CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU ĐẠI ĐỒNG
3.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hàn Quốc của Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Đại Đồng
3.3.2. Các nhân tố bên trong
Theo số liệu từ Statista, vào năm 2022, các hộ gia đình ở Hàn Quốc đã chi trung bình khoảng 136,15 nghìn Won hàng tháng cho quần áo và giày dép, trong đó khoảng 90 nghìn Won đã được chi cho vải và quần áo bên ngoài. Điều này đem lại cơ hội cho xuất khẩu hàng may mặc (chủ yếu là áo jacket có lông vũ và không lông vũ) của Công ty CP May Xuất Khẩu Đại Đồng sang thị trường Hàn Quốc.
Hiện nay, Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng đang hợp tác với các đối tác tại Hàn Quốc như: JC TRADING CO., LTD; MAX PLANNING COMPANY CO., LTD;
DONG SAN APPAREL CO.,LTD;… Đây đều là những công ty nhập khẩu hàng may mặc chính của Công ty Đại Đồng và chiếm phần lớn kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường Hàn Quốc.
59
Bảng 3.12. Kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của một số đối tác chính tại thị trường Hàn Quốc của Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng giai đoạn 2020 – 2022
Đơn vị: Nghìn USD
Đối tác 2019 2020 2021 2022
JC TRADING 4.615 1.012 2.994 3.867
MAX PLANNING 2.047 571 1.066 1.498
DONG SAN APPAREL 1.488 302 779 1.214
(Nguồn: Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng) Biểu đồ 3.7. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của một số đối tác chính của Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng so với tổng kim ngạch xuất khẩu
của công ty tại thị trường Hàn Quốc giai đoạn 2020 – 2022
Theo bảng và biểu đồ có thể thấy, Công ty JC Trading là khách hàng lớn nhất của công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng khi tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của công ty luôn đạt mức từ 40% đến trên 50%. Sau đó là công ty Max Planning và Dong San Apparel, mặc dù tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của 2 công ty này với Công ty Đại
2019 2020 2021 2022
DONG SAN APPAREL 15.91% 12.38% 14.77% 15.93%
MAX PLANNING 21.89% 23.41% 20.22% 19.67%
JC TRADING 49.35% 41.47% 56.77% 50.76%
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
80.00%
90.00%
100.00%
60
Đồng không cao nhưng luôn giữ ở mức ổn định dù tình hình kinh tế thế giới gặp khó khăn.
Năm 2020 lượng kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của công ty các khách hàng Hàn Quốc với công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng sụt giảm nghiêm trọng, JC Trading giảm đến 78,06% tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty sang thị trường Hàn Quốc, Max Planning giảm 72,08% tổng kim ngạch và Dong San Apparel giảm 79,70% tổng kim so với năm 2019. Điều này đã kéo kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2020 sang thị trường Hàn Quốc xuống còn 26,10% so với năm 2019. Bởi Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu chính của công ty nên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc năm 2020 của công ty cũng giảm mạnh, chỉ bằng 36% so với năm 2019.
Sang 2021 – 2022, đại dịch cơ bản được kiểm soát, tình hình kinh tế thế giới và tại Hàn Quốc ổn định nên các đơn hàng đặt gia công tới công ty từ các đối tác Hàn Quốc cũng nhiều hơn, điều này giúp kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Hàn Quốc tăng tới 53,7% năm 2021 (so với năm 2020) và 44,5% năm 2022 (so với năm 2021).
Có thể thấy, hoạt động kinh doanh của công ty còn phụ thuộc nhiều vào đối tác nước ngoài. Điều này cũng khó tránh khỏi khi hầu như hoạt động kinh doanh của công ty là gia công xuất khẩu. Tuy nhiên điều này khiến công ty không chủ động được trong việc cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hàn Quốc cũng như thị trường quốc tế.
b. Nhà cung cấp
Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng là một công ty chủ yếu thực hiện gia công xuất khẩu. Nguyên phụ liệu sản xuất 100% đều được khách hàng chỉ định và cung cấp.
Do vậy về nguyên vật liệu công ty ít bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh COVID-19 năm 2020 và xung đột Nga – Ukraine năm 2022. Tuy nhiên, vì nguyên vật liệu sản xuất của công ty phụ thuộc hoàn toàn vào đối tác cung cấp nên không thể tránh khỏi những ảnh hưởng gián tiếp thông qua đối tác nước ngoài của công ty.
Năm 2020, dịch COVID 19 bùng nổ dẫn đến gián đoạn trong nhập khẩu nguyên liệu thô phục vụ sản xuất hàng may mặc, đồng thời giá vận chuyển và hàng hóa tăng gây khó khăn cho các đối tác Hàn Quốc của công ty trong việc ổn định nguồn cung có sẵn và tìm kiếm nhà cung cấp mới. Do bất ổn nguồn cung của các đối tác Hàn Quốc mà lượng đơn
61
đặt hàng năm 2020 của công ty giảm đáng kể, chỉ bằng 40% so với năm 2019 (theo phòng xuất nhập khẩu của công ty).
Năm 2021, 2022 tình hình dịch bệnh ổn định, hoạt động kinh doanh của các công ty Hàn Quốc cũng khởi sắc hơn, điển hình như lượng đơn đặt hàng của đối tác Hàn Quốc với công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng tăng 30% (theo phòng xuất nhập khẩu của công ty), giá trị xuất khẩu cũng tăng theo bảng 3.7. Xung đột Nga – Ukarine khiến giá xăng dầu tăng dẫn đến giá cả lạm phát trên thế giới, bởi vậy nên giá sản phẩm, chi phí gia công của công ty không có mấy cải thiện hơn so với 2021, chỉ tăng khoảng 0,7%
(theo số liệu phòng xuất nhập khẩu của công ty).
Có thể thấy, nguyên vật liệu của công ty phụ thuộc vào khách hàng cung cấp nên công ty thường ở thế yếu hơn, do vậy mà khó cạnh tranh về giá, làm giảm thiểu khả năng cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường Hàn Quốc.
c. Hàng hóa cạnh tranh
Các mặt hàng may mặc được sử dụng thường xuyên và liên tục nên loại hàng hoá này không có hàng hoá thay thế, không có hàng hoá khác cạnh tranh trong nhu cầu sử dụng của khách hàng mà chỉ có các nguyên phụ liệu tạo ra hàng may mặc được sử dụng thay thế cho nhau. Điều này chứng tỏ, cạnh tranh giữa các hàng may mặc là chính là cạnh tranh giữa các hàng dệt may sử dụng các nguyên phụ liệu, cách thức tạo ra sản phẩm khác nhau, hình dáng khác nhau. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các sản phẩm may mặc trên thị trường như quần áo, giày dép, mũ nón, ga đệm... chủ yếu về kiểu dáng, mẫu mã thiết kế, màu sắc, nguyên phụ liệu tạo nên hàng dệt may đó chứ không có yếu tố cạnh tranh của hàng hoá thay thế như nhiều hàng tiêu dùng khác. Đây là đặc trưng rất quan trọng của hàng may mặc, nó giúp cho các nhà sản xuất tập trung vào những biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh bằng mẫu mã đa dạng, nguyên phụ liệu tạo nên hàng dệt may phong phú, nhiều kiểu dáng thiết kế.
Bởi vậy mà mặt hàng may mặc xuất khẩu của Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng chủ yếu là áo jacket, quần short, T-shirt chịu sự cạnh tranh đến từ kiểu dáng, chất liệu,…
Tuy nhiên kiểu dáng hay chất liệu vải công ty không tự nghiên cứu thiết kế mà do khách hàng chỉ định nên sự cạnh tranh của hàng may mặc của Công ty tại thị trường Hàn Quốc
62
đến từ chất lượng sản phẩm tạo ra. Hiểu được điều đó mà công ty luôn có bộ phận kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất cùng đầu tư máy móc hiện đại giúp tăng hiệu quả sản xuất và tăng độ chính xác của từng sản phẩm. Đó cũng là một yếu tố quan trọng để có thể chiếm lĩnh được thị trường, từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Công ty Đại Đồng vào thị trường này.
Mặt khác, theo Bộ Công Thương dự báo, trong thời gian tới xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc sẽ đối mặt với áp lực cạnh tranh cao, do thị trường may mặc Hàn Quốc dự kiến tăng trưởng 0,76%/năm trong giai đoạn 2022 – 2026 và đạt 37,51 tỷ USD vào năm 2022. Điều này vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội để hàng may mặc xuất khẩu của công ty có thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường Hàn quốc và cạnh tranh với các sản phẩm của các công ty đối thủ khác tại thị trường này.