CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU ĐẠI ĐỒNG
3.2. Thực trạng về năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hàn Quốc
3.2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hàn Quốc của Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Đại Đồng
3.2.2.1. Các tiêu chí cơ bản đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hàn Quốc của Công ty
- Giá thành và giá cả hàng hóa
Sản phẩm gia công chính của Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng là áo jacket, có thể phân chia theo bản chất của sản phẩm là áo jacket có long vũ và áo jacket không lông vũ; theo hình thức sản phẩm là áo jacket nam và áo jacket nữ. Theo các chứng từ xuất khẩu hàng hóa của công ty thì giá cả hàng xuất khẩu trung bình từng năm của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.7. Giá cả hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc của Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng giai đoạn 2020 – 2022
Năm 2020 2021 2022
Áo Jacket nam $43,60 $43,35 $43,45
Áo Jacket nữ $42,45 $41,80 $41,90
(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu công ty Đại Đồng) Qua bảng 3.7, có thể thấy giá cả áo jacket xuất khẩu của công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng tương đối cao xét theo giá cả thị trường áo jacket Hàn Quốc với mức giá khoảng 17 USD – 50 USD cho phân khúc bình dân và 70 USD – 200 USD với phân khúc trung lưu – theo tự nghiên cứu thị trường áo jacket Hàn Quốc qua các trang bán
41
hàng Amazon, Danawa, H&M,… bởi bảng 3.7 chỉ thể hiện giá mà khách hàng Hàn Quốc nhập từ công ty Đại Đồng, sau khi tính toán chí phí và lợi nhuận thì giá cả áo jacket bán ra thị trường có thể sẽ tăng từ 2 – 5 lần. Điều này có thể khẳng định chất lượng và vị thế hàng may mặc của công ty tại thị trường Hàn Quốc. Bởi vậy mà công ty yêu cầu công nhân phải chú ý từng đường may, không để may lệch hoặc đường may không đều; chỉ thừa phải được xử lý sạch sẽ; nếp áo không được nhăn nhúm;... Sản phẩm lỗi đều được loại bỏ.
Ngoài ra, giá cả trên 1 sản phẩm xuất khẩu của công ty theo từng năm có sự tương đồng khá cao, chủ yếu là do công ty không thực sự có vị thế để có thể quyết định điều này, cũng bởi Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng là công ty gia công nên bị phụ thuộc nhiều vào khách hàng khi nguyên phụ liệu được đối tác cung cấp. Năm 2020 và năm 2022 có sự tăng giá so với năm 2021 chủ yếu bởi tình hình dịch bệnh và cuộc xung đột Nga – Ukarine dẫn đến giá cả nguyên vật liệu tăng cao, buộc doanh nghiệp đối tác tại Hàn Quốc phải tăng giá hàng xuất khẩu để cân bằng với chi phí thanh toán gia công hàng hóa.
Năm 2021, sau khi tình hình dịch bệnh ổn định, giá cả sản phẩm xuất khẩu đã giảm từ 0,25 – 0,65 USD/sản phẩm. So với mức tăng của năm 2020 so với năm 2019 (0,9 – 1,20 USD theo số liệu thu thập từ Phòng XNK Công ty Đại Đồng) thì giảm thấp, nhưng điều này cũng có thể lý giải do đà tăng trưởng giá cả của nguyên vật liệu cũng như giá của hàng hóa bán ra trên thị trường tiêu thụ nên sự giảm đi sẽ ít. Sự giảm ít về mặt giá cả cũng gia tăng lợi ích cho các doanh nghiệp đối tác Hàn Quốc, và cho công ty Đại Đồng. Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là công ty Đại Đồng có thể chủ động hơn trong vấn đề đặt giá và cũng ảnh hưởng ít nhiều đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc của công ty.
- Chất lượng hàng hóa
Chất lượng sản phẩm quyết định đến hành vi mua hàng của khách hàng và người tiêu dùng. Một hàng hóa có giá cao hơn mà chất lượng tốt hơn thì vẫn sẽ được người tiêu dung lựa chọn, hàng may mặc cũng không phải ngoại lệ. Đặc biệt trong thời buổi hiện
42
nay khi chất lượng sản phẩm được coi là tiêu chí đánh giá hàng đầu quyết định đến năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp.
Với công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng, thị trường Hàn Quốc, thị trường hàng đầu khi luôn chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, luôn đòi hỏi cao về chất lượng của hàng nhập khẩu nên chất lượng đặc biệt được coi trọng. Bởi vậy mà công ty luôn đặt chất lượng hàng hóa xuất khẩu của mình lên hàng đầu để giành được sự tin tưởng của khách hàng trên thị trường Hàn Quốc.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như sức cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm, Công ty Đại Đồng luôn quan tâm tới việc triển khai xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lí theo tiêu chuẩn quốc tế như hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001, hệ thống quản lí môi trường ISO 14001 và hệ thống quản lí trách nhiệm xã hội SA 8000. Ngoài ra, Công ty cũng đạt được một số chứng nhận khác như WRAP — chứng nhận về trách nhiệm trong sản xuất hàng may mặc trên quy mô toàn cầu và RDS – chứng nhận về trách nhiệm trong sản xuất các sản phẩm có chứa lông vũ. Việc đạt được những chứng nhận này cũng như áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ là những công cụ quản lí tiên tiến, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần khẳng định đẳng cấp chất lượng sản phẩm của công ty với các khách hàng Hàn Quốc.
- Về đảm bảo chất lượng đầu vào:
Vì hình thức chính của công ty là gia công quốc tế, cho nên nguyên phụ liệu đầu vào được cung cấp trực tiếp từ khách hàng Hàn Quốc. Bởi vậy mà chất lượng đầu vào của công ty luôn đáp ứng đủ điều kiện xuất nhập khẩu của thị trường Hàn Quốc và đảm bảo yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, Công ty vẫn luôn quản lý chặt chẽ bằng cách kiểm tra chứng từ về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng nguyên phụ liệu đảm bảo theo các quy định của Việt Nam.
- Về đảm bảo quy trình sản xuất:
Vì là hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất nên quá trình này luôn được công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng coi trọng. Hiện tại công ty có 861 máy móc, thiết bị các loại phục vụ gia công hàng may mặc. Tại thời điểm kiểm tra cơ sở sản xuất, nhân công, máy móc thiết bị đã lắp đặt phù hợp với quy trình sản xuất của Công ty; năng lực sản
43
xuất đạt 957,840 sản phẩm/năm. Máy móc thiết bị đều được công ty bảo dưỡng thường xuyên và luôn cập nhật sự tiên tiến trong công nghệ-kĩ thuật.
Quy trình sản xuất cũng được công ty công bố một cách rõ ràng tới từng công nhân viên giúp cho quá trình sản xuất trở nên thuận lợi và hiệu quả. Hiện tại công ty có 14 chuyền may, mỗi chuyền may lại được chia làm 3 tổ để tiện quản lý. Công ty phân chia từng tổ 1 tổ trưởng để quản lý toàn bộ quá trình may trong tổ. Thêm vào đó, vị trí nhân viên kĩ thuật cũng được sắp xếp theo từng chuyền để giám sát chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. Công nhân tại đây được phân chia công việc theo từng giai đoạn sản xuất hàng hóa, điều này sẽ giúp công ty tận dụng được lợi thế theo quy mô. Đặc biệt khi một công nhân chỉ thực hiện một công đoạn sẽ giúp tăng sự chuyên nghiệp và tay nghề tại công đoạn đó. Điều này nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu thời gian lãng phí trong quá trình này.
Bởi công ty nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng hàng hóa cũng như năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc của mình tại thị trường chính là Hàn Quốc nói chung và thị trường thế giới nói riêng, nên sự đầu tư vào quá trình sản xuất là vô cùng cần thiết. Tuy vậy, công ty vẫn chưa chú trọng vào kiểm soát chất lượng từng công đoạn trong quá trình sản xuất mà tập trung hơn vào cuối quá trình, điều này cũng gây ra lãng phí nguyên vật liệu và thời gian làm giảm năng lực cạnh tranh hàng hóa của công ty.
Công ty cần đầu tư hơn vào vấn đề này.
- Về đảm bảo chất lượng đầu ra:
Với việc đảm bảo quy trình sản xuất đã giúp công ty nâng cao chất lượng sản phẩm may mặc đầu ra và giảm thiểu tối đa lãng phí do hàng lỗi.
44
Biểu đồ 3.3. Tỷ trọng hàng may mặc xuất khẩu của Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng bị trả lại so với tổng lượng hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc giai đoạn
2020 – 2022
(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu công ty CP May XK Đại Đồng) Từ biểu đồ có thể thấy, tỷ lệ hàng xuất khẩu lỗi bị trả về của công ty giảm theo từng năm. Năm 2021 tỷ trọng so với năm 2020 giảm 0,04%, thấp hơn lượng giảm 0,14% của năm 2022 so với năm 2021. Điều này cũng có thể lý giải do tình hình dịch bệnh giai đoạn 2020 – 2021 tại Việt Năm mặc dù không quá nghiêm trọng những cũng tạo ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe và năng lực của công nhân viên Công ty. Sang năm 2022, tình hình dịch bệnh ổn định hơn, sức khỏe nhân lực tại công ty đều tốt (theo công bố kết quả khám sức khỏe đầu năm của công ty), bởi vậy mà năng lực và chất lượng sản xuất cũng tăng đáng kể, tỷ lệ hàng bị lỗi trả về so với tổng hàng hóa xuất khẩu sang Hàn Quốc giảm đến 0,14%, điều này khẳng định được chất lượng và năng lực cạnh tranh của công ty đã được cải thiện.
Mặc dù việc bị hoàn trả lại hàng lỗi là điều không thể tránh khỏi đối với các doanh nghiệp sản xuất, nhưng để nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa thì việc giảm thiểu tối đa hàng lỗi sẽ là một lợi thế lớn so với đối thủ cạnh tranh và đem lại sự
0.58%
0.54%
0.40%
0.00%
0.10%
0.20%
0.30%
0.40%
0.50%
0.60%
0.70%
2020 2021 2022
45
tin tưởng của khách hàng. Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng có quy mô địa phương nên nhân lực chủ yếu là những người chưa được đào tạo bài bản, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm đầu ra của công ty. Nhận thức được điều này cũng như tầm quan trọng của nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa mà công ty đã đầu tư hơn vào các khóa đào tạo và bồi dưỡng nhân lực.
3.2.2.1. Các tiêu chí cụ thể đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hàn Quốc của Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng
Giới thiệu qua về đối thủ cạnh tranh:
Công ty TNHH May Bình Minh được thành lập vào năm 2003, thuộc xã Đông La, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, Việt Nam. Hiện nay, Công ty có 3 cơ sở với 15 phân xưởng, tổng số lao động trên 900 người. Đây là một công ty chuyên xuất khẩu và gia công xuất khẩu hàng may mặc cho thị trường quốc tế như Hoa Kì, các nước châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản. Mặt hàng xuất khẩu chính của công ty là áo jacket từ 2 lớp đến 4 lớp. Cùng thuộc địa phận huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, cùng là công ty May xuất khẩu có quy mô địa phương và có mặt hàng may mặc khá tương đồng nhau nên Công ty TNHH May Bình Minh là một đối thủ cạnh tranh quan trọng đối với Công ty CP May Xuất Khẩu Đại Đồng.
a. Tiêu chí định tính
Mức độ hấp dẫn của sản phẩm về mẫu mã, kiểu cách so với các đối thủ cạnh tranh.
Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng với gần 100% là hoạt động gia công quốc tế nên mẫu mã kiểu cách hàng may mặc của công ty sẽ được thiết kế bởi các khách hàng Hàn Quốc. Mỗi đơn đặt gia công sẽ được kèm theo đơn hàng mẫu của đối tác nước ngoài giao gia công và công ty cần thực hiện theo đúng hàng mẫu đó từ đo đạc, cắt, may, in, ấn, ủi,… hay phần thêu họa tiết trên áo cũng sẽ được công ty đối tác Hàn Quốc chỉ định hoặc công ty Đại Đồng tự thuê một công ty chuyên thực hiện công việc này theo mẫu hàng hóa. Sau khi sản phẩm được hoàn tất đến khâu cuối cùng, công tác đóng hàng cũng phải theo tiêu chuẩn của khách hàng, bao gồm những số liệu như: số thùng carton, số bao nylon theo yêu cầu. Bởi vậy mà hàng hóa của công ty không thực sự đa dạng về kiểu cách và mẫu mã.
46
Còn với công ty TNHH May Bình Minh, công ty chủ yếu là tự thiết kế sản xuất theo yêu cầu của khách đặt hàng (với 70% năng lực và 30% gia công – theo số liệu thu thập được từ nhân viên công ty), do vậy mà sự đa dạng mẫu mã cùng kiểu cách của công ty cao hơn. Sức cạnh tranh của công ty đến từ sự đa dạng này, nhận thức được điều đó mà công ty đã lập riêng phòng kế hoạch (bao gồm thiết kế, lập kế hoạch sản xuất,..) để phục vụ các đơn đặt hàng từ các khách hàng Hàn Quốc. Còn đối với các đơn đặt gia công thì công ty tuân thủ theo đúng hàng mẫu được đối tác Hàn Quốc chỉ định.
Có thể thấy, mức độ cạnh tranh về mẫu mã và kiểu cách hàng may mặc xuất khẩu của công ty Đại Đồng không cao, chủ yếu đến từ loại hình hoạt động kinh doanh của công ty. Điều này cũng không quá ảnh hưởng tới một công ty chuyên gia công xuất khẩu như công ty Đại Đồng. Nhưng nếu sau này công ty muốn chuyển dần qua tự lực sản xuất và xuất khẩu thì sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn.
b. Tiêu chí định lượng
1- Thị phần của hàng may mặc trên thị trường Hàn Quốc của Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Đại Đồng trong từng năm so với đối thủ cạnh tranh
47
Bảng 3.8. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hàn Quốc của Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Đại Đồng so với tổng kim ngạch nhập khẩu hàng may
mặc của Hàn Quốc giai đoạn 2020 – 2022
Đơn vị: Triệu USD
(Nguồn: Statista và Phòng XNK của Công ty Đại Đồng) Từ Bảng 3.8 có thể thấy, trong giai đoạn 2019 - 2020, giá trị xuất khẩu của Công ty tại thị trường Hàn Quốc girm mạnh đến 73,9%. Nguyên nhân là do đại dịch Covid 19 tác động mạnh mẽ đến thị trường Hàn Quốc làm giảm khả năng tiêu thụ các đơn hàng xuất khẩu chính của Công ty, đồng thời tình hình hoạt động của các doanh nghiệp tại Hàn Quốc gặp nhiều bất lợi dẫn đến các đơn hàng của đối tác Hàn Quốc với Công ty cũng hạn chế hơn. Thêm vào đó, Chính phủ Hàn Quốc và Việt Nam có những quyết định giãn cách xã hội nhằm giảm tối đa ảnh hưởng của COVID-19 đến người dân, dẫn đến việc vận chuyển quốc tế cũng trở lên khó khăn hơn.
Đến năm 2021, tình hình dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát nhờ vào vaccine phòng ngừa COVID-19. Theo WHO, tính đến đầu tháng 10/2021, Hàn Quốc đã hoàn tất tiêm chủng mũi vaccine thứ nhất cho 39,74 triệu người, tương đương 77,4% dân số. Số người được tiêm chủng đầy đủ là 27,23 triệu người, chiếm 53%. Tại Việt Nam, mặc dù đến nửa cuối năm 2021 dịch bệnh trở nên nghiêm trọng nhưng nỗ lực từ Chính phủ và người dân trong việc tiêm vaccine kịp thời cũng giúp cho việc kiểm soát tốt những ảnh hưởng
Năm
2019 2020 2021 2022
Giá trị Giá trị
So với năm trước
Giá trị
So với năm trước
Giá trị
So với năm trước Kim ngạch XK
của công ty vào
Hàn Quốc 9,351 2,441 - 73,9% 5,272 + 53,7% 7,617 + 44,5%
Tỷ trọng 0,24% 0,07% 0,12% 0,15%
Tổng kim ngạch
NK của Hàn Quốc 3.910 3.700 4.380 5.050
48
từ dịch bệnh đến kinh tế xã hội. Theo Bộ Y Tế, đến hết năm 2021, Việt Nam chạm mốc 150 triệu liều vaccine COVID-19, đã có 100% người từ 18 tuổi trở lên tiêm ít nhất một liều vaccine, 90% người trên 18 tuổi tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19.
Việc sống chung an toàn với dịch đã góp phần vào phục hồi sản xuất, thúc đẩy xuất nhập khẩu trở lại giữa Hàn Quốc và Việt Nam. Bởi vậy mà năm 2021, giá trị xuất khẩu của Công ty sang Hàn Quốc tăng vọt một cách đáng kinh ngạc, tăng tới 53,7% so với năm 2020. Thành công này cũng nhờ vào những quyết định đúng đắn của ban lãnh đạo cùng tâm huyết của nhân viên toàn Công ty.
Năm 2022, giá trị xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hàn Quốc của Công ty vẫn tăng mạnh tới 44,5% so với năm 2021, cho thấy việc phục hồi kinh doanh hiệu quả sau đại dịch của Công ty. Mặc dù giá trị xuất khẩu vẫn chưa được như năm 2019, nhưng theo mức tăng trưởng hiện tại của công ty thì năm 2023 giá trị xuất khẩu của công ty sẽ tăng trưởng vượt trội.
Biểu đồ 3.4. Thị phần hàng may mặc của Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng trên thị trường Hàn Quốc giai đoạn 2019 – 2022
0.24
0.07
0.12
0.15
0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3
2019 2020 2021 2022