Khái quát về thị trường Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường hàn quốc của công ty cổ phần may xuất khẩu đại đồng (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU ĐẠI ĐỒNG

3.2. Thực trạng về năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hàn Quốc

3.2.1. Khái quát về thị trường Hàn Quốc

Hàn Quốc là quốc gia phát triển với trên 51 triệu người dân và là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á, thứ 10 thế giới theo GDP danh nghĩa. Đây là quốc gia nổi tiếng được biết đến bởi tốc độ phát triển kinh tế thần kỳ từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành nước phát triển có thu nhập cao chỉ qua vài thế hệ. Theo số liệu từ Ngân hàng thế giới, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc vào năm 2021 là 34.998 USD/người,

38

tăng 3.160,22 USD/người so với con số 31.721 USD/người trong năm 2020. Tuy nhiên đến năm 2022 giảm mạnh xuống còn 32.236 USD/người, điều này cho thấy một năm kính tế ảm đạm tại Hàn Quốc do tăng trưởng xuất khẩu yếu đi vì doanh số bán chất bán dẫn và các hàng hóa khác sụt giảm, tuy nhiên vẫn cao hơn so với năm 2020 cho thấy sự nỗ lực của Chính phủ Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, Hàn Quốc là quốc gia nổi tiếng về thời trang và làm đẹp. Thời trang Hàn Quốc đã và đang phát triển một cách thần kì từ phạm vi quốc gia và vươn tầm ra thế giới. Đặc biệt, sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Chính phủ Hàn Quốc làm nên sức bật của ngành công nghiệp thời trang tại đất nước này. Đối với Hàn Quốc, thời trang không đơn thuần là một lĩnh vực thông thường mà là một mảnh đất màu mỡ đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ và sức ảnh hưởng to lớn của quốc gia đến thế giới. Vậy nên ngành hàng may mặc tại Hàn Quốc chính là một thị trường hấp dẫn với các doanh nghiệp ngành may mặc muốn mở rộng quy mô hoạt động quốc tế.

Theo số liệu thống kê từ Statista, năm 2021 doanh số bán lẻ quần áo ở Hàn Quốc đạt khoảng 60,18 nghìn tỷ Won Hàn Quốc (45,74 tỷ USD) tăng mạnh khoảng 16,18% so với năm 2020. Năm 2022, giá trị doanh số bán lẻ quần áo ở Hàn Quốc lên tới khoảng 64,24 nghìn tỷ Won (48,82 tỷ USD) tăng 3,42% so với năm trước. Trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2022, doanh số bán lẻ quần áo tăng đột biến, rất có thể là do nhu cầu về quần áo mặc ở nhà cao hơn khi mọi người ở nhà nhiều hơn, sau đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, theo Cổng thông tin điện tử Bộ Tài Chính cho biết chi phí cho tiêu dùng cá nhân ở Hàn Quốc tăng 4,3% vào năm 2022, cao hơn mức tăng 3,7% của năm 2021, cũng thể hiện rõ những tác động trực tiếp từ việc nới lỏng các biện pháp phòng dịch COVID-19. Điều này cũng cho thấy được nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịch vụ nói chung, hàng may mặc nói riêng của người dân Hàn Quốc ngày càng tăng cao, cũng là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường này.

Hàn Quốc cũng là một quốc gia nhập khẩu hàng may mặc lớn trên thế giới. Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc, 8 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu hàng may mặc của Hàn Quốc đạt 287,5 nghìn tấn, trị giá 7,85 tỷ USD, tăng 15,83% về lượng và tăng 24,65% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

39

Bảng 3.6. Nhập khẩu hàng may mặc của Hàn Quốc từ một số thị trường chủ yếu 8 tháng đầu năm 2022

Thị trường chủ yếu

8 tháng đầu năm 2022 So với 8T/2021 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (Nghìn USD)

Đơn giá (USD/kg)

Về lượng

Về trị giá

Về đơn giá

Tổng 287.587 7.852.602 27,31 15,83 24,65 7,62 Trung Quốc 130.751 2.533.312 19,38 14,23 23,67 8,27 Việt Nam 83.58 2.216.856 26,44 -0,17 12,10 12,29

Italia 1.071 562.280 525 16,65 19,33 2,29

Bangladesh 18.584 378.006 20,34 19,63 40,67 17,59 Indonesia 12.990 368.632 28,38 13,34 24,69 10,01 Myanmar 11.486 264.909 23,06 52,73 60,28 4,95 Cambodia 3.385 128.858 38,07 18,43 18,04 -0,32 Bồ Đào Nha 605 126.665 209,33 9,38 18,22 8.08

Romania 545 108.786 199,72 195,87 56,91 -46,97

Nguồn: Bộ Công Thương Từ bảng có thể thấy tỷ trọng nhập khẩu hàng may mặc của Hàn Quốc từ Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2022 giảm 0,17% về lượng nhưng tăng 12,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Do đó, thị phần hàng may mặc của Việt Nam tại Hàn Quốc bị thu hẹp từ 33,83% về lượng và 31,39% về trị giá trong 8 tháng năm 2021 xuống còn 29,16%

về lượng và 28,23% về trị giá trong 8 tháng đầu năm 2022, dù Việt Nam vẫn là nhà cung cấp hàng may mặc lớn thứ 2 của thị trường Hàn Quốc. Tuy nhiên mặt hàng thuộc lĩnh vực thời trang cao cấp có sự tăng trưởng mạnh, điều đó cũng lí giải lí do lượng hàng may

40

mặc Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc giảm nhưng lại tăng về trị giá như phân tích ở trên.

Thêm vào đó, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 11 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó con số này chiếm tỷ trọng gần 14% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc, giảm nhẹ dưới 1% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam sang Hàn Quốc chỉ chiếm gần 9% tổng xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam ra thế giới, giảm nhẹ 0,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường hàn quốc của công ty cổ phần may xuất khẩu đại đồng (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)