CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ
4.3. Một số kiến nghị
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống luật pháp liên quan đến thủ tục xuất nhập khẩu:
Ngày nay, hệ thống pháp luật liên quan đến thương mại của Việt Nam đã có nhiều thay đổi phù hợp với thông lệ quốc tế, tuy nhiên vẫn có nhiều điểm chưa hợp lý, gây trở ngại cho các doanh nghiệp tham gia nhập khẩu. Vì vậy, trong thời gian tới Nhà nước cần có những biện pháp hoàn thiện hơn nữa về hệ thống pháp luật nhằm tạo ra
một hành lang pháp lý đầy đủ, công bằng và thông thoáng nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ trong quản lý, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động nhập khẩu.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hơn nữa các thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, ban hành các hướng dẫn chi tiết về làm thủ tục hải quan. Đồng thời Nhà nước nên ban hành các văn bản pháp luật mang tính đồng bộ, tránh chồng chéo lên nhau để làm cơ sở luật pháp ngày càng rõ ràng hơn, tạo môi trường kinh doanh minh bạch hơn, giúp doanh nghiệp giảm thời gian, chi phí và những tổn thất do việc không am hiểu về luật pháp gây ra. Giữa Bộ Công thương và Tổng Cục Hải quan cần có sự thống nhất với nhau trong việc quản lý nhập khẩu.
Thứ hai, bổ sung hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu: Thuế là một công cụ điều tiết quan trọng của Nhà nước, chính sách thuế xuất nhập khẩu của nước ta hiện nay đã và đang phát huy vai trò tích cực của nó trong việc thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Nhưng để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì chính sách về thuế xuất nhập khẩu đưa ra phải bình đẳng, không để tình trạng phân biệt đối xử giữa các đơn vị kinh doanh. Chính sách xuất nhập khẩu phải được hoàn thiện theo xu hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực, cụ thể là việc hạ thấp hàng rào thuế quan mậu dịch của khu vực tự do mậu dịch Đông Nam Á (AFTA), của tổ chức thương mại quốc tế (WTO).... Nhà nước cũng cần phải xem xét và xây dựng lại biểu thuế xuất nhập khẩu cho phù hợp hơn với mặt bằng giá quốc tế. Ngoài ra, Nhà nước cần phải có một số chính sách cụ thể hơn nữa trong việc sử dụng cũng như hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các loại thuế nhập khẩu đối với từng mặt hàng.
Thứ ba, tăng cường quản lý ngoại tệ: Về chính sách quản lý ngoại tệ, hiện nay chủ trương của Nhà nước là đẩy mạnh xuất khẩu nên tỷ giá hối đoái thường được điều hành theo hướng có lợi cho hoạt động xuất khẩu. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh nhập khẩu cũng đóng góp phần quan trọng không kém trong việc bổ sung, cân đối các mặt hàng trong nước còn thiếu hụt, duy trì năng lực sản xuất. Vì thế, Nhà nước cần có các biện pháp điều hành tỷ giá một cách hợp lý, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và công bằng cho tất cả các doanh nghiệp. Ngoài ra, công tác quản lý ngoại tệ cần phải có quy chế quản lý ngoại tệ để bảo đảm một quy chế phân bố hợp lý cho các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu, tránh tình trạng doanh nghiệp cần thì không có, doanh nghiệp chưa cần thì lại được phân bố gây tình trạng lãng phí.
Thứ tư, mở rộng hơn nữa quan hệ kinh tế đối ngoại với các quốc gia và các tổ chức trên thế giới: Nhà nước cần tiếp tục duy trì và mở rộng hơn nữa quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa dạng hoá và đa phương hoá. Trên cơ sở đó xác định đúng đắn các khu vực, thị trường trọng điểm có lợi cho sự phát triển hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Nhà nước cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước trực tiếp có quan hệ thương mại với các doanh nghiệp ở thị trường nước ngoài, giúp đỡ các công ty tiếp cận với thị trường quốc tế để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất nhập khẩu.
Thứ năm, về quản lý thị trường: Trong thời gian qua khâu quản lý thị trường có nhiều lỏng lẻo và bỏ trống, hiện tượng hàng giả, hàng lậu có xu hướng tăng mạnh, do đó gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật, và gây tổn thất lớn cho Nhà nước, ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng, sinh ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh. Do đó, Nhà nước cần phải có biện pháp cứng rắn trong khâu quản lý thị trường, tăng cường kiểm tra kiểm soát nhằm ngăn chặn hàng giả, hàng lậu;
phân công phân cấp hợp lý để tránh tình trạng hoạt động chồng chéo hoặc bỏ trống, gây khó khăn cho các chủ thể kinh tế, đồng thời kiên quyết xử lý các trường hợp sai phạm.
Thứ sáu, hỗ trợ thông tin thị trường: Thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng, nó ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc cung cấp thông tin về thị trường, giá cả từng loại mặt hàng, nguồn hàng nếu không được đáp ứng về chất lượng thông tin và không đáp ứng được thời gian cung cấp làm cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp phải không ít khó khăn. Do đó, Nhà nước cần có chính sách để hỗ trợ cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp về thị trường trong nước cũng như nước ngoài để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu luôn nắm bắt được nhu cầu các mặt hàng cũng như những biến động trên thị trường thế giới, từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra các giải pháp thích hợp tạo ra các cơ hội và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, Nhà nước cần hình thành hệ thống các đơn vị tư vấn kỹ thuật và nghiệp vụ ngoại thương trong nước... để thông qua đó tận dụng mọi khả năng, năng lực ngoại thương của các chuyên gia giúp cho
doanh nghiệp có thêm nguồn thông tin và trình độ để lựa chọn phương án kinh doanh có hiệu quả nhất. Cần hình thành thêm các nguồn cung cấp thông tin chuyên ngành, giới thiệu về thị trường, về hàng hoá... một cách thường xuyên hơn bảo đảm cho sản phẩm ứng đủ yêu cầu thông tin cho nền kinh tế và cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
KẾT LUẬN
Từ khi thành lập đến nay, công ty đã không ngừng nâng cao, phát triển về mọi mặt để có thể vươn xa ra tầm thế giới, kiếm thêm lợi nhuận đồng thời mở rộng thị trường, khẳng định vị thế của doanh nghiệp Việt nhưng những hạn chế còn tồn tại đã phần nào cản bước công ty trước khi chạm đến mục tiêu. Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn có đề xuất một số giải pháp cơ bản bao gồm những giải pháp, kiến nghị với doanh nghiệp, Nhà nước và các bộ, ban, ngành có liên quan để nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu máy móc thiết bị từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH Ecoba Công nghệ môi trường, đặc biệt là trong điều kiện trong và sau đại dịch Covid- 19. Việc nghiên cứu đề tài là tương đối khách quan, do đó em hy vọng có thể cung cấp cái nhìn cụ thể nhất để đóng góp một phần vào việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty từ thị trường đầy tiềm năng này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Ecoba Công nghệ môi trường năm 2020, 2021, 2022.
2. Báo cáo tình hình nhập khẩu của Công ty TNHH Ecoba Công nghệ môi trường năm 2020, 2021, 2022.
3. Báo cáo thường niên năm 2022 của Công ty TNHH Ecoba Công nghệ môi trường.
4. Phòng hậu cần, tài chính kế toán, tài chính nhân sự của Công ty TNHH Ecoba Công nghệ môi trường.
5. PGS. TS. Doãn Kế Bôn (2019), Giáo trình Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, NXB Chính trị hành chính.
6. Luật thương mại Việt Nam, năm 2005, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
7. Thế Hải (2023), Thị trường máy móc xây dựng hút nhà cung cấp ngoại, Đầu tư online.
8. Nguyễn Thị Mỹ Hải (2018), khóa luận “Nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị vệ sinh từ thị trường Trung Quốc của công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Quốc tế HHG”, trường Đại học Thương mại.
9. Đào Thùy Dương (2019), khóa luận “Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu máy móc thiết bị từ thị trường Trung Quốc của Công ty CP Thương mại quốc tế Việt Trí”, trường Đại học Thương Mại.
10. Các website:
https://www.customs.gov.vn/
https://trendeconomy.com/
https://www.ecobaent.vn/en/
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BỘ MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc
*********** ***********
THƯ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Quốc Cường
Đơn vị công tác: BM Kinh tế quốc tế - Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - ĐHTM Họ và tên sinh viên: Đỗ Diệu Linh
Mã sinh viên: 19D260030 Lớp: K55EK1
Tên đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu máy móc thiết bị từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH Ecoba Công nghệ môi trường”
Đơn vị thực tập: Công ty TNHH Ecoba Công nghệ môi trường
Sau quá trình hướng dẫn, tôi có nhận xét về sinh viên Đỗ Diệu Linh như sau:
1. Quá trình thực hiện luận án của sinh viên:
(Đánh giá năng lực thực hiện; mức độ cố gắng và nghiêm túc trong công việc; mức độ hoàn thành khóa luận theo yêu cầu....)
...
...
...
2. Chất lượng của khóa luận:
(Đánh giá về hình thức, kết cấu, tính cấp thiết, phương pháp nghiên cứu, đánh giá thực trạng, giải pháp...)
...
...
...
...
3. Kết luận: