Định hướng nâng cao hiệu quả nhập khẩu máy móc thiết bị từ thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu máy móc thiết bị từ thị trường trung quốc của công ty tnhh ecoba công nghệ môi trường (Trang 63 - 66)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ

4.1. Định hướng nâng cao hiệu quả nhập khẩu máy móc thiết bị từ thị trường

4.1.1. Dự báo nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị từ thị trường Trung Quốc sang thị trường Việt Nam.

Hàng năm, Việt Nam tiêu tốn vài chục tỷ USD để nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng phục vụ nhu cầu sản xuất, khai thác, đầu tư xây dựng, từ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, cho tới xây dựng, giao thông, khai thác mỏ… Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến giữa tháng 3/2023, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 7,34 tỷ USD các mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác. Năm 2022, tổng giá trị nhập khẩu nhóm hàng này lên tới 45,19 tỷ USD. Trong đó, chỉ riêng nhóm máy móc, thiết bị phục vụ cho ngành xây dựng, trung bình mỗi năm Việt Nam phải chi khoảng 5-6 tỷ USD để nhập khẩu.

Theo ông Tống Văn Nga, Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam: “Chịu ảnh hưởng không nhỏ của đại dịch, nhưng trong năm 2022, ngành xây dựng vẫn đạt tăng trưởng 8-8,5%. Tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc ước đạt 41,7% (tăng 1,2% so với năm 2021) đồng nghĩa với sự sôi động của thị trường máy móc, thiết bị nhằm phục vụ cho đầu tư xây dựng các công trình, dự án”. Trong xu thế phát triển và cạnh tranh quốc tế ngay tại thị trường nội địa, các nhà thầu trong nước đã có sự chuyển mình về nhiều mặt thông qua đầu tư công nghệ, thiết bị, máy móc để nâng cao năng lực thi công và quản lý. Sự phát triển của công nghệ, thiết bị giúp doanh nghiệp xây dựng nâng cao tính hiệu quả và chính xác trong thi công, tiết kiệm vật tư, nhiên liệu, số lượng và chi phí nhân công.

Theo các chuyên gia, nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị được dự báo sẽ tiếp tục tăng, dự kiến mức chi nhập khẩu máy móc, thiết bị trong năm 2023 sẽ tăng 3 - 6%

so với năm 2022 và sẽ tăng mạnh hơn trong giai đoạn sau. Trong đó, nhu cầu nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị mới cho ngành xây dựng dự báo sẽ tiếp tục tăng để đạt mục tiêu tăng trưởng của ngành vào khoảng 6,5% trong năm 2023. Trong những năm tiếp theo, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang có nhiều dấu hiệu nhập khẩu nhiều máy móc, thiết bị để đầu tư, cùng với đó là hoạt động lắp ráp, gia công cũng

tăng mạnh. Đặc biệt là khối doanh nghiệp nội đang gia tăng nhập khẩu máy móc phục vụ sản xuất thời hậu Covid-19 nên dự báo kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.

4.1.2. Định hướng phát triển của Công ty

Mỗi năm, Công ty TNHH Ecoba Công nghệ môi trường luôn tổ chức một cuộc họp báo cáo thường niên để tổng kết kết quả kinh doanh của công ty cũng như chỉ ra những thành tựu đã đạt được và những mặt hạn chế còn tồn tại cần khắc phục, đồng thời rà soát hoạt động của các phòng ban nhằm đưa ra các phương hướng cho giai đoạn tiếp theo. Theo văn bản báo cáo thường niên năm 2022, một số định hướng phát triển chung của công ty trong năm 2023 được thống nhất như sau:

- Tiếp tục kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được trong những năm qua, công ty vẫn tiếp tục giữ vững hoạt động kinh doanh, chủ động, tích cực tìm kiếm các cơ hội đầu tư trong và ngoài nước, phát triển kinh doanh mặt hàng thế mạnh là máy móc thiết bị phục vụ xử lý nước. BGĐ đã phân công các thành viên tăng cường giám sát, chỉ đạo các hoạt động đấu thầu, kinh doanh, đảm bảo an toàn tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, công ty tập trung điều hành hoạt động kinh doanh hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao uy tín, đảm bảo cung cấp sản phẩm chất lượng đến khách hàng.

- Đề ra các biện pháp cân đối các chỉ tiêu phục vụ cho mục đích kinh doanh, phù hợp với đặc thù của thời kỳ mới cũng như phối hợp hiệu quả với các cơ quan kiểm toán để đảm bảo thời gian báo cáo minh bạch, chính xác các hoạt động. Tập trung công tác quản lý các nguồn lực công ty, quản trị các rủi ro trong hoạt động kinh doanh, hoàn thiện các quy định phù hợp với luật pháp hiện hành.

- Song song với việc triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh, truyền thông, phát triển thương hiệu, BGĐ tiếp tục tập trung vào công tác quản trị nhân sự, đầu tư công nghệ thông tin, nâng cao quản trị rủi ro về pháp lý, kiểm soát nội bộ, không ngừng chỉ đạo sát sao trong công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động.

- Năm 2023, BGĐ định hướng tiếp tục duy trì tăng trưởng bền vững, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác điều hành, đẩy mạnh việc tăng trưởng doanh thu và hiệu quả, nâng cao tính chuyên nghiệp và hợp tác nội bộ, khẳng định thương hiệu, chất lượng dịch vụ và hàng hóa của công ty cung cấp.

- Căn cứ vào thực tế hoạt động của các kỳ kinh doanh trước, căn cứ sự nghiên cứu và dự báo của thị trường trong năm 2023, căn cứ vào các xu hướng điều tiết vĩ mô, công ty đề ra các chỉ tiêu cho năm 2023 cụ thể như sau:

Bảng 4.1: Các chỉ tiêu đề ra cho năm 2023 của Công ty TNHH Ecoba Công nghệ môi trường

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Chỉ tiêu Đạt

Tổng doanh thu 515

Lợi nhuận trước thuế 34

Lợi nhuận sau thuế 28

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2022 của Công ty 4.1.3. Định hướng nâng cao hiệu quả nhập khẩu máy móc thiết bị từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH Ecoba Công nghệ môi trường.

● Về mặt hàng nhập khẩu:

- Tiếp tục tập trung sức lực cho công tác nhập khẩu máy móc thiết bị, không để ảnh hưởng đến các hợp đồng đã ký, ảnh hưởng tới kế hoạch tăng trưởng của công ty.

- Đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh nhập khẩu, bên cạnh đó tiếp tục xem mặt hàng máy móc thiết bị là mặt hàng chủ lực của công ty và cần phải phát triển hơn nữa mặt hàng này.

● Về thị trường nhập khẩu:

- Đối với các mặt hàng quen thuộc, nhập khẩu thường xuyên cần tiếp tục xây dựng và giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của công ty, đặc biệt là các mặt hàng yêu cầu số lượng lớn.

- Đối với các mặt hàng mới chưa từng nhập khẩu hoặc đã nhập khẩu với số lượng ít, cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường nhập khẩu, tích cực chủ động tìm kiếm các nhà cung cấp để đa dạng hơn thị trường cung cấp với mức giá ưu đãi nhất.

● Về hình thức nhập khẩu:

Tổ chức thật tốt các bước trong quy trình nhập khẩu, tập trung vào các bước công ty có ưu thế như tìm kiếm nhà cung cấp, đàm phán hợp đồng.... Lựa chọn hình thức nhập khẩu phù hợp với từng mặt hàng cũng như tình hình của công ty.

● Về thị trường tiêu thụ nhập khẩu:

Mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm, ngoài các nhà thầu phụ, các công trình cần bảo trì thì có thể cung cấp cho các công ty cùng ngành.

● Về phát triển nhân lực:

- Tạo môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo cho cán bộ nhân viên có mức thu nhập ổn định, có mức lương thưởng xứng đáng. Đồng thời tổ chức các đợt thi đua nhằm động viên toàn thể cán bộ công nhân viên tích cực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ công việc cũng như có các biện pháp phạt hoặc kỷ luật đối với nhân viên không hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Bổ sung nhân viên có trình độ chuyên môn XNK và ngoại ngữ cao, đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung, đồng thời có chương trình đào tạo, rèn luyện cho nhân viên mới để nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc của công ty nhằm nâng cao hiệu quả làm việc.

● Về quy chế kinh doanh nhập khẩu:

- Khẩn trương nghiên cứu, soạn thảo và ban hành quy chế kinh doanh theo từng hợp đồng, đến từng phòng nghiệp vụ để tạo điều kiện thúc đẩy, đảm bảo hiệu quả hoạt động nhập khẩu. Giao các phòng nghiệp vụ nhập khẩu phối hợp với các các phòng ban khác để xây dựng quy chế kinh doanh nhập khẩu.

- Sửa đổi quy chế, chức năng nhiệm vụ các đơn vị trong công ty phù hợp với tình hình mới.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu máy móc thiết bị từ thị trường trung quốc của công ty tnhh ecoba công nghệ môi trường (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)