CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ XUẤT KHẨU KHẨU TG VIỆT NAM (TGIMEX
3.2. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Tgimex Vietnam JSC
3.2.2. Hoạt động kinh doanh giao hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển
Tgimex Vietnam JSC là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ xuất nhập nhập, đã và đang không ngừng đẩy mạnh chất lượng dịch vụ, cố gắng phát triển dịch vụ một cách đa dạng đáp ứng nhu cầu khách hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng doanh thu. Đối với giao hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển, là một trong những nhà giao nhận vận tải hàng đầu, Tgimex Vietnam JSC cam kết sẽ mang lại giải pháp vận chuyển bằng đường biển hiệu quả với các khách hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước.
3.2.2.1. Giá trị giao hàng hóa xuất khẩu của Tgimex Vietnam JSC giai đoạn 2020-2022
Bảng 3. 7: Doanh thu giao hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển (tỷ VND)
Dịch vụ Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Dịch vụ vận tải 22,17 56,26 41,89
Giao nhận hàng hóa bằng đường biển
14,06 29,88 24,76
Giao hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển
7,32 17,79 14,71
(Nguồn: Phòng Kế Toán) Từ bảng số liệu trên, ta có thể thấy thế mạnh của công ty nằm ở các dịch vụ giao nhận bằng đường biển bởi doanh thu từ hoạt động này qua các năm chiếm hơn 50%
trong tổng doanh thu từ dịch vụ vận tải. Xét riêng về doanh thu về giao hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển giai đoạn 2020 - 2022 cũng chiếm trên 50% doanh thu về giao nhận hàng hóa bằng đường biển với giá trị lần lượt là 52,06% (2020), 59,54% (2021), 59,41% (2020).
Lý giải cho điều này là do biến động trong 2020-2021 bởi dịch Covid-19 đã khiến người tiêu dùng chuyển sang tiêu thụ hàng hóa nhiều hơn, do đó lượng hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2021 tăng trưởng mạnh. Đến năm 2022, trong bối cảnh bình thường mới, khôi phục kinh tế - xã hội, ngành du lịch được mở cửa trở lại, thói quen và nhu cầu tiêu dùng cũng sẽ thay đổi cân bằng giữa cung và cầu. Đây cũng là yếu tố khiến tăng trưởng hàng hóa container qua cảng chậm.
Bên cạnh đó, do sự cạnh tranh của các công ty đối thủ, bởi ngày càng có nhiều các công ty giao nhận ra đời với nhiều thế mạnh đã tạo sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực này. Một phần khác cũng là do chính sách kinh doanh của công ty đã có sự thay đổi, lượng hàng xuất khẩu đã tăng khiến cho nhu cầu sử dụng dịch vụ và doanh thu về giao hàng xuất khẩu bằng đường biển đã tăng nhẹ.
Hàng hóa xuất khẩu tăng cũng khẳng định rõ vị thế của Việt Nam trong chuỗi lưu thông hàng hóa quốc tế. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu dùng của thị trường thế giới với hàng hóa Việt Nam tăng còn do gián đoạn nguồn cung tại một số quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc trong giai đoạn áp dụng chính sách Zero-Covid.
Một lý do nữa là hiện nay Việt Nam trong năm 2022 đã bước vào giai đoạn bình thường mới nên đã khôi phục các chuyến bay quốc tế cả về hành khách và vận chuyển hàng hóa. Theo đó, hàng hóa trước đây trong năm 2021 chuyển từ hàng không sang đi tàu biển thì năm 2022 một số mặt hàng có giá trị cao tiếp tục xuất khẩu bằng đường hàng không cũng là nguyên nhân lý giải việc giá trị xuất khẩu tăng nhưng hàng qua cảng biển giảm.
3.2.2.2. Thị trường giao hàng hóa xuất khẩu của Tgimex Vietnam JSC
Bảng 3. 8: Tỷ trọng doanh thu thị trường giao hàng hóa xuất khẩu của Tgimex Vietnam JSC
Khu vực Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Châu Á 40,12% 38,26% 41,25%
Châu Mỹ 23,53% 24,55% 26,92%
Châu Âu 21,94% 23,31% 25,11%
Một số khu vực khác 14,41% 13,88% 6,72%
(Nguồn: Phòng Kế Toán) Thị trường giao hàng xuất khẩu chính của Tgimex Vietnam JSC là các quốc gia châu Á, tiếp đến là thị trường châu Mỹ, đứng thứ 3 là thị trường châu Âu và còn một số thị trường khác. Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng tích tham gia các hiệp hội, ký kết các hiệp định kinh tế trong khu vực, châu lục, và toàn thế giới. Cụ thể:
Khu vực Châu Á: là thị trường xuất khẩu chính của công ty với tỷ trọng doanh thu năm 2020 là 40,12%, năm 2021 là 38,26%, năm 2022 là 41,25%. Trong đó, Trung Quốc là thị trường giao hàng hóa xuất khẩu chính của công ty, ngoài ra các thị trường như Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia... đang dần được khai thác, đầu tư, thị trường Đài Loan cũng đang dần ngày càng chiếm vị trí cao. Và phần lớn mặt hàng xuất khẩu mà Tgimex Vietnam JSC vận chuyển sang các thị trường này là mặt hàng nông sản, thủy sản, và dệt may, ngoài ra còn một số mặt hàng khác.
Khu vực Châu Âu: là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của công ty với tỷ trọng doanh thu tăng dần qua các năm 2020 là 23,53%, năm 2021 là 24,55%, năm 2022 là 26,92%. Chủ yếu là các nước thuộc khối EU: Italia, Đức, Hà Lan… Tgimex Vietnam JSC đảm nhận giao hàng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như dệt may, giày dép, linh kiện điện tử và một số mặt hàng nông sản như cà phê, tiêu, điều…
Khu vực Châu Mỹ: Tỷ trọng doanh thu tăng nhẹ từ năm 2020 là 21, 94%, năm 2021 là 23,31%, tiếp tục tăng trong năm 2022 đạt 25,11%. Chủ yếu các thị trường
Mỹ, Canada,… nhóm hàng điện thoại, máy vi tính, máy móc, thiết bị điện tử chiếm tỷ trọng lớn nhất (43,3%); tiếp đó là dệt may, da giày (25%), gỗ và sản phẩm từ gỗ (8%); nông thủy sản (4%).
Nguyên nhân của sự biến động về tỷ trọng doanh thu tại các khu vực: Đầu tiên phải kể đến chính sách Zero-Covid của Trung Quốc là một trong những trở ngại đáng kể với hoạt động thương mại đang đà phục hồi sau dịch bệnh. Tác động rõ nét nhất là với mặt hàng nông sản khi có nhiều lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc bị chặn lại ở cửa khẩu gây hư hỏng, buộc phải tiêu hủy hoặc giải phóng giá rẻ, gây thiệt hại tài chính cho công ty. Khi Zero-covid kết thúc, những bất cập đối với công ty cũng đã được giải quyết. Năm 2022 là năm kinh tế thế giới nói chung và khu vực châu Âu - châu Mỹ nói riêng gặp rất nhiều khó khăn và bất ổn. Tuy nhiên, thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và các thị trường châu Âu - châu Mỹ về cơ bản duy trì mức tăng trưởng khá cao. Bên cạnh đó, việc các nước châu Âu - châu Mỹ duy trì hoặc tăng thêm lệnh trừng phạt với Nga, tiếp tục chiến lược kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc đã dẫn đến việc các nước này sẽ tăng cường tìm kiếm nguồn hàng thay thế trong khi Việt Nam có thể là một lựa chọn.
Từ đó, có thể thấy rằng công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc mở rộng thị trường giao nhận vận chuyển hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển, có sự điều chỉnh cơ cấu phù hợp với tình hình kinh tế thị trường, vươn ra nhiều thị trường mới trên thế giới.
3.2.2.3. Cơ cấu giao hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của công ty
Bảng 3. 9: Cơ cấu mặt hàng giao hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại Tgimex Vietnam JSC
Mặt hàng Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Dệt may 28,44% 25,03% 26,11%
Nông sản 25,19% 28,37% 25,71%
Gỗ và sản phẩm gỗ 17,83% 18,61% 19,36%
Linh kiện điện tử 22,17% 22,42% 20,19%
Mặt hàng khác 6,37% 5,57% 8,63%
(Nguồn: Phòng Kế Toán) Từ bảng số liệu trên ta có thể được cơ cấu về các mặt hàng giao hàng xuất khẩu của Tgimex Vietnam JSC. Nhìn chung, hàng dệt may và hàng nông sản chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng cơ cấu mặt hàng giao hàng xuất khẩu của công ty, đây là mặt hàng thế mạnh của công ty, đồng thời cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, không chỉ góp phần mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước mà còn mang lại doanh thu của các công ty vận tải. Năm 2020, xuất khẩu hàng dệt may chiếm 28,44% tổng sản lượng hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của Tgimex Vietnam JSC, đến năm 2020 chiếm 25,03% và năm 2022, con số này tăng lên 26,11%.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu của Tgimex Vietnam JSC, các ca Covid-19 tăng tại Việt Nam đã khiến Trung Quốc có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ với các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Trung Quốc đặc biệt là hàng nông sản (hàng trái cây, gạo…), do vậy làm ảnh hưởng đến sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển. Các mặt hàng máy móc thiết bị, linh kiện điện tử, các mặt hàng khác cũng chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng cơ cấu mặt hàng giao hàng xuất khẩu, những mặt hàng này cũng góp phần mang lại nguồn thu lớn cho công ty.
Nhìn chung, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu bằng đường biển của Tgimex Vietnam JSC khá ổn định, cân đối, phát huy được lợi thế cạnh tranh, phát triển thương hiệu hàng hóa Việt Nam, là động lực của tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.