Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường hàn quốc của công ty cổ phần may xuất khẩu đại đồng (Trang 55 - 59)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU ĐẠI ĐỒNG

3.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hàn Quốc của Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Đại Đồng

3.3.1. Các nhân tố bên ngoài

Trong giai đoạn 2020 – 2022, tỷ giá hối đoái trên thế giới diễn biến bất ổn khi tình hình dịch bệnh COVID-19 cùng cuộc xung đột Nga - Ukraine dẫn đến áp lực tăng giá năng lượng và thực phẩm, giá hàng hóa, lạm phát thế giới tăng mạnh, xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ vẫn tiếp diễn và lan rộng trên toàn cầu.

Ngay từ đầu năm 2020, dịch COVID 19 bùng phát mạnh dẫn đến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã hạ lãi suất điều hành về mức 0-0,25% (cận dưới-cận trên) và tái khởi động lại chương trình mua vào trái phiếu, trong nỗ lực nhằm giải cứu nền kinh tế Mỹ khỏi suy thoái do đại dịch gây ra. Chính sách nới lỏng chưa từng có tiền lệ cùng với triển vọng tăng trưởng kinh tế tiêu cực của nước Mỹ trong năm 2020 đã khiến đồng USD suy giảm. Ngày 2/11, chỉ số đo sức mạnh đồng USD đã giảm 2,4% kể từ đầu năm. Điều này dẫn đến VND tăng giá tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhưng đối với doanh nghiệp Hàn Quốc là doanh nghiệp nhập khẩu lại gặp nhiều bất lợi. Do vậy mà cùng với ảnh hưởng dịch bệnh đến xã hội mà kim ngạch xuất khẩu của Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng sang Hàn Quốc giảm mạnh.

Sang năm 2021, tình hình dịnh bệnh cơ bản ổn định, nhiều quốc gia mở cửa nên kinh tế. USD đã bắt đầu tăng giá trên thị trường quốc tế từ đầu năm, khi nền kinh tế Mỹ phục hồi mạnh sau đại dịch Covid-19. Nhưng trong suốt năm 2021, tỷ giá đồng Việt Nam so với USD vẫn ổn định ở mức dưới 23.000 VND/USD. Chỉ khi Fed bắt đầu tăng lãi suất vào đầu năm 2022 và chỉ số USD Index vượt mức đỉnh 103 điểm đạt được hồi

55

đầu năm 2020, áp lực lên đồng Việt Nam mới bắt đầu gia tăng. Nguyên nhân có thể là do việc đồng USD tăng giá quá mạnh đã dẫn đến thị trường kỳ vọng rằng, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh tỷ giá VND/USD ở một mức độ nào đó để hỗ trợ xuất khẩu.

Điều này mặc dù không thúc đẩy xuất khẩu nhưng đây lại là một lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam khi nền kinh tế ổn định khiến hoạt động thương mại quốc tế diễn ra thuận lợi. Bởi vậy mà năm 2021 có bước phát triển đột phá của công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng sau những khó khăn từ đại dịch COVID 19 năm 2020 khi kim ngạch xuất khẩu vào Hàn Quốc tăng đến 53.7%.

Năm 2022, sau một thời gian dài chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, kinh tế thế giới tiếp tục bị tác động mạnh bởi cuộc xung đột Nga – Ukraine. Do vậy mà năm 2022, nền kinh tế đối mặt với cú sốc tỷ giá. Đã có lúc, VND mất giá cao so với USD (mất gần 9%) trong tháng 11/2022. Trước tình hình trên, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai nhiều biện pháp nhằm ổn định tỷ giá. Nhờ vào những nỗ lực của Nhà nước và Ban giám đốc công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng mà công ty chỉ chịu tổn thất từ ảnh hưởng kinh tế thế giới ở mức thấp nhất. Kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Hàn Quốc vẫn đạt mức cao so với năm 2021.

b. Môi trường chính trị pháp luật - Môi trường chính trị:

Nền chính trị của Việt Nam được đánh giá là ổn định. Cùng với chính sách mở rộng thị trường, sự ổn định của môi trường chính trị là cơ sở cho kinh tế phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước hoạt động và thu hút đầu tư, nhập khẩu từ các doanh nghiệp nước ngoài. Tính ổn định của chính trị Việt Nam giúp mở rộng mối quan hệ ngoại giao từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, gia tăng xuất khẩu sang thị trường quốc tế thông các chính sách mở rộng thị trường, cắt giảm thuế quan. Điều này tác động tích cực đến hoạt động quốc tế của Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng.

- Môi trường pháp luật:

Hoạt động kinh doanh của Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng chịu sự chi phối bởi hệ thống pháp luật Việt Nam và những chính sách có liên quan, bao gồm: Luật Doanh

56

nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, các quy định về bảo vệ môi trường và an toàn lao động... Có thể thấy luật thuế của Việt Nam vẫn còn chưa ổn định, thuế quan cao khiến giá cả tăng cao, khách hàng sẽ cân nhắc hơn trọng việc lựa chọn các sản phẩm. Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều chuyển biển mạnh mẽ, từng bước mở rộng và hội nhập với thị trường thế giới, đặc biệt là nước ta tham gia vào các hiệp định thương mại mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, cũng như công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng nói riêng. Chính vì thế, để tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong nước thì hệ thống pháp luật Việt Nam đang ngày một hoàn thiện hơn với những cơ chế chặt chẽ, rõ rằng, minh bạch. Chẳng hạn, do tinh hình đại dịch Covid – 19 phức tạp, sự hỗ trợ của chính phủ thông qua ban hành Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Điều này đã ảnh hưởng tích cực đối với với doanh nghiệp nước ta, bởi vì trong điều kiện khó khăn về tài chính, giảm được áp lực bất cứ dòng tiền ra nào đều vô cùng quan trọng đối với sự sống còn của họ trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.

c. Môi trường Văn hóa xã hội

Kinh tế càng phát triển, đời sống và thu nhập cảng cao thì con người càng chú trọng đến các sản phẩm phục vụ tiêu dùng, trong đó có quần áo. Thêm vào đó, xu hướng và thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm may mặc cũng có sự biến đổi liên tục. Mặc dù Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng thực hiện sản xuất theo đơn đặt gia công từ đối tác nước ngoài nhưng Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng vẫn cần phải chú trọng đầu tư vào quy trình sản xuất và tay nghề công nhân để theo kịp với những mẫu hàng may mặc mà công ty đối tác Hàn Quốc đưa ra.

Người tiêu dùng Hàn Quốc có phong cách thời trang cực kì ấn tượng, vừa trang nhã lại có thể khoe được những đường nét nổi bật trên cơ thể đồng thời yêu cầu sự chính xác và chỉn chu trong từng đường may. Đây là sự thách thức lớn để một công ty quy mô địa phương như Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng tham gia vào thị trường Hàn Quốc, do vậy mà công ty cần có sự linh hoạt hơn trong khâu sản xuất để đáp ứng được nhu cầu

57

tiêu dùng của thị trường Hàn Quốc. Từ đó, gia tăng khả năng tiêu thụ và năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

d. Môi trường kinh doanh quốc tế

Không thể phủ nhận tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và kí kết nhiều hiệp định song phương và đa phương đã mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích to lớn.

Chẳng hạn, khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, các quy định cơ bản đều hướng tới việc tự do hoá thương mại bằng việc giảm thuế quan và thủ tục, bãi bỏ hạn ngạch, đơn giản hoá thủ tục hành chính; hay việc kí kết các Hiệp định Thương mại tự do (FTAs) cũng tạo nhiều cơ hội xuất nhập khẩu hàng hóa cho các doanh nghiệp Việt Nam,...

Hiệp định thương mại tự do AKFTA giữa ASEAN và Hàn Quốc (được kí kết năm 2005) cùng Hiệp định Thương mại tự do VKFTA giữa Việt Nam và H àn Quốc (được kí kết năm 2015) đã tạo điều kiện to lớn thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam và Hàn Quốc.

Bảng 3.11. Cam kết thuế quan trong VKFTA và AKFTA

Số dòng thuế xóa bỏ Tỷ lệ trong biểu thuế

Cam kết xóa bỏ thuế quan trong VKFTA

Hàn Quốc 506 4,14%

Việt Nam 265 2,2%

Tổng cộng cam kết xóa bỏ thuế quan trong VKFTA và AKFTA

Hàn Quốc 11.679 95,44%

Việt Nam 8.521 92,72%

(Nguồn: Trung tâm WTO) Đặc biệt, theo Tóm lược VKFTA của Trung tâm WTO, Hàn Quốc đã xóa bỏ cho Việt Nam 24 dòng thuế nhóm hàng dệt may và Việt Nam đã cam kết cho Hàn Quốc 31 dòng thuế về nguyên phụ liệu dệt may, da giày. Do vậy mà ngày càng nhiều doanh nghiệp ngành hàng may mặc Hàn Quốc lựa chọn giao dịch thương mại với Việt Nam, hoạt động gia công quốc tế hàng may mặc cũng bởi vậy mà phát triển hơn. Điều này tạo cơ hội phát triển cho các công ty ngành may mặc nói chung và công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng

58

nói riêng. Mặc dù có nhiều lợi thế khi hội nhập kinh tế quốc tế cũng như tham gia kí kết các hiệu định thương mại nhưng sự cạnh tranh lại càng khốc liệt khi các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cạnh tranh với đối thủ trong nước mà còn cả đối thủ cạnh tranh của các quốc gia khác, do đó vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp dệt may nước ta sau khi gia nhập là làm thế nào để giữ được thị phần trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.

Đại dịch COVID-19 từ đầu năm 2020 đến nay cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh quốc tế cũng như năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc của công ty trên thị trường Hàn Quốc. Thời gian đầu đại dịch bùng phát, các nước trên thế giới quyết định thực hiện giãn cách xã hội thậm chí đóng cửa biên giới, gây đứt gãy chuỗi cung ứng và hoạt động logistic bị trì trệ ảnh hưởng mạnh mẽ tới các doanh nghiệp hoạt động quốc tế trong và ngoài nước. Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng cũng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh cả trực tiếp và gián tiếp thông qua khách hàng quốc tế, năm 2020 tình hình kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn khi giá trị xuất khẩu sang Hàn Quốc giảm đến 73,9%.

Mặc dù có tác động tiêu cực và tích cực nhưng môi trường kinh doanh quốc tế đã góp phần không nhỏ cho quá trình phát triển của Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng trên thị trường Hàn Quốc cũng như quốc tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường hàn quốc của công ty cổ phần may xuất khẩu đại đồng (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)