Một số nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa của

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường hàn quốc của công ty cổ phần may xuất khẩu đại đồng (Trang 23 - 26)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP

2.3. Một số nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa của

Để phát triển mạnh mẽ hơn trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp luôn tìm cách để nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa của mình. Việc nắm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa sẽ giúp doanh hiểu rõ hơn và có những giải pháp thiết thực để củng cố vị thế của mình trên thị trường.

Có thể chia các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp làm hai nhóm: các nhân tố bên trong doanh nghiệp và các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.

2.3.1. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Môi trường kinh tế

Có thể thấy các yếu tố kinh tế thuộc môi trường vĩ mô là nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp, tuy nhiên có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất. Một nền kinh tế ổn định là cơ sở của một nền tài chính quốc gia ổn định, tiền tệ ổn định và lạm phát kiểm soát được. Nền kinh tế phát triển cùng với các yếu tố kinh tế vĩ mô sẽ tạo nên các cơ hội tốt cho doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, từ đó khả năng cạnh tranh của sản phẩm tăng lên. Tóm

23

lại, đây chính là yếu tố thúc đẩy kích cầu, tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất và kinh doanh sản phẩm của doanh nghiệp nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung.

Môi trường văn hóa – xã hội

Văn hóa là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến thương mại quốc tế. Sự khác biệt về văn hóa sẽ gây nhiều hạn chế cho hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, công ty cần phải tìm hiểu và nắm rõ sự khác biệt trong văn hóa của đối tác.

Sự khác biệt về ngôn ngữ: Đến từ hai quốc gia khác nhau, sử dụng hai ngôn ngữ khác nhau khiến cho việc giao dịch giữa công ty và đối tác nước ngoài có nhiều cản trở.

Khác biệt về thời gian: nằm ở hai múi giờ khác nhau nên có sự chênh lệch về thời gian. Bên cạnh đó, thời gian nghỉ lễ của hai nước cũng có nhiều khác biệt gây nên sự chậm trễ, gián đoạn trong quá trình làm việc.

Khác biệt về thẩm mỹ: Mỗi quốc gia lại có những thẩm mỹ về thời trang và làm đẹp riêng tùy theo phong tục tập quán cùng thời tiết khí hậu,... Bởi vậy mà tìm hiểu về quan niệm thẩm mỹ cũng như phong tục tập quán của một quốc gia trước quyết định xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước đó là vô cùng quan trọng.

Môi trường chính trị – pháp luật trong nước và quốc tế

Chế độ chính sách, pháp luật của nhà nước là những yếu tố mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu buộc phải nắm rõ và tuân thủ một cách vô điều kiện vì chúng thể hiện ý chí của lãnh đạo mỗi nước, sự thống nhất chung của quốc tế. Hoạt động xuất khẩu được tiến hành giữa các chủ thể của các quốc gia khác nhau, do đó nó chịu sự tác động của chế độ chính sách luật pháp không chỉ trong nước mà còn chịu sự ràng buộc của chính sách, luật pháp của nước đối tác.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với đối thủ trong nước mà còn với đối thủ nước ngoài. Chính vì vậy, môi trường chính trị và kinh tế thế giới cũng rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Sự ổn định hoặc bất ổn định về chính trị hay kinh tế ở mỗi quốc gia, cùng với các chính sách ưu đãi hoặc hạn chế của chính phủ nước đó đối với một lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nào đấy đều ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận

24

thị trường và khả năng cạnh tranh của các doanh nhiệp nước ngoài muốn xâm nhập thị trường và làm ăn với đối tác tại thị trường đó.

Môi trường kinh doanh quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế thông qua tham gia ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương là một điều tất yếu. Những thay đổi về môi trường quốc tế có ảnh hưởng lớn đến khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước cũng như áp lực cạnh tranh đối với hàng hóa. Do vậy, môi trường kinh doanh quốc tế vừa tạo cơ hội để hàng hóa có thể được tiêu thụ trong thị trường rộng lớn, áp lực cạnh tranh khiến việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa được đẩy mạnh, mặt khác cũng tạo ra những thách thức nếu hàng hóa của doanh nghiệp không vượt qua được áp lực cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như trên thị trường thế giới.

2.3.2. Nhân tố bên trong doanh nghiệp

Khách hàng

Áp lực từ phía khách hàng chủ yếu thông qua sức ép giảm giá, giảm khối lượng hàng mua từ doanh nghiệp, hoặc đưa ra yêu cầu chất lượng phải tốt hơn với cùng một mức giá,... Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được coi là mạnh hay yếu cũng tùy thuộc vào quyền thương lượng của khách. Áp lực từ khách hàng xuất phát từ các điều kiện như:

khối lượng mua hàng lớn; hàng hóa không có tính khác biệt; thời gian sản xuất nhanh chóng; chi phí chuyển đổi sang nhà cung cấp khác thấp; khách hàng nhạy cảm về giá và trên thị trường có nhiều sản phẩm, công ty khác thay thế.

Nhà cung cấp

Nhà cung cấp có thể chi phối đến doanh nghiệp nhà sản xuất do tầm quan trọng của sản phẩm được cung ứng, do đặc tính khác biệt hoá cao độ của người cung ứng với người sản xuất, do sự thay đổi chi phí của sản phẩm mà nhà sản xuất phải chấp nhận và tiến hành, do liên kết của những người cung ứng gây ra. Trong buôn bán quốc tế, nhà cung cấp có vai trò là nhà xuất khẩu nguyên vật liệu. Khi doanh nghiệp không thể khai thác nguồn nguyên vật liệu nội địa, nhà cung cấp quốc tế có vị trí cảng quan trọng. Vì vậy, nếu không quản lý được nhà cung cấp thì năng lực cạnh tranh của sản phẩm của doanh

25

nghiệp sẽ suy giảm bởi họ phải tăng giá thành hoặc giảm chất lượng sản phẩm để đảm bảo mức giá như trước.

Hàng hóa cạnh tranh (Sản phẩm thay thế)

Khi giá cả của sản phẩm, dịch vụ hiện tại tăng lên thì khách hàng có xu hướng sử dụng sản phẩm và dịch vụ thay thế. Đây là nhân tố đe dọa sự mất mát về thị trường của doanh nghiệp. Các đối thủ cạnh tranh đưa ra thị trưởng những sản phẩm thay thế có khả năng biệt hoá cao độ so với sản phẩm của doanh nghiệp, hoặc tạo ra các điều kiện ưu đãi về dịch vụ hay các điều kiện về tài chính. Nếu sản phẩm thay thế càng giống sản phẩm của doanh nghiệp, thì mối đe dọa đối với doanh nghiệp cảng lớn. Điều này sẽ làm hạn chế giá cả, số lượng hàng bán và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu có ít sản phẩm tương ứng sản phẩm của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tăng giá và tăng thêm lợi nhuận. Vì thế hạn chế sự ảnh hưởng của sản phẩm thay thế đến sản phẩm, dịch vụ hiện tại là một cách để tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ hiện tại.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường hàn quốc của công ty cổ phần may xuất khẩu đại đồng (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)