho khách hàng không thể nhận được hàng nên việc thanh toán bị chậm trễ dẫn đến doanh thu tăng trưởng chậm. Do vậy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu nhập khẩu ở giai đoạn 2020-2021 chưa được cao, năm 2020 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
8.6
9.8
13
0 2 4 6 8 10 12 14
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
nhập khẩu đạt 8,6%, sang năm 2021 tỷ suất này có tăng hơn so với năm 2020 nhưng mức tăng không đáng kể, tăng 1,2% (từ 8,6% năm 2020 lên 9,8% năm 2021).
Năm 2022, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu nhập khẩu đã có sự tăng trưởng vượt bậc lên 13%. Theo đó, cứ 100 đồng doanh thu nhập khẩu thì thu được 13 đồng lợi nhuận nhập khẩu. Đây là mức tỷ suất cao nhất kể từ khi công ty thành lập đến nay, nguyên nhân cũng bởi năm 2022, tình hình dịch ở nước ta đã ổn định hơn, tạo điều kiện cho việc vận chuyển và lưu thông hàng hóa, việc kiểm tra ở hải quan cũng được đẩy nhanh nên việc nhập khẩu của công ty cũng có nhiều thuận lợi dẫn đến lợi nhuận sau thuế đạt mức cao. Tuy những tháng cuối năm 2022, dịch bùng phát tại Trung Quốc, các cửa khẩu đã có những đợt đóng cửa dài ngày cùng với giãn cách xã hội tại Trung Quốc nhưng vươn lên trên dịch bệnh, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu nhập khẩu của công ty đã tăng trưởng mạnh mẽ.
3.4.2.2. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên chi phí nhập khẩu
Về chi phí nhập khẩu, mặc dù doanh thu nhập khẩu của công ty đạt được hàng năm ở mức cao nhưng chi phí để thực hiện hoạt động nhập khẩu của công ty cũng rất lớn. Năm 2020, chi phí nhập khẩu tăng mạnh so với năm 2019. Nguyên nhân do trong năm này, dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh tại cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc khiến việc mua bán và vận chuyển hàng hóa khó khăn. Trung Quốc giãn cách xã hội làm cho nhiều nhà máy, công ty đóng cửa, công nhân nghỉ làm nên giá hàng hóa nhập khẩu tăng mà giá mua hàng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí nhập khẩu.
Bên cạnh đó, dịch bệnh nên một số biên giới, cửa khẩu cũng đóng cửa dẫn đến chi phí vận chuyển cao, cùng với phí bến bãi, lưu kho tăng do hàng hóa không được thông quan… Ngoài nguyên nhân khách quan làm tăng chi phí còn có nguyên nhân chủ quan đó là cách thức quản lý chưa hợp lý, việc bố trí tổ chức còn nhiều bất cập. Điều đáng quan tâm là các khoản chi phí như lương cho CBNV ngày càng tăng, chi phí tiếp khách, điện nước không được sử dụng hợp lý, các chi phí này càng lớn càng làm giảm hiệu quả kinh doanh. Tất cả những ảnh hưởng đó làm tăng tổng chi phí nhập khẩu của công ty.
Sang đến năm 2021 và năm 2022, khi dịch bệnh ổn định hơn, các loại chi phí không tăng quá mạnh thì chi phí nhập khẩu của công ty vẫn tăng nhưng mức tăng này chủ yếu là do số lượng hàng hóa nhập khẩu gia tăng, cụ thể là năm 2021 chi phí nhập
khẩu là 22,731 tỷ VNĐ và năm 2022 là 25,045 tỷ VNĐ. Ngoài ra, đối với mặt hàng máy bơm, công ty thực hiện hoạt động nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất của Trung Quốc, chính vì vậy mà đã giảm được chi phí nhập khẩu đáng kể khi không phải bỏ thêm chi phí cho ủy thác, giúp gia tăng lợi nhuận nhập khẩu.
Trong hoạt động nhập khẩu, công ty cần phải tính đến lợi ích và hiệu quả nhập khẩu để xem xét, điều chỉnh việc nhập khẩu. Muốn vậy, công ty cần phải tính toán xem nếu một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hay nói cách khác, công ty cần tính đến chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên chi phí nhập khẩu. Chỉ tiêu này phản ánh mối liên hệ giữa lợi nhuận đạt được và chi phí bỏ ra cho hoạt động nhập khẩu. Làm cho chỉ tiêu này càng cao thì lợi nhuận công ty càng nhiều, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu càng lớn.
Đơn vị: %
Hình 3.5: Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí khẩu của Công ty TNHH Ecoba Công nghệ môi trường giai đoạn 2020-2022
Giai đoạn 2020-2022, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí nhập khẩu của công ty có xu hướng tăng liên tục. Trong năm 2020, tỷ suất này đạt 9,5% tức là cứ 100 đồng chi phí nhập khẩu bỏ ra thì công ty thu về 9,5 đồng lợi nhuận. Năm 2020 thực sự là một năm đầy khó khăn, thử thách đối với hoạt động nhập khẩu công ty khi mà chi phí bỏ ra nhiều nhưng lợi nhuận đạt được lại không cao khiến cho tỷ suất lợi nhuận trên chi phí nhập khẩu thấp. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là chi phí cho nhập khẩu tăng lên, nhiều cửa khẩu ngừng hoạt động, các nhà máy bên Trung Quốc cũng ngừng sản
9.5
10.9
15.2
0 2 4 6 8 10 12 14 16
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
xuất khiến giá cả hàng hóa tăng cao hơn mà việc nhập khẩu cũng khó khăn hơn. Tình trạng hàng hóa khan hiếm đã khiến cho chi phí nhập khẩu mặt hàng này tăng cao. Năm 2021, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí nhập khẩu tăng nhưng mức tăng không đáng kể (tăng từ 9,5% năm 2020 lên 10,9% năm 2021), nghĩa là cứ 100 đồng chi phí nhập khẩu thì thu về 10,9 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do trong năm 2021, chi phí nhập khẩu của công ty vẫn ở mức cao mà doanh thu so với năm 2020 lại tăng ở mức thấp dẫn đến lợi nhuận thu về tăng trưởng thấp.
Sang đến năm 2022 cũng tiếp tục đà tăng trưởng, khi mà tỷ suất lợi nhuận trên chi phí nhập khẩu đạt 15,2%, tăng 4,3% so với năm 2021. Xét theo chỉ tiêu này có thể thấy hiệu quả nhập khẩu của công ty đã tăng rõ rệt. Lý giải là do trong năm 2022, tình hình dịch bệnh ổn định hơn nên chi phí công ty phải bỏ ra cho hoạt động nhập khẩu như chi phí vận chuyển, bến bãi lưu kho, giá trị nhập khẩu thấp hơn... Ngoài ra do công ty đã có kinh nghiệm trong việc ứng phó với những biến động của thị trường nên hoạt động nhập khẩu của công ty đã hiệu quả hơn. Đây là một điểm mạnh mà công ty cần phát huy để cải thiện tình hình kinh doanh nhập khẩu sau đại dịch.
Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu nhập khẩu và tỷ suất lợi nhuận trên chi phí nhập khẩu của công ty trong giai đoạn này có sự tăng trưởng nhưng so với các công ty cùng ngành thì đây vẫn là con số khá khiêm tốn và vẫn chưa đạt được kỳ vọng như BGĐ đã đề ra. Ngoài những nguyên nhân khách quan như đã nêu trên thì nguyên nhân chủ quan là do kinh doanh nhập khẩu không phải hoạt động SXKD chính đem lại lợi nhuận cho công ty nên tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu của công ty ở mức thấp cũng là điều dễ hiểu.