Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hàn Quốc của Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường hàn quốc của công ty cổ phần may xuất khẩu đại đồng (Trang 63 - 68)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU ĐẠI ĐỒNG

3.4. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hàn Quốc của Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng

Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng sang Hàn Quốc luôn duy trì ở một mức độ nhất định, không quá cao nhưng với quy mô địa phương thì vừa đủ để công ty có thể khái thác thị trường này. Nguồn nhân lực của công ty chủ yếu ở trong độ tuổi trẻ, có thể nắm bắt nhanh chóng sự thay đổi trong quy trình sản xuất các đơn hàng cùng tiến bộ khoa học công nghệ.

Với một môi trường tiềm năng về ngành may mặc nên sự cạnh tranh cao như thị trường Hàn Quốc, không thể không nói tới mặt tích cực của môi trường, đó là công ty có điều kiện học hỏi từ các đối thủ của mình nhằm hoàn thiện hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc của mình.

3.4.1. Những thành tựu đạt được

Trong hơn 60 năm hoạt động và phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng vẫn luôn diễn ra đều đặn, chặt chẽ và liên kết với những bộ phận khác góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu phát triển. Mặc dù tình hình dịch bệnh COVID-19 và cuộc xung đột Nga – Ukarine diễn biến khá phức tạp gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc cũng như ảnh hưởng đến các doanh

63

nghiệp, nhưng công ty vẫn giữ vững vị thế của mình trên thị trường Hàn Quốc cũng như những thị trường công ty xuất khẩu, vẫn đạt được một số kết quả nhất định như sau:

Thứ nhất, Công ty đã thực hiện tốt vai trò tập trung hoạt động xuất nhập khẩu hàng may mặc khi mà doanh thu và lợi nhuận cùng kim ngạch xuất khẩu của công ty ngày càng tăng ngay cả khi chịu tác động từ Đại dịch COVID-19. Từ đó mà Công ty đang ngày càng khẳng định vị thế của mình và tạo được sự uy tín và sự tin tưởng nhất định đối với các đối tác là các tập đoàn lớn trong nước và quốc tế.

Thứ hai, công ty đã giữ vững được niềm tin của khách hàng khi tình hình dịch bệnh COVID-19 nặng nề khiến kinh tế thế giới chao đảo, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng chịu nhiều bất lợi khi Chính phủ các nước có những quyết định giãn cách xã hội, cùng nhiều khó khăn trong hoạt động logistics nhưng đối tác Hàn Quốc vẫn lựa chọn công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng làm đơn vị gia công hàng may mặc. Một phần vì tình hình dịch bệnh tại Việt Nam được kiểm soát tốt khiến kinh tế vẫn diễn ra thuận lợi. Nhưng phần nhiều vì hiệu suất sản xuất của công ty cao khi luôn hoàn thành đơn hàng đúng thời gian quy định, có thời điểm hoàn thành trước thời hạn và chất lượng sản phẩm đạt chuẩn đem lại những lợi ích lớn cho công ty và đối tác Hàn Quốc.

Thứ ba, mặc dù là doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng công ty đã thành công vượt qua thời kì khó khăn do dịch bệnh và đạt được những kết quả đáng kinh ngạc, năm 2021 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc tăng 53,7% so với năm 2020 (năm đỉnh điểm của dịch COVID-19 trên toàn cầu). Đặc biệt trong thời kì dịch bệnh khó khăn, công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng vẫn đảm bảo công ăn việc làm, trả lương đủ và đúng thời hạn cho công nhân viên, qua đó nhận được sự cống hiến hết mình của công nhân viên góp phần tăng chất lượng sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh hàng may mặc trên thị trường Hàn Quốc cũng như thị trường quốc tế.

Thứ tư, thị trường của công ty mặc dù chỉ giới hạn ở thị trường Mỹ và Hàn Quốc, tập trung hơn vào thị trường Hàn Quốc nhưng công ty đã gia nhập sâu vào các thị trường này. Ngoài một số các đối tác lâu năm thì số lượng đối tác chủ động tiếp cận công ty tăng trung bình khoảng 9%/năm (theo số liệu từ Phòng Hành chính của Công ty) cũng khẳng định được tên tuổi của công ty trên thị trường quốc tế.

64 3.4.2. Những tồn tại và hạn chế

Mặc dù trong hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc của công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng sang thị trường Hàn Quốc đạt được nhiều thành tựu nhất định, nhưng cũng không tránh khỏi những tồn tại cần được khắc phục.

3.4.2.1. Theo tiêu chí cơ bản

Thứ nhất, chất lượng sản phẩm may mặc của công ty mặc dù đạt chuẩn theo yêu cầu của đối tác Hàn Quốc nhưng vẫn chưa tạo được điểm vượt trội để khẳng định vị thế của mình so với các công ty đối thủ cạnh tranh. Để nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều đối tác tại Hàn Quốc thì công ty cần làm nổi bật được tên tuổi của mình trên thị trường. Bởi mỗi doanh nghiệp Hàn Quốc có những tiêu chuẩn về hàng hóa khác nhau, việc nâng cao được chất lượng sản xuất của mình sẽ giúp công ty có nhiều cơ hội hơn trong việc thâm nhập sâu vào thị trường hàng may mặc Hàn Quốc.

Thứ hai, mặc dù công ty có đưa quy trình kiểm soát chất lượng vào trong quá trình sản xuất nhưng chưa thực sự được coi trọng. Kiểm tra chất lượng chủ yếu thực hiện vào cuối công đoạn sản xuất gây ra nhiều lãng phí và tốn nhiều thời gian sản xuất ra sản phẩm bị lỗi.

3.4.2.2. Theo tiêu chí cụ thể

➢ Tiêu chí định tính

Thứ nhất, vì công ty vẫn thực hiện hoạt động gia công quốc tế nên về mẫu mã, kiểu dáng các sản phẩm may mặc của công ty không có sự đa dạng và độc đáo, dẫn đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc của công ty chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm cũng hạn chế cách thức nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa của công ty.

Thứ hai, công ty không có bộ phận chuyên biệt, chuyên trách về Sales và Marketing;

hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác mới và tìm hiểu đối thủ cạnh tranh chưa được quan tâm đúng mức. Đồng thời nhân viên tại phòng xuất nhập khẩu còn ít trong khi đó thủ tục chứng từ xuất nhập khẩu nhiều, do vậy mà quy trình xuất nhập khẩu còn nhiều hạn chế khiến việc mở rộng đối tác kinh doanh còn hạn hẹp.

65

➢ Tiêu chí định lượng

Thứ nhất, công nghệ sản xuất vẫn còn chưa được đầu tư mạnh. Mặc dù việc sản xuất hàng may mặc phụ thuộc vào tay nghề công nhân nhưng máy móc thiết bị phục vụ quá trình sản xuất vô cùng quan trọng giúp việc sản xuất sản xuất diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn. Đồng thời việc kiểm tra bảo dưỡng máy móc của công ty vẫn chưa được diễn ra thường xuyên gây hư hao về tài sản cố định của công ty cũng khó khăn cho công nhân làm việc.

Thứ hai, công ty còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên phụ liệu của các đối tác Hàn Quốc, không có lợi thế trong việc định giá sản phẩm dẫn đến năng lực cạnh tranh về giá cả hàng may mặc thấp. Trong tình hình cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa của công ty sang thị trường Hàn Quốc.

Thứ ba, công ty chưa thực sự chủ động tìm kiếm khách hàng mới và tìm kiếm các nhà cung cấp mới tạo điều kiện cho việc chuyển mình sang tự lực sản xuất kinh doanh sau này. Điều này khiến công ty rơi vào thế bị động và bị phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài dẫn đến doanh thu và lợi nhuận của công ty không ổn định cùng tình hình sản xuất kinh doanh xuất khẩu cũng vì thế mà bị tác động mạnh từ đối tác nước ngoài khiến công ty khó khăn xong việc xoay xở vượt qua ảnh hưởng của Đại dịch, đây cũng là lí do khiến khả năng cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc của công ty thấp.

3.4.3. Những nguyên nhân của hạn chế còn tồn tại

Thứ nhất, về tay nghề công nhân sản xuất còn ít được đào tạo bài bản. Mặc dù công ty có tổ chức bồi dưỡng đào tạo công nhân 1 năm 1 lần nhưng chưa thực sự đạt hiệu quả đáng kể giúp tăng hiệu quả sản xuất. Từ đó khó mà giảm thiểu thời gian sản xuất 1 đơn hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa của công ty.

Thứ hai, vì là công ty có quy mô địa phương nên nhân lực chủ yếu là con em trong khu vực. Do vậy mà công ty thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực năng động và sáng tạo, đội ngũ nhân viên giỏi về chuyên môn xuất nhập khẩu và đặc biệt là ngoại ngữ vẫn còn rất yếu kém.

66

Thứ ba, dịch bệnh COVID-19 cũng là một trong số nguyên nhân gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Lợi nhuận thu được trong thời điểm dịch COVID-19 bùng nổ thấp không đủ để công ty chủ động đầu tư vào máy móc thiết bị, đào tạo bồi dưỡng nhân lực,…

Thứ tư, lợi thế gia công may mặc của Việt Nam đang dần dần suy giảm. Bên cạnh đó chính là các thương hiệu lớn của nước ngoài đa dạng về mẫu mã, chất lượng ưu việt, được sản xuất trên dây chuyền tiên tiến và liên tục được cập nhật xu hướng theo mùa, điều này sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong tương lai và có thể mất thị phần về tay đối thủ.

Trung Quốc chính là đối thủ cạnh tranh đáng gờm không chỉ của công ty Đại Đồng mà còn của tất cả nhà may, các hãng thời trang và các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.

Dù không còn được ưa chuộng nhiều như những năm trước đây, nhưng hàng Trung Quốc vẫn đang chiếm lĩnh phần lớn thị trường tiêu dùng của Hàn Quốc nhất là thời trang nữ và đồ dành cho giới trẻ như jeans, pull... Hàng Trung Quốc dù chất lượng không cao nhưng với giá rẻ, hợp thời trang, màu sắc phong phú, mẫu mã thay đổi thường xuyên nên vẫn được đại bộ phận người tiêu dùng nước ngoài chấp nhận.

67

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU ĐẠI ĐỒNG

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường hàn quốc của công ty cổ phần may xuất khẩu đại đồng (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)